[2025] Thi thử TN chuyên Lương Văn Chánh – Phú Yên
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Mã đề: 086
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1A | 2B | 3C | 4C | 5B | 6A | 7B | 8A | 9B |
10D | 11A | 12A | 13D | 14 | 15A | 16D | 17B | 18C |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | |
(a) | |||||||
(b) | 26 | 27 | 28 | ||||
(c) | |||||||
(d) |
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
(Xem giải) Câu 1. “Khi thay thế nguyên tử …(1) … trong phân tử ammonia bằng gốc hydrocarbon sẽ thu được hợp chất …(2)…”. Nội dung phù hợp trong các ô trống (1), (2) lần lượt là
A. (1) hydrogen, (2) amine. B. (1) nitrogen, (2) amino acid.
C. (1) hydrogen, (2) amide. D. (1) hydrogen, (2) amino acid.
(Xem giải) Câu 2. Carbohydrate chứa đồng thời liên kết α-1,4-glycoside và liên kết α-1,6-glycoside trong phân tử là
A. fructose. B. tinh bột. C. cellulose. D. saccharose.
(Xem giải) Câu 3. Chuẩn độ 10,00 mL dung dịch FeSO4 và H2SO4 loãng bằng dung dịch KMnO4 0,010M. Kết quả thu được như sau:
Lần thứ | 1 | 2 | 3 |
Thể tích dung dịch KMnO4 (mL) | 9,25 | 9,30 | 9,35 |
Nồng độ mol phù hợp nhất của FeSO4 trong dung dịch chuẩn độ là
A. 4,63.10^-2. B. 4,63.10^-3. C. 4,65.10^-2. D. 4,65.10^-3.
(Xem giải) Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại tripeptide?
A. Saccharose. B. Gly-Glu. C. Gly-Ala-Lys. D. Tinh bột.
(Xem giải) Câu 5. Để tẩy dầu mỡ đóng cặn trong dụng cụ, thiết bị và đường ống nhà bếp,… người ta thường dùng Na2CO3. Tên thường gọi của Na2CO3 là
A. Muối ăn. B. Soda. C. Baking soda. D. Xút ăn da.
(Xem giải) Câu 6. Nylon-6,6 được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp khác nhau, bởi các đặc tính đặc biệt và phạm vi ứng dụng rộng rãi của nó. Nó được xem là một trong những loại nhựa kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất. Nylon-6,6 là một polymer được tổng hợp từ adipic acid và và hexamethylenediamine. Cho các phát biểu sau:
(a) Nylon-6,6 được tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng.
(b) Trong một mắt xích của nylon-6,6, nguyên tố carbon chiếm 31,86% về khối lượng.
(c) Nylon-6,6 thuộc loại poliamide bền với nhiệt nhưng kém bền trong môi trường acid hoặc base.
(d) Nylon-6,6 là một loại polymer tổng hợp
Các phát biểu đúng là
A. (a), (c), (d). B. (a), (b), (c). C. (a), (b), (d). D, (b), (c), (d).
(Xem giải) Câu 7. Tên gọi của ester CH3COOC2H5 là
A. methyl acetate. B. ethyl acetate. C. methyl formate. D. ethyl formate.
(Xem giải) Câu 8. Hợp chất X có công thức phân tử C3H6O. Trên phổ hồng ngoại của X có các tín hiệu dao động hoá trị tại khoảng số sóng 1740 – 1670 cm-1. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X là hợp chất alcohol không no.
B. X thuộc loại hợp chất no, mạch carbon không phân nhánh.
C. X có 1 đồng phân cấu tạo có chứa nhóm chức C=O.
D. X thuộc loại hợp chất carbonyl, phân tử có chứa nhóm chức C=O.
(Xem giải) Câu 9. Đồ trang sức bằng bạc có thể bị chuyển sang màu đen do có phản ứng giữa bạc với O2 và H2S trong không khi để tạo Ag2S và hơi nước. Trong quá trình này, chất khử và chất oxi hóa lần lượt là
A. H2S và O2. B. Ag và O2. C. Ag và H2S. D. Ag2S và O2.
(Xem giải) Câu 10. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim. Nhận định nào sau đây về hợp kim là không đúng?
