[2022] Thi thử TN trường Thực hành Cao nguyên (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 117

1D 2A 3B 4A 5C 6C 7B 8A 9A 10C
11A 12D 13C 14C 15D 16A 17A 18B 19C 20D
21B 22A 23A 24B 25B 26C 27B 28D 29C 30B
31B 32D 33C 34A 35D 36D 37A 38B 39B 40C

Câu 1: Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. C2H5COO-CH=CH2.         B. CH2=CH-COO-CH3.

C. CH2=CH-COO-C2H5.       D. CH3COO-CH=CH2.

Câu 2: Đốt cháy sắt trong không khí, thì phản ứng xảy ra là

A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4.       B. 2Fe + O2 → 2FeO.

C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.       D. tạo hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4.

Câu 3: Công thức cấu tạo của etyl metylamin là

A. (CH3)2NC2H5.       B. CH3NHC2H5.       C. C2H5NH2.       D. CH3NH2.

Câu 4: Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là

A. Al.       B. Zn       C. Mg       D. Cu

Câu 5: Thủy phân etyl fomat trong dung dịch NaOH đun nóng thu được muối nào sau đây?

A. C2H3COONa.       B. CH3COONa.       C. HCOONa.       D. C2H5COONa.

Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. metylamin.       B. lysin.       C. alanin.       D. axit glutamic.

Câu 7: Phân tử saccarozơ gồm các gốc:

A. β-glucozơ và β-fructozơ.       B. α-glucozơ và β-fructozơ.

C. β-glucozơ và α-fructozơ.       D. α-glucozơ và α-fructozơ.

Câu 8: Trong công nghiệp, các kim loại như Na, K, Mg, Ca được điều chế bằng phương pháp?

A. Điện phân nóng chảy.       B. Nhiệt luyện.       C. Thủy luyện.       D. Điện phân dung dịch

Câu 9: Tính chất vật lý nào sau đây không phải do các electron tự do gây ra?

A. tính cứng.       B. tính dẻo.       C. tính dẫn điện và dẫn nhiệt.       D. ánh kim.

Câu 10: Axit nào sau đây là axit béo:

A. Axit axetic.       B. Axit glutamic.       C. Axit stearic.       D. Axit adipic.

Câu 11: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?

A. Crom.         B. Đồng.         C. Sắt.         D. Vonfam.

Câu 12: Trong các kim loại sau, kim loại dễ bị oxi hóa nhất là

A. Ca       B. Ag       C. Fe       D. K.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai:

A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt.

B. Nhôm bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội.

C. Nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất.

D. Nhôm được điều chế từ quặng boxit.

(Xem giải) Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(a) Nước cứng là nước chứa nhiều cation Mg2+, Ca2+.
(b) Đun nóng dung dịch NaHCO3 thấy sủi bọt khí CO2.
(c) Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước.
(d) Các kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
Số phát biểu đúng là:

A. 2.       B. 1.       C. 3.       D. 4.

Câu 15: Xà phòng hóa hoàn toàn a mol triolein trong dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được a mol glyxerol và

A. 3a mol axit oleic.       B. a mol natri oleat.

C. a mol axit oleic.       D. 3a mol natri oleat.

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN trường Sầm Sơn - Thanh Hóa

(Xem giải) Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây không tạo thành kim loại sau khi phản ứng kết thúc:

A. Dẫn luồng khí NH3 đến dư qua ống sứ chứa CrO3.

B. Cho lượng dư bột Mg vào dung dịch FeCl3.

C. Nung AgNO3 ở nhiệt độ cao.

D. Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.

Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(a) Các amino axit như glyxin, valin đều chứa một nhóm COOH trong phân tử.
(b) Peptit dễ bị thủy phân trong axit và kiềm.
(c) Thủy phân hoàn toàn peptit thu được các α-aminoaxit.
(d) Protein là một peptit cao phân tử, chứa trên 50 gốc α-aminoaxit.
Số phát biểu đúng là:

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Dùng CO khử oxit MgO để điều chế magie.

B. Dùng CO khử oxit sắt để điều chế sắt.

C. Điện phân nóng chảy Na2CO3 để điều chế natri.

D. Điện phân dung dịch AlCl3 để điều chế nhôm.

(Xem giải) Câu 19: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:

A. (1), (3), (5).       B. (1), (3), (6).       C. (3), (4), (5).       D. (1), (2), (3).

(Xem giải) Câu 20: Có một hỗn hợp gồm: Fe, Ag, Cu. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng không đổi người ta dùng dung dịch.

A. Mg(NO3)2.       B. Cu(NO3)2.       C. AgNO3.       D. Fe(NO3)3.

(Xem giải) Câu 21: Nhận định nào sau đây là sai:

A. Tơ olon được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B. Tơ visco được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

C. Tơ nilon-6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

D. Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(Xem giải) Câu 22. Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch chứa AgNO3 và Fe(NO3)3. Sau phản ứng thu được chất rắn X gồm 2 kim loại và dung dịch Y chỉ chứa một muối. Phát biểu nào đúng?

A. X chứa Cu, Ag; Y chứa Fe(NO3)2.      B. X chứa Cu, Ag; Y chứa Fe(NO3)3.

C. X chứa Ag, Fe; Y chứa AgNO3.      D. X chứa Fe, Cu; Y chứa Fe(NO3)2.

(Xem giải) Câu 23: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A. glucozơ, glixerol, saccarozơ, axit axetic.

