[2024] Thi thử TN chuyên Thái Bình (Lần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 056

41A 42B 43A 44B 45D 46A 47A 48B 49D 50C
51A 52B 53D 54C 55B 56C 57B 58A 59D 60C
61D 62C 63D 64B 65D 66C 67A 68B 69C 70D
71D 72D 73A 74B 75D 76A 77C 78B 79A 80C

Câu 41: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất?

A. Os.         B. Fe.         C. Ag.          D. Li.

Câu 42: Những tính chất vật lí chung của kim loại gây nên chủ yếu bởi

A. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.         B. các electron tự do trong tinh thể kim loại.

C. khối lượng riêng của kim loại.         D. các electron độc thân trong tinh thể kim loại

(Xem giải) Câu 43: Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sinh hoạt, độ cứng tối đa cho phép (quy về CaCO3) là 300 mg/l. Theo quy chuẩn này, tổng nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ gây nên tính cứng trong nước sinh hoạt không được vượt quá

A. 3,0.10^-3 M.         B. 3,3.10^-3 M.         C. 3,6.10^-3 M.         D. 7,5.10^-3 M.

Câu 44: Canxi sunfat là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước gọi là thạch cao sống. Công thức của canxi sunfat là

A. Ca(OH)2.         B. CaSO4.         C. CaO.         D. CaCO3.

Câu 45: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch KOH loãng?

A. Cu(OH)2.         B. Mg(OH)2         C. Fe(OH)2.         D. Al(OH)3.

Câu 46: Dung dịch nào sau đây có pH < 7

A. HCl.         B. KOH.         C. K2SO4.         D. NaCl.

(Xem giải) Câu 47: Người ta tiến hành điều chế khí H2 bằng cách cho một miếng nhôm và một miếng kẽm có thể tích bằng nhau lần lượt vào cốc (1) và (2) đều đựng dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, số mol khí H2 thu được ở cốc (1) bằng k lần cốc (2). Cho khối lượng riêng của nhôm và kẽm tương ứng là 2,70 g/cm³ và 7,14 g/cm³. Giá trị của k gần nhất với

A. 1,37.         B. 2,64.         C. 0,38.         D. 0,91.

(Xem giải) Câu 48: Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl 0,9% (D = 1,0046 g/ml), được sử dụng để rửa vết thương, nhỏ mắt, rửa mũi, súc họng,… Để pha được 500 ml nước muối sinh lý thì khối lượng NaCl cần dùng là

A. 4,50 gam.         B. 4,52 gam.         C. 4,48 gam.         D. 5,52 gam.

Câu 49: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. H2S.         B. H3PO4.         C. CH3COOH.         D. NaCl.

(Xem giải) Câu 50: Hòa tan hết 2,535 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư thu được 100 ml dung dịch X. Trung hòa 10 ml dung dịch X cần V ml dung dịch KOH 0,1M. Giá trị của V là

A. 30         B. 15         C. 60         D. 45

(Xem giải) Câu 51: Nung nóng 8,4 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,6 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là

A. 400 ml.         B. 800 ml.         C. 600 ml.         D. 200 ml.

Câu 52: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Ag.         B. W.         C. Cr.         D. Hg.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Chuyên Thái Bình (Lần 3)

Câu 53: Nhôm bền trong không khí và nước do trên bề mặt của nhôm được phủ lớp chất X rất mỏng, mịn, bền. Chất X là

A. Al(OH)3.         B. Al2(SO4)3.         C. AlCl3.         D. Al2O3.

(Xem giải) Câu 54: Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4, sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4, xuất hiện đồng bám trên bề mặt nhôm. Các hiện tượng tiếp theo quan sát được là

A. lá nhôm không tan nữa và không có khí thoát ra

B. khí hiđro thoát ra mạnh hơn, chỉ trên bề mặt lớp nhôm.

C. khí hiđro thoát ra mạnh hơn, chủ yếu trên bề mặt lớp đồng.

D. lớp vảy đồng tan dần, khí thoát ra yếu hơn.

Câu 55: Chọn kim loại phản ứng với clo hoặc dung dịch HCl cho cùng một muối

A. Fe         B. Mg         C. Ag         D. Cu

Câu 56: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn kim loại Ag?

A. Zn.         B. K.         C. Au.         D. Mg.

Câu 57: Chất nào sau đây gây nên độ cứng tạm thời của nước?

