[2024] Thi thử TN sở GDĐT Ninh Bình (Lần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 101

41A 42A 43D 44A 45B 46D 47B 48A 49C 50B
51C 52C 53A 54B 55D 56C 57C 58A 59D 60C
61B 62D 63D 64C 65B 66B 67A 68C 69B 70C
71D 72D 73C 74B 75D 76D 77B 78A 79A 80C

Câu 41. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Fe.       B. Na.       C. K.         D. Ca.

Câu 42. Metanol là chất rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù loà, lượng lớn hơn có thể gây tử vong. Chất nào sau đây là metanol?

A. CH3OH.       B. C3H5(OH)3.       C. C2H4(OH)2.       D. CH3CH2OH.

Câu 43. Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?

A. Tinh bột.       B. Xenlulozơ.       C. Protein.       D. Cao su buna.

Câu 44. Kim loại nào sau đây không khử được ion Fe2+ trong dung dịch?

A. Cu.       B. Mg.       C. Al.       D. Zn.

Câu 45. Hiđro sunfua là chất khí độc, khi thải ra môi trường thì gây ô nhiễm không khí. Công thức của hiđro sunfua là

A. SO2.       B. H2S.       C. NH3.       D. NO2.

Câu 46. Để làm mềm nước có tính cứng tạm thời có thể dùng lượng vừa đủ chất nào sau đây?

A. Ca(HCO3)2.       B. CaCl2.       C. Ca(NO3)2.       D. Ca(OH)2.

Câu 47. Chất nào sau đây là nguyên liệu để sản xuất tơ nitron?

A. saccarozơ.       B. acrilonitrin.

C. hexametylendiamin.       D. vinyl clorua.

Câu 48. Số nguyên tử cacbon trong phân tử tripanmitin là

A. 51.       B. 53.       C. 55.       D. 57.

Câu 49. Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. NaNO3.       B. Ca(OH)2.       C. NaHCO3.       D. K2CO3.

Câu 50. Chất nào sau đây là amin bậc ba?

A. metylamin.       B. trimetylamin.       C. đimetylamin.       D. anilin.

Câu 51. Kim loại nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí nào sau đây?

A. CO2.       B. O2.       C. Cl2.       D. N2.

Câu 52. Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài. Phân tử khối của benzyl axetat là

A. 130.       B. 136.       C. 150.       D. 88.

Câu 53. Natri clorua là gia vị quan trọng trong thức ăn của con người. Công thức của natri clorua là

A. NaCl.       B. KCl.       C. NaNO3.       D. KNO3.

Câu 54. Cho thanh Zn vào dung dịch chất nào sau đây sẽ chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học?

A. FeSO4.       B. HCl.       C. CuCl2.       D. AgNO3.

Câu 55. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hoá mạnh hơn tính oxi hoá của Fe2+?

A. Al3+.       B. Na+.       C. Zn2+.       D. Cu2+.

Câu 56. Số nguyên tử oxi trong phân tử Gly–Ala–Glu là

A. 4.       B. 5.       C. 6.       D. 3.

Câu 57. Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A. Al.       B. Fe.       C. Ag.       D. Cu.

Câu 58. Dung dịch chứa chất nào sau đây không hòa tan được Al(OH)3?

A. NH3.       B. Ba(OH)2.       C. NaOH.       D. HCl.

Câu 59. Crom (III) oxit là một chất dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thuỷ tinh. Công thức của crom (III) oxit là

A. Cr(OH)3.       B. CrO3.       C. CrO.       D. Cr2O3.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN sở GDĐT Nghệ An (Lần 2 - Đề 1)

Câu 60. Phần lớn vôi sống được sử dụng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Ngoài ra, vôi sống còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lý nước thải công nghiệp, khử độc môi trường. Công thức của vôi sống là

A. CaCO3.       B. Ca(OH)2.       C. CaO.       D. CaSO4.

(Xem giải) Câu 61. Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 40,6.       B. 40,2.       C. 42,5.       D. 48,6.

