[2022] Thi thử TN trường Hàn Thuyên – Bắc Ninh (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 016

1B 2A 3D 4B 5B 6C 7B 8B 9D 10D
11A 12D 13D 14C 15D 16C 17A 18B 19C 20D
21C 22A 23A 24A 25C 26A 27B 28A 29D 30C
31B 32D 33A 34D 35C 36A 37A 38C 39D 40D

(Xem giải) Câu 1: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa các triglixerit với 90 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp muối Y. Hiđro hóa hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,1 mol H2, chỉ thu được muối natri stearat. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

A. 32,0.       B. 26,5.       C. 26,6.       D. 26,7.

(Xem giải) Câu 2: Hỗn hợp E gồm amin X (không no, có 1 liên kết pi, mạch hở ) và anken Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,062 mol E cần dùng vừa đủ 0,433 mol O2 thu được N2, H2O và 0,278 mol CO2. Phần trăm theo khối lượng của X trong E là

A. 56,71%.       B. 51,28%.       C. 26,05%.       D. 69,57%.

(Xem giải) Câu 3: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. CH3NH2.       B. NaOH       C. HCl.       D. H2NCH2COOH.

(Xem giải) Câu 4: Thực hiện phản ứng este hóa giữa glixerol và axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc) thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chất hữu cơ X. Trong phân tử X số nguyên tử hiđro bằng tổng số nguyên tử cacbon và oxi. Thủy phân hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Giá trị của m là

A. 39,6 gam       B. 26,4 gam       C. 21,8 gam       D. 40,2 gam

(Xem giải) Câu 5: Chất béo có thành phần gồm các nguyên tố hoá học là

A. C, H.       B. C, H, O.       C. C, H, O, N.       D. C, H, O, P.

(Xem giải) Câu 6: Số nguyên tử hiđro trong phân tử alanin là

A. 6.       B. 4.       C. 7.       D. 5.

(Xem giải) Câu 7: Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

A. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.

B. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.

C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.

D. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.

(Xem giải) Câu 8: Chất nào sau đây là hiđrocacbon?

A. C2H5NH2.       B. C2H6.       C. C2H5OH.       D. CH3COOH.

(Xem giải) Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 3,50 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH dư, thu được 3,78 gam muối. Số đồng phân thỏa mãn tính chất của X là.

A. 2       B. 1       C. 3       D. 4

(Xem giải) Câu 10: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?

A. H2SO4.       B. AlCl3.       C. FeCl3.       D. Ca(HCO3)2.

(Xem giải) Câu 11: Các este thường có mùi thơm đặc trưng của hương hoa, trái cây như: Isoamyl axetat có mùi chuối chín, benzyl axetat có mùi hoa nhài,… Công thức nào dưới đây là của benzyl axetat?

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử THPT của sở GDĐT Hải Phòng

A. CH3COOCH2C6H5.       B. CH3COOC6H5.

C. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.       D. CH3CH2CH2COOC2H5.

(Xem giải) Câu 12: Đun nóng 3,0 gam axit axetic với 1,84 gam ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được 2,112 gam etyl axetat. Hiệu suất phản ứng este hóa là.

A. 48%       B. 75%       C. 30%       D. 60%

(Xem giải) Câu 13: Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a mol/l với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,1.       B. 2,0.       C. 0,5.       D. 1,0.

(Xem giải) Câu 14: Chất nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường?

A. Valin       B. Glyxin       C. Metyl amin       D. Anilin

(Xem giải) Câu 15: Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt đậm. Công thức phân tử của fructozơ là

A. (C6H10O5)n.       B. C5H10O5.       C. C12H22O11.       D. C6H12O6.

(Xem giải) Câu 16: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ nitron.       B. Tơ capron.        C. Tơ axetat.       D. Tơ tằm.

(Xem giải) Câu 17: Chất béo (CH3[CH2]16COO)3C3H5 có tên là

A. tristearin.       B. tristearic.       C. triolein.       D. tripanmitin.

(Xem giải) Câu 18: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Fructozơ.       B. Saccarozơ.       C. Tinh bột.       D. Glucozơ.

(Xem giải) Câu 19: Trộn một loại phân bón X chứa muối (NH4)2HPO4 với phân bón Y chứa KNO3, thu được phân bón hỗn hợp nitrophotka (các chất còn lại trong X, Y không chứa N, P, K) có độ dinh dưỡng NPK tương ứng là a%, 21,3% và 5,875%. Giá trị của a là

A. 15,7       B. 13,3       C. 10,15       D. 12,2

(Xem giải) Câu 20: Polime X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất màu xanh tím. Polime X là

A. saccarozơ       B. glicogen       C. xenlulozơ       D. tinh bột

(Xem giải) Câu 21: Tỉ lệ số người chết vì bệnh phổi do hút thuốc lá cao gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là

A. axit nicotinic.       B. cafein.       C. nicotin.       D. moocphin.

(Xem giải) Câu 22: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Cho 5 lít dung dịch axit nitric 68% (có khối lượng riêng 1,4 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư thu được m kg xenlulozơ trinitrat, biết hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị gần nhất của m là

A. 6,5.       B. 8,5.       C. 7,5.       D. 9,5.

(Xem giải) Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức cần 10,08 lít khí O2 (đktc). CTPT của amin đó là:

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN trường Đội Cấn - Vĩnh Phúc (Lần 3)

A. CH3NH2.       B. C2H5NH2.       C. C4H9NH2.       D. C3H7NH2.

(Xem giải) Câu 24: Chất nào dưới đây cho phản ứng tráng bạc?

