[2024 – 2025] Thi học sinh giỏi lớp 12 cụm Hải Dương (Lần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Bảng đáp án phần trắc nghiệm:

Đáp án phần 1:

1C 2A 3B 4B 5B 6D 7D 8D
9D 10A 11C 12C 13C 14D 15D 16B
17A 18C 19B 20B 21C 22D 23C 24C

Đáp án phần 2:

Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30
(a) S S Đ S Đ Đ
(b) S S Đ S S Đ
(c) Đ S Đ S Đ Đ
(d) Đ Đ Đ Đ S S

Đáp án phần 3:

Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38
12 4 3 1800 117 224 4 3

⇒ Đề thi và giải chi tiết:

Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (6,0 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

(Xem giải) Câu 1: Bộ dụng cụ chiết dùng để tách hai chất lỏng X, Y được mô tả như hình vẽ

X, Y có thể là những chất nào?

A. Tinh dầu chàm và ethanol.        B. Ethanol và nước cất.

C. Tinh dầu chàm và nước cất.        D. Nước đường và nước cất.

(Xem giải) Câu 2 : Cho các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ở điều kiện thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học do có độ âm điện lớn.

B. Trong tự nhiên phản ứng hóa hợp giữa nitrogen và oxygen thường xảy ra trong những cơn mưa dông kèm sấm sét.

C. Phân tử NH3 có 3 liên kết cộng hóa trị có cực, trên nguyên tử N có một cặp electron chưa tham gia liên kết, có dạng hình học là chóp (tháp) tam giác.

D. Hợp chất NOx là một trong các nguyên nhân gây mưa acid, sương mù quang hóa, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozone và hiện tượng phú dưỡng, làm ô nhiễm môi trường.

(Xem giải) Câu 3: Catechin là một chất kháng oxi hoá mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè tươi, catechin chiếm khoảng 25 – 35% tổng trọng lượng khô. Công thức cấu tạo của catechin cho như hình bên.

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Công thức phân tử của catechin là C15H14O6.

B. Phân tử catechin có 5 nhóm OH phenol.

C. Catechin phản ứng được với dung dịch NaOH.

D. Catechin thuộc loại hợp chất thơm.

(Xem giải) Câu 4: Thủy phân hoàn toàn ester X (chỉ chứa nhóm chức ester) trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm: CH3COONa, NaOC6H4CH2OH và H2O. Công thức phân tử của X là

A. C9H10O3.       B. C11H12O4.       C. C10H12O4.         D. C11H12O3.

(Xem giải) Câu 5: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Khi thuỷ phân chất X thu được chất Y và Z. Trong mẫu người trưởng thành, khoẻ mạnh vào lúc đói có một lượng nhỏ chất Y với nồng độ khoảng 4,4 – 7,2 mmol/L. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. glucose và fructose.        B. saccharose và glucose.

C. glucose và saccharose.       D. saccharose và sobitol.

(Xem giải) Câu 6: Cho biểu đồ về nhiệt độ sôi của 1 số alkane mạch không phân nhánh sau:

Hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng?

A. Có 4 alkane tồn tại thể khí ở điều kiện thường: methane, ethane, propane, butane

B. Nhiệt độ sôi tăng dần theo M

C. Pentane, hexane tồn tại thể lỏng ở điều kiện thường

D. Methane dễ hóa lỏng nhất trong số các alkane ở thể khí điều kiện thường

(Xem giải) Câu 7: Có 5 dung dịch dựng trong 5 lọ riêng biệt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 chất tan có nồng độ 0,1M, gồm: (NH4)2SO4, K2SO4, Ba(OH)2, Na2CO3, HCl. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch trên cho kết quả như sau:
– Dung dịch ở lọ (2) tác dụng với dung dịch ở lọ (3) có kết tủa và khí thoát ra.
– Dung dịch ở lọ (2) tác dụng với dung dịch ở lọ (1) hoặc dung dịch ở lọ (4) đều có kết tủa.
– Dung dịch ở lọ (4) tác dụng với dung dịch ở lọ (5) có khí thoát ra.
Cho các phát biểu sau:
(a) Độ pH của dung dịch ở lọ (4) lớn hơn độ pH của dung dịch ở lọ (1).
(b) Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch ở lọ (2), phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
(c) Chất tan trong lọ (5) có trong dịch vị của dạ dày của con người.
(d) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch ở lọ (3), thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
Số phát biểu đúng là:

A. 4.       B. 2.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 8: Khi cháy, lưu huỳnh cũng như hợp chất của lưu huỳnh tạo khí SO2. Khí SO2 làm mất tím dung dịch thuốc tím. Hàm lượng lưu huỳnh cho phép trong xăng là dưới 0,30%. Để kiểm tra hàm lượng lưu huynh trong một loại xăng, người ta đốt cháy hoàn toàn 10,0 gam xăng này, tạo sản phẩm cháy coi như chỉ gồm CO2, SO2 và H2O. Thấy lượng sản phẩm cháy này làm mất màu vừa đủ dung dịch có hòa tan 3,5.10-4 mol KMnO4. Hàm lượng lưu huỳnh có trong mẫu xăng trên là:

A. 0,27%       B. 0,25%.       C. 0,35%.        D. 0,28%.

(Xem giải) Câu 9: Trong sơ đồ thực nghiệm theo hình vẽ sau đây:

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất khi sau khi đi qua bông tẩm NaOH đặc có thể làm mất màu dung dịch bromine hoặc KMnO4.

B. Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ CO2, SO2 có thể sinh ra trong quá trình thí nghiệm.

C. Đá bọt được thêm vào với mục đích làm cho dung dịch sôi đều.

D. Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là 2C2H5OH → (C2H5)2O + H2O.

(Xem giải) Câu 10: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất X như sau:

Chọn phát biểu đúng?

A. Peak A là tín hiệu của nhóm OH.

B. Peak A và peak D cho thấy X là một carboxylic acid.

C. Peak B và peak D cho thấy X là một aldehyde.

D. Peak C là tín hiệu của nhóm chức C=O.

(Xem giải) Câu 11. Ba hydrocarbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được khối lượng kết tủa là

A. 20 gam.       B. 40 gam.       C. 30 gam.       D. 10 gam.

(Xem giải) Câu 12: Bình “ga” sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 10,92 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propane và butane với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ khi đốt hết khi “gas” trong một bình gas của hộ gia đình Y tương ứng với bao nhiều số điện? (Biết hiệu suất sử dụng nhiệt là 60% và 1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ)

A. 60 số.        B. 70 số.        C. 90 số.       D. 110 số.

Bạn đã xem chưa:  [2020 - 2021] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Tĩnh

(Xem giải) Câu 13: Cho các phát biểu sau :
(1) Số đồng phân hydrocarbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là 3.
(2) Để phân biệt but-1-yne và but-2-yne người ta dùng dung dịch AgNO3/NH3.
(3) Phân tử vinyl acetylene có 7 liên kết sigma (σ) và 3 liên kết pi (π)
(4) Có 4 alkene ứng với công thức phân tử C4H8.
(5) Acetylene được dùng trong đèn xì oxygen – aceytylene để hàn cắt kim loại.
(6) Để ủ hoa quả nhanh chín và an toàn hơn, có thể thay thế C2H2 bằng C2H4.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 6.       C. 5.       D. 4

(Xem giải) Câu 14. Một loại phân bón superphosphate kép có chứa 66,92% muối Ca(H2PO4)2, còn lại là tạp chất không chứa phosphorus. Độ dinh dưỡng của loại phân này là:

A. 48,52%       B. 42,25%       C. 45,75%       D. 40,61%

(Xem giải) Câu 15: Cho 1 mol triglyceride X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được 1 mol glycerol, 2 mol sodium panmitate và 1 mol sodium oleate. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử X có 3 liên kết π.