(Xem giải) Câu 62. Cho sơ đồ chuyển hóa:
(1) C6H12O6 (glucozơ) (enzim) → 2C2H5OH + 2CO2 hiệu suất = 90%
(2) CH3CH2OH + O2 (enzim) → CH3COOH + H2O hiệu suất = 80%
(3) 2CH3COOH + C2H4(OH)2 (H2SO4 đặc, t°) → X + 2H2O hiệu suất = 75%
Ban đầu có 1 kg glucozơ và các chất O2, C2H4(OH)2 lấy dư so với lượng phản ứng, khối lượng X thu được là

A. 467,2 gam.       B. 634,2 gam.       C. 934,4 gam.       D. 438,0 gam.

(Xem giải) Câu 63. Geranyl axetat là este có trong hoa hồng và có công thức cấu tạo thu gọn như sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong phân tử geranyl axetat có 3 liên kết π (pi).

B. Thủy phân hoàn toàn geranyl axetat trong dung dịch NaOH thu được muối và ancol.

C. Geranyl axetat có thể cộng hợp Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1 : 2.

D. Liên kết C=C của geranyl axetat gần chức este nhất có cấu trúc dạng cis-.

Câu 64. Cặp chất nào sau đây đều có khả năng thủy phân trong môi trường axit, đun nóng?

A. Glucozơ và fructozơ.       B. Fructozơ và tinh bột.

C. Saccarozơ và xenlulozơ.       D. Glucozơ và saccarozơ.

(Xem giải) Câu 65. Đốt cháy 5,4 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,4 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc, kim loại M là

A. Zn.       B. Mg.       C. Al.       D. Ca.

(Xem giải) Câu 66. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V đã dùng là

A. 600 ml.       B. 400 ml.       C. 500 ml.       D. 200 ml.

(Xem giải) Câu 67. Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 4,85.       B. 4,35.       C. 6,95.       D. 3,70.

(Xem giải) Câu 68. Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là

A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2.

B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.

C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.

D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.

(Xem giải) Câu 69. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna.

C. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen.

D. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

(Xem giải) Câu 70. Nung nóng m gam hỗn hợp AgNO3 và Fe(NO3)2 trong bình kín (không có không khí) đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ hết Z vào dung dịch NaOH, thu được 300 ml dung dịch E có pH = 1 và chứa hai chất tan (có cùng nồng độ mol/lít), không có khí thoát ra. Giá trị của m là

A. 3,9.       B. 7,8.       C. 7,0.       D. 3,5.

(Xem giải) Câu 71. Phân tích một mẫu quặng Laterit – đá ong thu được ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ta xác định được thành phần hóa học gồm 10,2% Al2O3, 32% Fe2O3, 48% SiO2 và phần còn lại là tạp chất trơ. Người ta thực hiện thí nghiệm điều chế sắt như sau:
Bước 1: Nghiền mịn a gam mẫu quặng trên rồi ngâm trong bể chứa dung dịch NaOH đặc nóng dư, phần không tan rửa kỹ bằng nước thu được chất rắn X.
Bước 2: Hòa tan X trong dung dịch HCl vừa đủ, lọc bỏ chất rắn không tan thu được dung dịch Y.
Bước 3: Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa tạo thành, đem nung đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn Z.
Bước 4: Cho chất rắn Z tác dụng với khí CO dư nung nóng, thu được b gam chất rắn T.
Tổng khối lượng NaOH đã phản ứng ở Bước 1 và Bước 3 là c gam. Biết rằng c = 5b + 40 và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng giá trị (a + b + c) là

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN trường Yên Viên - Hà Nội

A. 612.       B. 1100.       C. 712.       D. 1212.

(Xem giải) Câu 72. Từ xưa, người ta đã biết sử dụng mỡ động vật để sản xuất bánh xà phòng. Trong một loại mỡ lợn X có chứa 44,5% khối lượng tristearin; 44,2% khối lượng triolein; 8,06% khối lượng tripanmitin và 3,24% tạp chất trơ. Để sản xuất một triệu bánh xà phòng, mỗi bánh có khối lượng tịnh là 90 gam (khối lượng tịnh là khối lượng của một vật thể nhưng không tính bao bì kèm theo), người ta cho m tấn mỡ lợn X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ). Biết hiệu suất phản ứng xà phòng hóa là 80% và tất cả các muối sinh ra từ phản ứng đều dùng làm xà phòng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 92,23.       B. 104,36.       C. 133,28.       D. 112,68.