A. Hơp kim được sử dụng phổ biến của sắt là gang và thép.
B. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể hợp kim.
C. Hợp kim có nhiều tính chất cơ học, tính chất vật lí vượt trội so với kim loại.
D. Hợp kim có tính chất hóa học khác xa so với tính chất hóa học của các kim loại thành phần
(Xem giải) Câu 11. Trong sản xuất phân bón, supephosphate kép chứa thành phần dinh dưỡng là Ca(H2PO4)2, được sản xuất từ quặng phosphorite theo hai giai đoạn sau:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2
Để sản xuất được 1 tấn Ca(H2PO4)2 với hiệu suất của cả quá trình là 84% thì cần bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 75%?
A. 1,33 tấn. B. 0,838 tấn. C. 0,538 tấn. D. 1,117 tấn.
(Xem giải) Câu 12. Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
Biết X, Y, Z, T, E là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học. Các chất Z, E thoả mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. CO2, KHSO4. B. NaHCO3, Na2CO3.
C. Na2CO3, H2SO4. D. CO2, BaSO4.
(Xem giải) Câu 13. Chất khí X có công thức dạng AB3 (A, B là hai nguyên tố phi kim). Tổng số hạt mang điện trong một phân tử X là 20. Nhận định nào sau đây về X là sai?
A. X có nhiều ứng dụng quan trọng, một trong những ứng dụng đó là để sản xuất phân bón hóa học.
B. Liên kết A – B trong phân từ X thuộc loại liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Khí X tan tốt trong nước ở điều kiện thường.
D. Trong phân tử X có ba liên kết σ và một liên kết π.
(Xem giải) Câu 14. Phương trình hoá học cộng nước theo tỳ lệ 1 : 1 của propyne có xúc tác là
Giai đoạn (1) trong cơ chế của phản ưng trên xảy ra như sau:
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Tiểu phân trung gian I là carbocation.B. Trong giai đoạn (1) sẽ hình thành liên kết giữa C và O .
C. Trong phân tử propyne có 5 liên kết .
D. Trong giai đoạn (1) sẽ bẻ gãy 2 liên kết trong phân tử propyne.
(Xem giải) Câu 15. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp methyl formate và ethyl formate trong dung dịch NaOH, thu đươc sản phẩm gồm
A. 1 muối và 2 alcohol. B. 2 muối và 1 alcohol.
C. 1 muối và 1 alcohol. D. 2 muối và 2 alcohol.
(Xem giải) Câu 16. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch NaOH 30%. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc đều (có thể khuấy bằng đũa thủy tinh).
• Bước 2: Thêm vào ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch lòng trắng trứng, lắc hoặc khuấy đều hỗn hợp.
(a) Ở bước 1, thu được kết tủa màu xanh của Cu(OH)2.
(b) Ở bước 2, Cu(OH)2 bị hoà tan tạo thành phức chất tan trong nước có màu tím đặc trưng.
(c) Phản ứng này là phản ứng màu biuret, được sử dụng để nhận biết các peptide.
(d) Để nhận biết Ala-Gly và Gly-Val-Ala, người ta dùng thuốc thử Cu(OH)2/OH-.
Số phát biểu đúng là
A. 2 . B. 1 . C. 4 . D. 3 .
(Xem giải) Câu 17. Một polymer Q có cấu tạo mạch như sau: …-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-… Công thức một mắt xích trên polymer Q là
A. -CH2-. B. -CH2-CH2-.
C. -CH2-CH2-CH2-. D. -CH2-CH2-CH2-CH2-.
(Xem giải) Câu 18. Trong nước, thế điện cực chuẩn của kim loại càng lớn thì dạng khử có tính khử …(1)… và dạng oxi hoá có tính oxi hoá …(2)… Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là
A. càng yếu và càng yếu. B. càng mạnh và càng mạnh.
C. càng yếu và càng mạnh. D. càng mạnh và càng yếu.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
(Xem giải) Câu 1. Một hồ chứa nước thải sinh hoạt có thể tích bị nhiễm ammonium với nồng độ gây hiện tượng phú dưỡng. Theo quy chuẩn về nước thải sinh hoạt hàm lượng. không được vượt quá , thì nước trong hồ trên không đủ điều kiện cho phép.