B. Có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.

C. Công thức phân tử của X là C55H102O6.

D. 1 mol X làm mất màu tối đa 1 mol Br2 trong dung dịch.

(Xem giải) Câu 16: Hiện nay, công nghệ sản xuất giấm bằng phương pháp lên men từ các loại tinh bột đang được sử dụng rộng rãi theo sơ đồ sản xuất như sau: Tinh bột → glucose → ethanol →  acetic acid (thành phần chính của giấm). Từ 16,875 tấn bột sắn chứa 90% tinh bột sản xuất được 200 tấn dung dịch acetic acid có nồng độ a%. Biết hiệu suất chung của cả quá trình sản xuất là 80%. Giá trị của a là

A. 5,0       B. 4,5       C. 2,25.       D. 5,6

(Xem giải) Câu 17: Thực hiện thí nghiệm chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol – nước
Chuẩn bị: Rượu (được nấu thủ công); bình cầu có nhánh 250 mL, nhiệt kế, ống sinh hàn nước, ống nối, ống đong 50 mL, bình tam giác 100 mL, đá bọt, nguồn nhiệt (bếp điện, đèn cồn).
Tiến hành:
– Cho 60 mL rượu được nấu thủ công vào bình cầu có nhánh (chú ý chất lỏng trong bình không vượt quá 2/3 thể tích bình), thêm vài viên đá bọt.
– Lắp dụng cụ như hình dưới.

– Đun nóng từ từ đến khi hỗn hợp sôi, quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế thấy tăng dần, khi nhiệt độ trên nhiệt kế ổn định, đó chính là nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại thì tắt nguồn nhiệt, ngừng chưng cất.
Cho các phát biểu sau :
(1) Nhiệt độ sôi của ethanol thấp hơn nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước.
(2) Độ cồn của sản phẩm sẽ lớn hơn so với rượu ban đầu. Do sản phẩm thu được tinh khiết hơn lẫn ít nước hơn rượu ban đầu.
(3) Nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
(4) Nhiệt kế dùng để biết được sự thay đổi nhiệt độ của hơi, ống sinh hàn dùng để làm lạnh và ngưng tụ các chất dạng hơi.
(5) Bình hứng thu được nước nguyên chất.
(6) Đá bọt có vai trò điều hòa quá trình sôi, tránh hiện tượng quá sôi.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 2.        C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(a) Acetone, methanal đều phản ứng I2 trong môi trường kiềm tạo ra kết tủa màu vàng.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế bromine dễ hơn benzene.
(c) Aldehyde bị khử bởi NaBH4, LiAlH4,… ([H]) tạo thành alcohol bậc I.
(d) Dung dịch acetic acid tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
Số phát biểu đúng là

A. 5       B. 4       C. 3       D. 2

(Xem giải) Câu 19: X là một loại phân bón hoá học. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra. Nếu cho X vào dung dịch BaCl2, thấy có kết tủa trắng tan trong acid mạnh. X là

A. (NH4)2SO4.        B. (NH2)2CO.       C. NH4NO3.       D. NaNO3.

(Xem giải) Câu 20: Cho 4 hợp chất hữu cơ M, N, P, Q có công thức phân tử lần lượt là C3H6O, C3H6O2, C3H4O, C3H4O2 và một số tính chất:
– M, P bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens.
– N, Q phản ứng được với dung dịch NaOH.
– Q + H2 (Ni, t°) → N
– P + O2 (xt, t°) → Q
Các chất M, P, N và Q lần lượt là:

A. C2H5CHO; CH2=CHCHO; CH2=CHCOOH; C2H5COOH.

B. C2H5CHO; CH2=CHCHO; C2H5COOH; CH2=CHCOOH.

C. CH2=CHCOOH; C2H5COOH; C2H5CHO; CH2=CHCHO.

B. CH2=CHCHO; C2H5CHO; C2H5COOH; CH2=CHCOOH.

(Xem giải) Câu 21: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: ethanol, glycerol, acetaldehyde, acetic acid và các tính chất sau:

X Y Z T
dd Na2CO3 Không hiện tượng Không hiện tượng Có khí không màu Không hiện tượng
Cu(OH)2, lắc nhẹ, nhiệt độ thường Kết tủa tan, tạo dung dịch xanh lam Kết tủa không tan Kết tủa tan, tạo dung dịch màu xanh Kết tủa không tan
dd Br2/H2O Không hiện tượng Không hiện tượng Không hiện tượng Mất màu

Hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng?