(Xem giải) Câu 73. Cho dung dịch X gồm a mol CuSO4 và 6a mol NaCl. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi (hiệu suất phản ứng đạt 100%) đến khi nước bị điện phân ở 2 điện cực thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z.
Cho các nhận định sau:
(a) Dung dịch Y có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ.
(b) Thể tích khí sinh ra tại catot gấp 1,5 lần thể tích khí sinh ra tại anot.
(c) Nhúng một thanh kẽm vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh kẽm giảm.
(d) Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí Z so với H2 là 21,7.
(e) Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (vừa đủ), thu được dung dịch chứa 277a gam chất tan.
Số nhận định đúng là

A. 4.       B. 1.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 74. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong các chất sau : anilin (C6H5NH2), NH3, C6H5OH (phenol), CH3NH2. Nhiệt độ sôi (t0s) và pH của dung dịch có cùng nồng độ mol (10-3M) được biểu diễn theo biểu đồ sau

Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. T là C6H5OH.       B. Z là C6H5NH2.       C. X là CH3NH2.       D. Y là NH3.

(Xem giải) Câu 75. Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đa chức, no, mạch hở (MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 8,0525 gam E cần vừa đủ 12,98 gam O2, thu được 15,565 gam CO2. Mặt khác, đun nóng 8,0525 gam E với dung dịch KOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được muối T (có mạch cacbon không phân nhánh) và hỗn hợp hai ancol (đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng). Đốt cháy hoàn toàn T, thu được K2CO3, CO2 và 1,8 gam H2O. Biết 3(nX + nY) = 5nZ, phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 38.       B. 23.       C. 30.       D. 27.

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Yên Phong 1 - Bắc Ninh (Lần 1)

(Xem giải) Câu 76. Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm.
Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 4 – 5 ml dung dịch H2SO4 loãng.
Bước 3: Lấy đinh sắt ra rồi nhỏ dần từng giọt dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng vào ống nghiệm và lắc đều.
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong bước 2, thấy xuất hiện bọt khí màu nâu đỏ.
(b) Trong bước 2, kim loại sắt bị oxi hóa thành hợp chất sắt (II).
(c) Trong bước 3, màu tím của dung dịch KMnO4 nhạt dần.
(d) Trong bước 3, hợp chất mangan (VII) bị oxi hóa thành hợp chất mangan (II).
(e) Dung dịch thu được sau bước (3) tác dụng được với kim loại Cu.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 4.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 77. Vôi sống có nhiều ứng dụng như: sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu nhiệt, khử chua đất trồng, tẩy uế, sát trùng, xử lí nước thải,…Một lò nung với công nghiệp sử dụng than đá làm nhiên liệu có công suất 210 tấn CaO/ngày. Cho biết: Để phân hủy hoàn toàn 1 kg đá vôi (có 20% tạp chất trơ) cần cung cấp một lượng nhiệt tối thiểu là 1800 kJ. Đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá giải phóng ra một lượng nhiệt là 23000 kJ và có 75% lượng nhiệt này được hấp thụ ở quá trình phân hủy đá vôi. Tổng khối lượng đá vôi và than đá (tấn) mà lò nung vôi trên sử dụng mỗi ngày gần nhất với giá trị

A. 496,26.       B. 517,66.       C. 423,91.       D. 505,43.

(Xem giải) Câu 78. Cho 9,36 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào 300 ml dung dịch gồm HCl 1,25M và HNO3 0,1M khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (không chứa cation NH4+) và 0,896 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,252 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc), đồng thời thu được 55,0275 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 43,4%.       B. 35,8%.       C. 37,4%.       D. 49,6%.

(Xem giải) Câu 79. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch AlCl3 rồi nhỏ từ từ dung dịch NH3 dư vào mỗi ống nghiệm.
– Bước 2: Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào một ống, lắc nhẹ.
– Bước 3: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống còn lại, lắc nhẹ.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 1, thu được kết tủa Al(OH)3.
(b) Ở bước 2, xảy ra hiện tượng kết tủa bị hòa tan.
(c) Ở bước 3, cũng xảy ra hiện tượng kết tủa bị hòa tan.
(d) Đây là thí nghiệm chứng minh tính lưỡng tính của nhôm hiđroxit.
(e) Ở bước 1, thay dung dịch AlCl3 bằng dung dịch NaAlO2 thì cũng thu được kết quả tương tự.
Số nhận định đúng là

A. 4.       B. 5.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 80. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch chứa NaOH.
(b) Đun nóng saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol, lắc nhẹ.
(e) Sục khí axetien vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 2.       B. 5.       C. 4.       D. 3.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!