Để giảm hàm lượng trong hồ, người ta thực hiện 2 bước sau:
• Bước 1: Dùng nước vôi trong để chuyển hóa thành khí NH3 ; hiệu suất quá trình theo là 86,2%.
• Bước 2: Sử dụng khí chlorine để oxi hóa NH3 thành N2; hiệu suất quá trình theo NH3 là 85%.
a) Có thể quan sát được hiện tượng phú dưỡng thông qua sự xuất hiện dày đặc của tào xanh trong nước.
b) Khối lượng khí chlorine đã dùng trong bước (2) là .
c) Nước từ hồ trên, sau xử lý có nồng độ vẫn không đạt quy chuẩn về nước thải sinh hoạt.
d) Ở bước 1, khi tác dụng với nước vôi trong, ammonium thể hiện tính khử.
(Xem giải) Câu 2. Phức chất có nguyên tử trung tâm Co2+, chứa 4 phối tử và 2 phối tử NH3.
a) Phức chất có điện tích là +2 .
b) Nguyên từ trung tâm Co2+ nhận 6 cặp electron chứa liên kết từ các phối tử.
c) Phức chất có dạng hình học bát diện.
d) Công thức hóa học của phức chất là .
(Xem giải) Câu 3. Điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống như luyện kim, tinh chế kim loại, mạ điện, …
a) Sau quá trình tái chế copper bằng phương pháp điện phân dung dịch CuSO4 (cực dương làm bằng graphite) thì pH của dung dịch sẽ giảm.
b) Cần mạ một lớp Ag lên một mặt của một chiếc đĩa tròn có bán kính 12 cm. Với độ dày lớp mạ là 0,01mm, nếu được cung cấp nguồn điện một chiều có cường độ dòng điện I=5A trong thời gian t = 2 phút thì đủ để mạ theo yêu cầu trên. Biết rằng khối lượng riêng của Ag là 10,5 g/cm³, hiệu suất điện phân là 100%.
c) Trong quá trình điện phân dung dịch, tùy trường hợp mà khối lượng dung dịch có thể tăng hoặc giảm.
d) Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn sau:
Cặp oxi hoá – khử | 2H2O/H2 + 2OH- | Na+/Na |
Thế điện cực chuẩn (V) | -0,83 | -2,71 |
Vì tính oxi hoá của yếu hơn , nên khi điện phân dung dịch NaCl ở cathode (cực âm) nước sẽ bị điện phân theo phương trình: 2H2O + 2e → H2 + 2OH-.
(Xem giải) Câu 4. Hai chất X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau. X, Y đều có mạch carbon no, không phân nhánh. Phân tích nguyên tố trong phân tử X cho kết quả: %C = 66,67% ; %H = 11,11%; còn lại là oxygen. Từ phổ khối lượng (MS), xác định được phân tử khối của X bằng 72.
a) Công thức phân tử của X là C4H6O.
b) X và Y là aldehyde đơn chức.
c) Trên phồ hồng ngoại của X và Y đều có tín hiệu đặc trưng trong khoảng 1740 – 1670 cm-1.
d) Có 1 đồng phân Z của X và Y cũng có tín hiệu đặc trưng trên phổ hồng ngoại giống X và Y.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
(Xem giải) Câu 1. Phosphorus trichloride (PCl3) phản ứng với chlorine (Cl2) tạo thành phosphorus pentachloride (PCl5) theo phản ứng: PCl3(g) + Cl2(g) ⇋ PCl5(g)
Cho 0,75 mol PCl3 và 0,75mol Cl2 vào bình kín dung tích 8 lít ở 227°C. Nồng độ PCl3 ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu? Biết giá trị hằng số cân bằng Kc ở 227°C là 49. (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).