A. X là alcohol no đa chức, mạch hở có nhiều nhóm OH liền kề.

B. Quá trình lên men nhờ vi khuẩn acetobacter (men giấm) chuyển hóa ethanol thành chất Z bởi oxygen không khí.

C. Y là acetaldehyde.

D. T có tên thay thế là ethanal.

(Xem giải) Câu 22. Để bảo đảm năng suất lúa vụ hè thu tại Đồng bằng sông Cửu Long, với mỗi hecta đất trồng lúa, người nông dân cần cung cấp 70 kilogram N; 60 kilogram P2O5 và 110 kilogram K2O. Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (20 – 20 – 15) trộn với phân kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và urea (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng (kg) phân bón mà người nông dân phải sử dụng cho 1 hecta (1 hecta = 10.000 m²) đất có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

 A. 300 kg       B. 110 kg       C. 400 kg       D. 430 kg

(Xem giải) Câu 23. Methyl cinnamate (ester của cinnamic acid) là chất rắn có mùi thơm nồng. Nó được tìm thấy trong nhiều loại thực vật như dâu tây, húng quế, bạch đàn trắng,…

Cho các phát biểu sau:
(1) Methyl cinnamate là ester đơn chức.
(2) Methyl cinnamate có thể cộng hợp với Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1 : 4.
(3) Trong phân tử methyl cinnamate, phần trăm theo khối lượng của carbon là 74,1%.
(4). Thuỷ phân hoàn toàn methyl cinnamate trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được methanol và sodium cinnamate.
Số phát biểu đúng là:

A. 1.       B. 2.       C. 3.        D. 4.

(Xem giải) Câu 24. Thí nghiệm: Phản ứng của glucose với Cu(OH)2 khi đun nóng
Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm.
Bước 2: Sau đó, thêm khoảng 0,5 mnL dung dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ.
Bước 3: Cho tiếp khoảng 3 mL dung dịch glucose 2% vào ống nghiệm và lắc đều. Đun nóng ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn trong vài phút.
Số nguyên tử oxygen có trong sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là?

Bạn đã xem chưa:  [2017 - 2018] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Quảng Nam

A. 12.       B. 6.       C. 7.        D. 11.

Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai (6,0 điểm) (Thí sinh trả lời từ câu 25 đến câu 30. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai)

(Xem giải) Câu 25. Cho sơ đồ phản ứng (X, Y, Z, T là các chất hữu cơ khác nhau):

a) Có thể phân biệt X và Y bằng thuốc thử Tollens.
b) Chất X tác dụng với nước bromine tạo ra Z.
c) X, Y, Z, T đều có nhiều nhóm hydroxyl trong phân tử.
d) Từ T có thể chuyển hóa thành Z bằng một phản ứng.

(Xem giải) Câu 26. Cho cân bằng hoá học sau: N2(g) + 3H2(g) ⇋ 2NH3(g)  = −92kJ
Cho 3,0 mol khí hydrogen và 1,0 mol khí nitrogen vào một bình kín dung tích 10 lít, có bột iron xúc tác, giữ bình ở 450°C. Ở trạng thái cân bằng có 20% chất đầu chuyền hoá thành sản phẩm. Cho các phát biểu sau:
a) Số mol NH3 ở trạng thái cân bằng là 0,2 mol.
b) Hằng số cân bằng của phản ứng ở nhiệt độ trên là 2,89.
c) Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ khối của hỗn hợp so với H2 tăng.
d) Khi tăng áp suất, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.

(Xem giải) Câu 27. Các chất hữu cơ X, Y, Z đều có công thức dạng CnH2nOn (MX < MY < MZ < 100). Biết:
– Chất X tan tốt trong nước và có phản ứng với thuốc thử Tollens.
– Chất Y phản ứng được với Na và có phản ứng với thuốc thử Tollens.
– Chất Z phản ứng được với Na, dung dịch NaOH (đun nóng, sản phẩm tạo thành chỉ gồm các hợp chất hữu cơ) nhưng không tác dụng với NaHCO3.
Cho các phát biểu sau về các chất X, Y, Z.
a) Chất X có trong dung dịch formon để ngâm xác động thực vật.
b) Các chất Y, Z đều thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
c) Chất Z có hai công thức cấu tạo thỏa mãn.
d) Từ Y qua 2 giai đoạn có thể điều chế được Z (các điều kiện, hóa chất có đủ).