A. HCOOH.       B. C6H5OH.       C. CH3COOH.       D. C2H2.

(Xem giải) Câu 25: Thủy phân 162 gam tinh bột (H = 80%) thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là

A. 128 gam.       B. 180 gam.       C. 144 gam.       D. 150 gam.

(Xem giải) Câu 26: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Gly-Gly.        B. Ala-Gly-Ala.

C. Ala-Ala-Gly.        D. Gly-Gly-Gly-Gly.

(Xem giải) Câu 27: Phenyl axetat (CH3COOC6H5) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được các sản phẩm hữu cơ là

A. CH3COOH và C6H5OH       B. CH3COONa và C6H5ONa

C. CH3COOH và C6H5ONa       D. CH3COONa và C6H5OH

(Xem giải) Câu 28: Hỗn hợp X chứa etylamin, etyl fomat và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 0,875 mol O2, thu được CO2, H2O và x mol N2. Giá trị của x là

A. 0,07.       B. 0,03.       C. 0,06.       D. 0,05.

(Xem giải) Câu 29: Cho 0,2 mol α-amino axit X có dạng H2NRCOOH tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 30,7 gam muối. Phân tử khối của X là

A. 75.         B. 89.         C. 103.         D. 117.

(Xem giải) Câu 30: Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng với 3,36 lít hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2, thu được 16,2 gam hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Al có trong X là

A. 81,6%.       B. 64,0%.       C. 36,0%.       D. 18,4%.

Câu 31: Kết quả thí nghiệm của chất X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Chất Thuốc thử Hiện tượng
X Quỳ tím Quỳ tím chuyển xanh màu xanh
Y Dung dịch NaOH, đun nhẹ, để nguội Dung dịch có sự tách lớp
Z AgNO3/NH3, đun nóng Tạo kết tủa Ag.
T Nước brom Tạo kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Metylamin, metyl amoniclorua, glucozơ, phenol.

B. Amoniac, phenyl amoniclorua, fructozơ, phenol.

C. Anilin, phenyl amoniclorua, glucozơ, phenol.

D. Metyl amin, triolein, fructozơ, anilin.

(Xem giải) Câu 32: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
– Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, khuấy đều.
– Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng, dư, đun nóng.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào ống nghiệm thấy quỳ tím chuyển màu xanh.
(b) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy ống nghiệm.
(c) Ở bước 2 thì anilin tan dần.
(d) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay anilin bằng metylamin thì thu được kết quả tương tự.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN chuyên Vinh - Nghệ An (Lần 1)

A. 1.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 33: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 80 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 96       B. 72       C. 102       D. 54

(Xem giải) Câu 34: Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 5,70.       B. 8,20.       C. 3,40.       D. 4,10.

(Xem giải) Câu 35: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng Cu trong X là

A. 11,2 gam.       B. 3,2 gam.       C. 6,4 gam.       D. 12,8 gam.

(Xem giải) Câu 36: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?

A. C2H5OH → C2H4 + H2O

B. CH3COONa (rắn) + NaOH (rắn) → Na2CO3 + CH4

C. CH3NH3Cl + NaOH  →  NaCl + CH3NH2 + H2O.

D. CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O

(Xem giải) Câu 37: Ở điều kiện thường X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Thuỷ phân X trong môi trường axit hoặc enzim thu được chất Y dùng để tráng gương và tráng ruột phích. X và Y lần lượt là

A. Xenlulozơ và glucozơ.       B. Tinh bột và glucozơ.

C. Tinh bột và saccarozơ.       D. Xenlulozơ và saccarozơ.

(Xem giải) Câu 38: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E + 3NaOH → X + 2Y + Z
(2) 2Y + H2SO4 → Na2SO4 + 2T
(3) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2R
Biết E là este có công thức phân tử C6H8O6, T là axit cacboxylic. Cho các phát biểu sau:
(1) Chất E là este của glixerol với các axit cacboxylic
(2) Dung dịch chất X tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Chất Z tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
(4) Chất R là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(5) Đun nóng chất Z với H2SO4 đặc ở 170°C, thu được anken.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 4       C. 2       D. 3

(Xem giải) Câu 39: Cho các phát biểu sau:
(a) Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan.
(b) Ở điều kiện thường, tristearin là chất lỏng.
(c) Các loại tơ poliamit kém bền trong môi trường axit hoặc bazơ.
(d) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh và xoắn.
(e) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 40: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn đối với môi trường. Hai khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây mưa axit?

A. H2S và N2.       B. CO2 và O2.       C. CO và O2.         D. SO2 và NO2.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!