B. glucozơ, glixerol, anđehit fomic, natri axetat.

C. glucozơ, glixerol, saccarozơ, ancol etylic.

D. glucozơ, glixerol, saccarozơ, natri axetat.

(Xem giải) Câu 24: Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ, tơ olon, tơ lapsan, poli (vinyl axetat), polietilen, capron, cao su buna-S, tơ nilon-6,6. Số polime được điều từ phản ứng trùng hợp (hoặc đồng trùng hợp) là

A. 7.       B. 6.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 25: Cho 18 gam glucozơ tráng bạc hoàn toàn, khối lượng bạc thu được sau phản ứng là

A. 68,1 gam.       B. 21,6 gam.       C. 10,8 gam.       D. 43,2 gam.

(Xem giải) Câu 26: Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,8.       B. 4,48.       C. 3,36.       D. 3,08.

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN của sở GDĐT Hà Nam (Lần 1)

(Xem giải) Câu 27: Dung dịch (A) chứa a mol Ba(OH)2 và m gam NaOH. Sục từ từ CO2 đến dư vào dung dịch (A) thấy lượng kết tủa biến đổi theo đồ thị dưới đây:

Giá trị của a và m lần lượt là

A. 0,5 và 20,0.       B. 0,4 và 20,0.       C. 0,4 và 40,0.       D. 0,5 và 24,0.

(Xem giải) Câu 28: Glucozơ lên men thành rượu etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng bằng bao nhiêu gam?

A. 40.       B. 24.       C. 50.       D. 48.

(Xem giải) Câu 29: Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hoà tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng các chất trong hợp kim là

A. 13,66% Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr.       B. 4,05% Al; 83,66% Fe và 12,29% Cr.

C. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr.       D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr.

(Xem giải) Câu 30: Cho 20,8 gam hỗn hợp gồm metyl fomat và metyl axetat tác dụng với NaOH thì hết 150 ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng metyl fomat trong hỗn hợp là

A. 3,7 gam.       B. 6 gam.       C. 3 gam.       D. 3,4 gam.

(Xem giải) Câu 31: Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dụng dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Công thức của X là

A. H2N-C3H6-COOH       B. H2N-CH2-COOH

C. H2N-C2H4-COOH       D. H2N-C3H4-COOH

(Xem giải) Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí H2 (đktc). Còn nếu cho 34,8 gam hỗn hợp đó tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3 thì thu được bao nhiêu lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất) ở đktc?

A. 3,36 lít.       B. 4,48 lít.       C. 8,96 lít.       D. 17,92 lít.

(Xem giải) Câu 33: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở số oxi hóa +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể)

A. a = 4b.       B. a = 2b.       C. a = b.       D. a = 0,5b.

(Xem giải) Câu 34: Dung dịch X gồm KHCO3 1M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 1M và HCl 1M. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 200 ml dung dịch X, thu được V lít khí CO2 và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN của sở GDĐT Phú Thọ (Lần 1)

A. 82,4 và 2,24.       B. 59,1 và 1,12.       C. 59,1 và 2,24.       D. 82,4 và 1,12.

(Xem giải) Câu 35: Cho hỗn hợp E gồm 0,15 mol X (C5H9O4N) và 0,1 mol Y (C3H9O3N, là muối của axit vô cơ) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, đun nóng, thu được một ancol hai chức và một amin no (có cùng số nguyên tử cacbon với ancol) và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có một muối của α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là

A. 31,83%       B. 39,10%.       C. 29,99%.       D. 29,07%.

(Xem giải) Câu 36: Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 và HCl bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện I = 5A đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, ở anot thu được 16,8 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO vào dung dịch sau điện phân, thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau thu được dung dịch chứa 170,8 gam muối và 1,68 lít khí N2O (đktc). Thời gian điện phân là

A. 36140 giây.       B. 53075 giây.        C. 48250 giây       D. 49215 giây.

(Xem giải) Câu 37: Cho 3,28 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa a mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được dung dịch Y và 3,72 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn khan. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,026.       B. 0,028.       C. 0,027.       D. 0,029.

(Xem giải) Câu 38: Cho 3,9 gam hỗn hợp Al, Mg tỉ lệ mol 2 : 1 tan hết trong dung dịch chứa KNO3 và HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 2,24 lít hỗn hợp khí B gồm NO và H2. Khí B có tỉ khối so với H2 bằng 8. Giá trị của m gần giá trị nào nhất?

A. 26.       B. 24.       C. 30.       D. 28.

(Xem giải) Câu 39: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 29,55.       B. 17,73.       C. 11,82.       D. 23,64.

(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol: X (no, đơn chức), Y (không no, đơn chức, phân tử có hai liên kết pi) và Z (no, hai chức). Cho 0,2 mol E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,88 gam hỗn hợp ba ancol cùng dãy đồng đẳng và 24,28 gam hỗn hợp T gồm ba muối của ba axit cacboxylic. Đốt cháy toàn bộ T cần vừa đủ 0,175 mol O2, thu được Na2CO3, CO2 và 0,055 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6%       B. 12%.       C. 9%.       D. 5%.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!