(Xem giải) Câu 28. Aspirin là một hợp chất được sử dụng làm giảm đau, hạ sốt, có công thức:

Khi aspirin bị thủy phân trong cơ thể sẽ tạo thành acid salicylic. Salicylic acid ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin (chất gây đau, sốt và viêm khi nồng độ trong máu cao hơn mức bình thường).
a) Trong một phân tử aspirin có chứa 6 liên kết pi.
b) Công thức cấu tạo thu gọn của salicylic acid là C6H4(COOH)2.
c) Thủy phân aspirin trong môi trường base sẽ thu được muối và alcohol.
d) Đề sản xuất 2 triệu viên thuốc aspirin cần tối thiểu 165,6 kg salicylic acid. Biết rằng mỗi viên thuốc có chửa 81 mg aspirin và hiệu suất phản ứng đạt 75%

(Xem giải) Câu 29. Myrcene là một hydrocarbon có trong hoa bia, nó làm cho bia có hương vị và mùi thơm đặc trưng. Công thức của myrcene được cho dưới đây

a) Phần trăm khối lượng của Hydrogen trong myrcene bằng 11,76%;
b) 16,32 gam myrcene phản ứng được với tối đa 38,4 gam Br2 trong CCl4;
c) Đốt cháy hoàn toàn 13,6 gam myrcene rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch giảm 41,6 gam
d) Myrcene có đồng phân hình học cis-trans

(Xem giải) Câu 30. Triglyceride đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất. Cho triglyceride X có công thức cấu tạo như hình sau:

a) Công thức phân tử của X là C55H98O6.
b) Acid béo có gốc kí hiệu (2) thuộc loại acid béo omega-9.
c) Các gốc của acid béo không no trong phân tử X đều có cấu hình cis-.
d) Hydrogen hoá hoàn toàn 427 kg X bằng hydrogen (dư) ở nhiệt độ cao và áp suất cao, Ni xúc tác được 432 kg chất béo rắn.

Phần III: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn (2,0 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

(Xem giải) Câu 31. Acid X (chỉ chứa C, H, O trong phân tử) là một hợp chất hóa học giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Hợp chất này có chức năng bảo vệ trạng thái cân bằng của vi sinh vật trong đường ruột và ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, chống dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch, kéo dài tuổi thọ. Người ta xác định được phân tử khối của X là 90 bằng phương pháp phổ khối lượng MS. Và bằng các phương pháp phổ hiện đại khác như phổ hồng ngoại IR và phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR xác định được trong phân tử của X chứa nhóm chức hydroxyl và nhóm chức carboxyl cùng liên kết với một nguyên tử carbon. Tổng số liên kết pi và xichma có trong 1 phân tử X là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 32. Tổng số đồng phân cấu tạo mạch hở bền có công thức phân tử C3H6O là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 33. Một oleum có công thức H2SO4.nSO3. Hòa tan 7,605 gam oleum vào nước thành 1,0 L dung dịch X. Sau đó lấy 10 mL dung dịch X cho vào bình tam giác, thêm vài giọt dung dịch phenolphathalein. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 0,10 M chứa trên burette vào bình tam giác đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt bền trong 10 giây, đọc thể tích NaOH đã dùng trên burette. Lặp lại thí nghiệm 3 lần, các giá trị thể tích NaOH đọc được lần lượt là 17,9 mL; 18,0 mL; 18,10 mL. Giá trị của n là ? (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 34. Diethyl phthalate là chất lỏng không màu, có vị đắng và mùi khó chịu được dùng để điều trị ghẻ ngứa; điều trị và dự phòng ngứa do côn trùng đốt, vắt và đỉa cắn. Thuốc mỡ bôi da D.E.P được điều chế ở dạng thuốc mỡ bôi da, mỗi lọ 10 gam chứa 9,5 gam diethylphthalate. Từ naphthalen điều chế diethylphthalate qua 2 bước sau:

Biết hiệu suất các phản ứng (1) và (2) lần lượt là 75% và 60%. Tính số lọ thuốc mỡ bôi da D.E.P thu được từ 21,91 kg naphthalen. (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 35. Ethanol có thể được sản xuất từ cellulose hoặc tinh bột. Loại ethanol này được dùng để sản xuất xăng E5 (xăng chứa 5% ethanol về thể tích). Từ m kg mùn cưa (chứa 50% cellulose, phần còn lại là chất trơ) có thể dùng để pha chế 498,33 lít xăng E5. Biết hiệu suất quá trình sản xuất ethanol từ cellulose là 60% và ethanol có khối lượng riêng là 0,8 g.mL-1. Tính m kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 36. Thành phần chính của quặng apatit là 3Ca3(PO4)2.CaF2 (hay được viết dạng thu gọn là Ca5(PO4)3F) được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: 3Ca3(PO4)2.CaF2 + 10H2SO4 + 5H2O → 6H3PO4 + 10CaSO4.0,5H2O↓ + 2HF↑
Giai đoạn 2: 3Ca3(PO4)2.CaF2 + 14H3PO4 → 10Ca(H2PO4)2 + 2HF↑
Phân lân thu được sau hai giai đoạn trên chứa Ca(H2PO4)2 và các chất khác không chứa photpho. Hàm lượng P2O5 có trong phân lân đó là 56,8%. Tính khối lượng (tấn) quặng apatite (chứa 90% Cas(PO4)3F và 10% tạp chất không chứa phosphorus) để điều chế được 150,17 tấn phân lân đó, biết hiệu suất của cả quá trình là 75%. (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

Bạn đã xem chưa:  [2002 - 2003] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

(Xem giải) Câu 37. Cho các chất sau: glucose, saccharose, fructose, tinh bột, maltose, cellulose. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường acid là?

(Xem giải) Câu 38. Đun ethanol với chất xúc tác là H2SO4 đặc, ở nhiệt độ 170°C để điều chế khí X. Từ chất X ta thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

X (+ dd KMnO4) → Y (+ CuO, t°) → Z (+ Br2 + H2O) → T (+ C2H5OH/H2SO4 đặc, t°) → L (+ C2H5OH/H2SO4 đặc, t°) → M

Biết: X, Y, Z, T, L, M là các chất hữu cơ, mạch hở khác nhau. Cho các phát biểu sau:
(1) X dùng điều chế nhựa PE, giấm hoa quả mau chín.
(2) Y và ethanol là các chất đồng đẳng.
(3) 1 mol Z, thực hiện phản ứng tráng gương hoàn toàn, thu được 4 mol Ag.
(4) T tên là ethanoic acid.
(5) L phản ứng được với các chất: quỳ tím, NaOH, CaCO3, Cu.
(6) Trong phân tử M, oxygen chiếm 43,84% về khối lượng.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Phần IV: Câu hỏi tự luận (6,0 điểm)

Câu 39.

(Xem giải) 1. Methyl đỏ là một chất chỉ thị acid-base, có màu sắc thay đổi phụ thuộc vào pH của dung dịch (pH < 4,4: đỏ; 4,4 ≤ pH < 6,2: da cam; pH > 6,2: vàng). Hỏi khi cho methyl đỏ vào dung dịch CH3COOH 0,2M thì màu sắc thay đổi như thế nào? Biết Ka của CH3COOH là 10^-4,76.

(Xem giải) 2. Cho X là một muối Aluminum (nhôm) khan, Y là một muối vô cơ khan. Hòa tan là a gam hỗn hợp cùng số mol hai muối X và Y vào nước được dung dịch A. Thành từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch A cho tới dư được dung dịch B, khí C và kết tủa D. Acid hóa dung dịch B bằng HNO3 rồi thêm AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa màu trắng bị đen dần khi để ngoài ánh sáng. Khi thêm Ba(OH)2 vào A, lượng kết tủa D đạt giá trị lớn nhất (kết tủa E), sau đó đạt giá trị nhỏ nhất (kết tủa F). Nung các kết tủa E, F tới khối lượng không đổi thu được 6,248 gam và 5,126 gam các chất rắn tương ứng. F không tan trong acid mạnh.
a) Viết các phương trình phản ứng
b) Tính a và thể tích khi C (đkc) ứng với giá trị D lớn nhất.

Câu 40.