A. Na2CO3.         B. Ca(HCO3)2.         C. KHCO3.         D. MgSO4.

(Xem giải) Câu 58: Cho các chất riêng biệt: FeO, Fe2O3, Fe3O4, S, C, FeCO3, Mg, Cu(OH)2 lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 6         B. 7         C. 5         D. 8

(Xem giải) Câu 59: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi trộn khí NH3 với khí HCl thì xuất hiện “khói” trắng.
(b) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2 sinh ra khí và kết tủa
(c) Dung dịch HCl đặc tác dụng được với kim loại Cu sinh ra khí H2.
(d) Sắt tây là sắt được tráng thiếc, lớp thiếc có vai trò bảo vệ sắt khỏi bị ăn mòn.
Số phát biểu đúng là

A. 4.         B. 2.         C. 1.         D. 3.

Câu 60: Chất nào sau đây tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH?

A. Ca(OH)2.         B. MgCO3.         C. NaHCO3.         D. Fe(OH)3.

Câu 61: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Au.         B. Cu.         C. Ag.         D. K.

(Xem giải) Câu 62: Trong công nghiệp, quá trình sản xuất hai muối Y1, Y2 từ nguyên liệu X, Y được tiến hành theo các phản ứng hoá học sau:
(a) X (t°) → X1 + X2
(b) Y + X2 + NH3 + H2O → Y1 + NH4Cl
(c) Y1 (t°) → Y2 + X2 + H2O
Nguyên liệu X, Y thỏa mãn sơ đồ lần lượt là

A. Canxi cacbonat, axit clohiđric         B. Natri hiđrocacbonat, axit clohiđric

C. Canxi cacbonat, natri clorua         D. Natri hiđrocacbonat, clo.

(Xem giải) Câu 63: Cho hỗn hợp kim loại gồm Al và Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 thu được dung dịch X chứa 3 muối và hỗn hợp Y gồm 2 kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các muối trong X là

A. Al(NO3)3, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2.         B. AgNO3, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2.

C. Al(NO3)3, AgNO3, Cu(NO3)2.         D. Al(NO3)3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.

(Xem giải) Câu 64: Hòa tan hết m gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 2,24 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là

A. 6,4.         B. 9,6.         C. 12,8.         D. 7,68.

Câu 65: Thành phần chính của quặng boxit (điều chế nhôm trong công nghiệp) có công thức là

A. AlCl3.         B. NaAlO2.         C. Al(OH)3.         D. Al2O3.2H2O.

Bạn đã xem chưa:  [2020] KSCL Hóa 12 - THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt - Kiên Giang

Câu 66: Cho FeO tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra chất nào sau đây?

A. FeCl3.         B. H2.         C. FeCl2.         D. Fe(OH)2.

(Xem giải) Câu 67: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học?

A. Nhúng dây Cu vào dung dịch Fe(NO3)3.

B. Nung nóng NaCl ở nhiệt độ cao.

C. Cho 1 viên Zn vào dung dịch MgSO4.

D. Nhúng dây Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.

(Xem giải) Câu 68: Dẫn 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml NaOH 1M, phản ứng kết thúc thu được dung dịch X. Chất tan trong X có:

A. Na2SO3         B. Na2SO3 và NaOH

C. NaHSO3 và Na2SO3         D. NaHSO3 và H2SO3

Câu 69: Trong cùng điều kiện, ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất

A. Cu2+.         B. Ag+.         C. Mg2+.         D. Fe2+.

(Xem giải) Câu 70: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?

A. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu .         B. Cu2+ + 2Fe2+ → 2Fe3+ + Cu.

C. Fe2+ + Cu → Cu2+ + Fe.         D. 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+.

(Xem giải) Câu 71: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm trong nước biển) những khối kim loại nào sau đây?

A. Đồng.         B. Vàng.         C. Chì.         D. Kẽm.

(Xem giải) Câu 72: Để tách lấy lượng phân bón Kali người ta thường tách KCl khỏi quặng sinvinit, thành phần chính của quặng là NaCl, KCl. Vì NaCl và KCl có nhiều tính chất tương tự nhau nên người ta không dùng phương pháp hóa học để tách chúng. Thực tế người ta dựa vào độ tan khác nhau trong nước theo nhiệt độ để tách hai chất này. Biết: độ tan (S) của một chất ở nhiệt độ xác định là khối lượng chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hòa

t°C 10 20 30 50 70 90 100
S(NaCl) 35,6 35,7 35,8 36,7 37,5 37,5 38,5 39,1
S(KCl) 28,5 32,0 34,7 42,8 48,3 48,3 53,8 56,6

