[2020] Thi cuối kỳ 1 môn Hóa 12 – Sở GD-ĐT Đà Nẵng (Mã 352)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1D | 2A | 3D | 4B | 5B | 6A | 7B | 8C | 9C | 10C |
11C | 12A | 13A | 14B | 15C | 16C | 17D | 18A | 19C | 20D |
21D | 22B | 23C | 24D | 25A | 26B | 27C | 28A | 29B | 30D |
Câu 1: Cho m gam glucozơ tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là
A. 1,8. B. 7,2. C. 14,4. D. 3,6.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng về amin N,N – đimetylmetanamin?
A. Amin bậc 3. B. Tên gốc chức là đimetylamin.
C. Công thức phân tử C4H11N. D. Amin no, 2 chức.
Câu 3: Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là
A. poli(vinyl clorua). B. polietilen. C. cao su lưu hóa. D. amilopectin.
Câu 4: Cho các chất sau: etilen, isopren, axit α-aminocaproic, toluen. Số chất tham gia phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo polime là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 5: Số đồng phân cấu tạo este mạch hở có công thức phân tử C3H4O2 là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ hóa học gồm tơ tự nhiên và tơ nhân tạo.
B. Tơ nitron thường được dùng để dệt vải may áo ấm.
C. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Cao su thiên nhiên có độ đàn hồi cao hơn cao su buna.
Câu 7: Số nguyên tử oxi trong một phân tử triglixerit là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 2.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Triolein có 3 liên kết π trong phân tử. B. Tripanmitin làm mất màu dung dịch Br2.
C. Nhiệt độ nóng chảy triolein thấp hơn tristearin. D. Thủy phân tripanmitin thu được ancol etylic.
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được chất X. Hiđro hóa X thu được chất Y. Chất Y là
A. fructozơ. B. ancol etylic. C. sobitol. D. glucozơ.
Câu 10: Số liên kết peptit trong phân tử Gly – Gly – Ala – Ala – Val là
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử các nguyên tố có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.
B. Zn bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
C. Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố kim loại.
D. Cu tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 12: Glyxin tác dụng được với dung dịch
A. NaOH. B. Na2SO4. C. NaCl. D. NaNO3.
Câu 13: Amin ở thể lỏng điều kiện thường là
A. anilin. B. trimetylamin. C. etylamin. D. metylamin.
Câu 14: Cacbohiđrat X là chất dinh dưỡng cơ bản của con người và động vật. X còn được dùng để sản xuất hồ dán. X là
A. glucozơ. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. fructozơ.
Câu 15: Phần trăm khối lượng của nitơ trong phân tử xenlulozơ đinitrat là
A. 11,91%. B. 5,96%. C. 11,11%. D. 5,56%.
Câu 16: Xenlulozơ và saccarozơ đều
A. tan nhiều trong nước. B. tham gia phản ứng tráng bạc.
C. tham gia phản ứng thủy phân. D. hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(Xem giải) Câu 17: Trong quá trình điều chế etyl axetat từ ancol etylic và axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc), để hiện tượng quan sát rõ hơn cần
A. thay H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl loãng.
B. dùng rượu uống thay ancol etylic nguyên chất.
C. dùng dung dịch giấm thay axit axetic nguyên chất.
D. thêm dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp sau phản ứng.
Câu 18: Công thức cấu tạo của metyl acrylat là
A. CH2 = CH – COOCH3. B. CH3COOCH = CH2.
C. CH3 – CH2 – COOCH3. D. CH3COOCH2CH3.
Câu 19: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt valin, axit glutamic, lysin là
A. dung dịch HCl. B. Na kim loại. C. quỳ tím. D. dung dịch NaOH.
Câu 20: Hồ tinh bột tác dụng với I2 tạo hợp chất màu
A. hồng. B. xanh thẫm. C. xanh lam. D. xanh tím.
Câu 21: Mắt xích cấu tạo nên phân tử xenlulozơ là
A. β – fructozơ. B. α – fructozơ. C. α – glucozơ. D. β – glucozơ.
Câu 22: Polime nào sau đây được dùng làm tơ sợi?
A. Poli(metyl metacrylat). B. Poliacrilonitrin.
C. Poli(vinyl clorua). D. Polibutađien.
(Xem giải) Câu 23: Chất béo X chứa triglixerit và axit béo tự do. Để tác dụng hết với 9,852 gam X cần 15 ml dung dịch NaOH 1M (t°) thu được dung dịch chứa m gam xà phòng và 0,368 gam glixerol. Giá trị của m là
A. 10,138. B. 10,084. C. 10,030. D. 10,398.
(Xem giải) Câu 24: Amino axit X tác dụng với amin Y thu được chất Z có công thức phân tử là C4H12O2N2. Số cặp chất X và Y thỏa mãn điều kiện trên là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 25: Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
X + 2NaOH → Y + C2H6O + C2H4O
Y + H2SO4 → Na2SO4 + Z
nZ + nT → poli(etilen terephtalat) + 2nH2O
Phân tử khối của X là
A. 220. B. 206. C. 200. D. 182.
(Xem giải) Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol peptit Ala–Val–Gly–Gly thu được N2, H2O và x mol CO2. Giá trị x là
A. 1,3. B. 1,2. C. 1,1. D. 1.
(Xem giải) Câu 27: Thủy phân hoàn toàn hai peptit mạch hở X (C11H19O6N5) và Y (C10H19O4N3) trong dung dịch NaOH thu được 2,78 gam muối của valin, 3,33 gam muối của alanin và m gam muối của glyxin. Giá trị của m là
A. 8,73. B. 13,58. C. 5,82. D. 10,67.
(Xem giải) Câu 28: Cho 4,34 gam metylamin tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp KHSO4 0,3M, NaHSO4 0,4M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 22,10. B. 19,58. C. 18,02. D. 15,50.
(Xem giải) Câu 29: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (không chứa nhóm chức nào khác). Cho 0,08 mol X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,16 mol Ag. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 0,08 mol X bằng dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa 9,34 gam hỗn hợp 2 muối và 1,6 gam CH3OH. Phần trăm khối lượng este có phân tử khối lớn hơn trong X là
A. 76,92%. B. 57,62%. C. 51,84%. D. 74,94%.
(Xem giải) Câu 30: Cho 4,8 gam Mg tan hết trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch chứa 30 gam muối và V lít khí N2 (đktc) duy nhất. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,4032. C. 0,896. D. 0,8064.
Bình luận