(Xem giải) 1. Hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau:

(Xem giải) 2. PMMA (poly(methyl methacrylate)) là một nhựa nhiệt dẻo trong suốt thường được sử dụng ở dạng tấm, miếng như một vật liệu nhẹ, khó bể vỡ và có thể được dùng để thay thế cho kính và thủy tinh. PMMA được điều chế theo 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Methyl alcohol tác dụng với methacrylic acid tạo thành methyl methacrylate.
– Giai đoạn 2: Trùng hợp methyl methacrylate tạo thành PMMA.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra trong quá trình điều PMMA từ methyl alohol và methacrylic acid.
b) Để sản xuất m tấm kính có chiều dài 20 cm, chiều rộng 15 cm và độ dày 2 cm (khối lượng riêng của tấm kính là d = 1,2 gam/cm³) người ta cần tối thiểu 348,3 kg methacrylic acid. Biết trong mỗi tấm kính khối lượng PMMA chiếm 90% và hiệu suất phản ứng của toàn bộ quá trình tính theo methacrylic acid là 80%. Tính giá trị của m?

(Xem giải) Câu 41.
Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên gồm nhiều loại hydrocarbon và một số thành phần khác, thường có màu từ nâu đến đen tùy thuộc vào thành phần của nó. Dầu mỏ không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành từng vùng lớn, ở sâu trong lòng đất tạo thành các mỏ dầu. Mỏ dầu thường có 3 lớp: trên cùng là lớp khí, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, thành phần chính của khí mỏ dầu là methane (chiếm khoảng 75%); ở giữa là lớp dầu lỏng có hòa tan khí, là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hydrocarbon và những lượng nhỏ các chất khác; dưới đây mỏ dầu là một lớp nước mặn.
Muốn khai thác dầu mỏ, người ta khoan những lỗ khoan xuống đến lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu). Ban đầu, dầu sẽ tự phun lên, sau đó, người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô. Dầu thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường để tách thành các phân đoạn dầu ứng với các đoạn nhiệt độ sôi khác nhau. (Chưng cất là một phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp lỏng bằng cách nâng nhiệt độ để chuyển các chất thành hơi, dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp sẽ thu được hơi của các chất ở các khoảng nhiệt độ sôi khác nhau. Với các hydrocarbon thông thường khối lượng phân tử tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng). Các phân đoạn dầu thu được khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường gồm: phân đoạn khí và xăng gồm các hydrocarbon có từ 1 – 10 C trong phân tử; phân đoạn dầu hoả gồm các hydrocarbon có từ 10 – 16 C trong phân tử; phân đoạn điezen gồm các hydrocarbon có từ 16 – 21 C trong phân tử; phân đoạn dầu nhờn gồm các hydrocarbon có từ 21 – 30 C trong phân tử; cặn mazut gồm các hydrocarbon có từ 31 C trở lên trong phân tử. Các phân đoạn dầu thu được đó sẽ đưa đi sử dụng hoặc chế biến tiếp.
a) Thành phần trong các lớp thường gặp của mỏ dầu?
b) Phương pháp khai thác dầu mỏ? Khi xảy ra sự cố tràn dầu trên sông hay trên biển thì thường gây ra ảnh hưởng trên một diện tích rộng do dầu lan ra. Tính chất nào của dầu dẫn đến vấn đề đó?
c) Vì sao để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính của bầu khí quyển trên Trái Đất, chúng ta nên hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như than đá (thành phần chủ yếu là carbon), xăng dầu (thành phần chủ yếu là các hydrocarbon),… và trồng thêm nhiều cây xanh?
d) Có 2 loại gas với các thông tin như sau:
– Loại gas A chứa 85,00% hỗn hợp propane và butane (trong đó tỉ lệ mol của propane và butane là 1 : 1). Đơn giá của loại gas này là 25000/kg gas lỏng.
– Loại gas B có chứa 3,33% tạp chất, còn lại là butane. Đơn giá loại gas này là 125000/kg gas lỏng.
Biết rằng cứ đốt cháy 1 mol butane thì sinh ra 5014,02 kJ nhiệt, còn đốt cháy 1 mol propane thì sinh ra 2219,00 kJ nhiệt, bỏ qua sự sinh nhiệt hoặc tiêu hao nhiệt với các tạp chất. Để sử dụng cùng 1 lượng nhiệt như nhau thì dùng loại gas A hay B sẽ kinh tế hơn? Vì sao?

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!