• Bước 1: Hòa tại một lượng quặng sinvinit được nghiền nhỏ vào 1000 gam nước ở 100°C, lọc bỏ phần không tan thu được dung dịch bão hòa (X)
• Bước 2: Làm lạnh dung dịch bão hòa (X) đến 0°C (lượng nước không đổi) thấy tách ra m1 gam chất rắn.
• Bước 3: Tiếp tục cho m1 gam chất rắn này vào 100 gam H2O ở 10°C, khuấy đều thì tách ra m2 gam chất rắn không tan.
Nhận định nào sau đây là đúng

A. Giá trị m1 = 281 gam.

B. Trong chất rắn m2 vẫn còn một lượng nhỏ muối NaCl.

C. Sau bước 2 đã tách được hoàn toàn KCl ra khỏi hỗn hợp.

D. Giá trị m2 = 249 gam.

(Xem giải) Câu 73: Thí nghiệm dưới đây mô tả quá trình của phản ứng nhiệt nhôm

Cho các phát biểu sau:
(a) Y là Fe nóng chảy;
(b) Phần khói trắng bay ra là Al2O3;
(c) Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào phản ứng nhiệt nhôm;
(d) Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng thu nhiệt;
(e) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt khi hàn đường ray.
Số phát biểu đúng là

A. 4.         B. 5.         C. 2.         D. 3

(Xem giải) Câu 74: Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. HCl, NaOH, CO2.         B. Ba(OH)2, CO2, HCl.

C. NaOH, CO2, HCl.         D. Ca(OH)2, HCl, NaOH.

(Xem giải) Câu 75: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  [2020] Giải chi tiết 20 đề thầy Tào Mạnh Đức (06/20)

A. 4,3.         B. 4,8.         C. 5,2.         D. 4,6.

(Xem giải) Câu 76: Một nhà máy sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy hỗn hợp nhôm oxit và criolit với anot làm bằng than chì ở hiệu điện thế U = 4,8V. Cho biết:
+ Công của dòng điện (Jun) là A = U.I.t, trong đó I là cường độ dòng điện (ampe), t là thời gian điện phân (giây).
+ Hiệu suất sử dụng điện năng của quá trình điện phân là 100%.
+ Toàn bộ lượng khí oxi tạo ra ở anot đã đốt cháy than chì thành cacbon dioxit.
Để sản xuất 2,0 kg Al thì điện năng tiêu thụ là a kWh (1 kWh = 3600 kJ) và khối lượng cacbon tiêu hao ở anot là b kg. Giá trị của a và b lần lượt là

A. 28,6 và 0,666.         B. 30,4 và 0,666.         C. 26,8 và 0,626.         D. 26,8 và 0,708.

(Xem giải) Câu 77: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm K, K2O, Ba và BaO vào H2O, thu được dung dịch Y và 0,025 mol H2. Sục từ từ đến hết 0,15 mol CO2 vào Y, thu được dung dịch Z và kết tủa BaCO3. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa BaCO3 (a mol) vào số mol CO2 (b mol) được biểu diễn theo đồ thị bên cạnh. Cho từ từ đến hết Z vào 90 ml dung dịch HCl 1M, thu được 0,06 mol CO2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.

Giá trị của m là

A. 11,90.         B. 7,05         C. 14,30         D. 23,30.

(Xem giải) Câu 78: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (đktc). Biết SO2 làn sản phẩm khử duy nhất của S+6, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 7,28.            B. 8,04.            C. 6,80.            D. 6,96.

(Xem giải) Câu 79: Có 3 muối A, B, C đều là muối của Na thỏa mãn điều kiện:
– Trong 3 muối chỉ có A là tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2.
– Trong 3 muối chỉ có muối B và C tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra chất khí.
– Cả 3 muối khi tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 đều cho kết tủa và sinh ra H2O.
– Trong 3 muối chỉ B có thể làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4.
Các muối A, B, C lần lượt là:

A. NaHSO4; NaHSO3; NaHCO3         B. Na2SO4; NaHSO3; NaHCO3

C. NaHSO4; Na2SO3; NaHCO3         D. Na2CO3; NaHCO3; NaHSO3

(Xem giải) Câu 80: Cho các phát biểu sau:
(a) Al, Al2O3, Al(OH)3 đều là chất lưỡng tính.
(b) Dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
(c) Những kim loại Na, K, Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(d) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.H2O dùng để đúc tượng, bó bột khi gẫy xương.
(e) Tất cả các đơn chất kim loại kiềm đều tác dụng mạnh với nước giải phóng khí H2.
(f) Muối NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
(g) Kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
Số câu phát biểu đúng là

A. 5         B. 3         C. 6         D. 4

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!