(Xem giải) Câu 2. Cho các chất: methyl fomate, propan-1-ol, methyl acetate, propanoic acid và các giá trị nhiệt độ sôi (không theo thứ tự) là 141°C; 97,2°C; 31,8°C; 57,1°C. Nhiệt độ sôi của methyl fomate có giá trị là bao nhiêu (°C) ?
(Xem giải) Câu 3. D-Ribose là 1 loại đường được sản xuất tự nhiên trong cơ thể, và là một thành phần của Ribonucleotide mà từ đó RNA được tạo ra vì vậy hợp chất này cần thiết cho việc mã hóa, giải mã, điều hòa và biểu hiện gen. Công thức của ribose ở dạng mạch vòng và mạch hở được biểu diễn như hình bên:
Cho các phát biểu sau:
(1) Ribose có công thức phân tử là C6H12O6.
(2) Ribose có chứa 6,6% hydrogen về khối lượng.
(3) Trong phân tử ribose có 4 nhóm -OH (alcohol) và một nhóm (ketone).
(4) Ribose không tác dụng với thuốc thử Tollens.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
(Xem giải) Câu 4. Một nhóm học sinh tìm hiểu quá trình dùng khí chlorine khử trùng nước hồ bơi bằng phương pháp điện phân dung dịch muối sodium chloride. Nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm trên một hồ bơi lắp đặt có thể tích 20m³. Hồ bơi được bơm đầy nước và duy trì nhiệt độ ổn định ở 25°C.
+ Sau đó, một lượng muối công nghiệp NaCl được hoà tan và khuếch tán đều vào bề bơi tạo ra một “hệ thống muối”, đảm bảo NaCl ở mọi vị trí trong bể được điện phân như nhau.
+ Quá trình điện phân được thực hiện bởi một nguồn điện ổn định, điện thế áp vào 5 V với công suất tiêu thụ của hệ thống điện phân là 23,5W. Quá trình này được duy trì trong thời gian t giờ để hàm lượng chlorine đạt – ngưỡng nồng độ đạt hiệu quả khử trùng hồ nước.
Giả sử rằng hiệu suất quá trình điện phân là 80%; muối công nghiệp chỉ chứa 95% NaCl về khối lượng; các tạp chất không tham gia vào quá trình điện phân; nước ban đầu không chứa bất kì muối hoà tan nào.
Giá trị t là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
(Xem giải) Câu 5. Phản ứng luyện gang trong lò cao có phương trình như sau:
Biết nhiệt tạo thành chuẩn tính theo kJ/mol của Fe2O3, CO, CO2 lần lượt là -824,4 ;-110,5; 393,5.
Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng (1) là phản ứng oxi hóa – khử, CO là chất bị oxi hóa.
(2) Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, cần đun nóng ở nhiệt độ cao.
(3) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ưng trên: .
(4) Cho 1 mol Fe2O3 phản ứng với 1 mol CO, giả sử chỉ xảy ra phàn ứng (1) với hiệu suất 100% thì giải phóng một lượng nhiệt là 8,27 kJ.
Hãy liệt kê các phát biểu đúng (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, ví dụ: 24, 123…).
(Xem giải) Câu 6. Dung dịch muối X màu xanh lục phản ứng với dung dịch barium nitrate tạo thành các kết tủa trắng không tan trong các acid. Dung dịch được điều chế từ 2,78 gam muối X được chia thành hai phần bằng nhau. Cho phần một phản ứng với lượng dư dung dịch sodium hydroxide tạo thành kết tủa xanh lục bị sẫm màu trong không khí. Sau khi tách kết tủa và nung trong không khí, thu được 0,4 gam chất chứa 30,0% oxygen về khối lượng. Phần dung dịch thứ hai sau khi được acid hóa bởi sulfuric acid thì cho phản ứng với 50 cm³ dung dịch potassium permanganate nồng độ 0,02 mol/L. Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử muối X là bao nhiêu?
Bình luận