Bài tập điện phân (Phần 5)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
(Xem giải) Câu 1. Điện phân dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 và HCl đến khi xuất hiện bọt khí ở catot thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí thoát ra ở anot có tỉ khối hơi so với H2 là a. Dung dịch X hòa tan vừa đủ 13,75 gam hỗn hợp gồm Zn và MgO thu được dung dịch chứa 45,55 gam muối và thoát ra 0,448 lít (đktc) khí NO. Giá trị của a gần nhất với
A. 58,60. B. 60,36. C. 53,28. D. 56,71.
(Xem giải) Câu 2. Cho một lượng tinh thể Cu(NO3)2.5H2O vào dung dịch chứa 0,16 mol NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, trong thời gian t giây ở anot thoát ra 3,584 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 8,96 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào Y, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,6m gam rắn. Giá trị của m là
A. 28 B. 14 C. 14,4 D. 15,68
(Xem giải) Câu 3. Điện phân m gam dung dịch Cu(NO3)2 28,2% với điện cực trơ cường độ dòng điện không đổi sau một thời gian thu được dung dịch X. Cho 14 gam bột Fe vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), 13,92 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y có khối lượng 156,28 gam. Giá trị của m là
A. 150 B. 160 C . 170 D. 180
(Xem giải) Câu 4. Cho 30,0 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào dung dịch NaCl, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A, sau thời gian t giây, thu được khí thoát ra ở hai cực là 3,024 lít (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa 2,04 gam Al2O3. Giá trị của t là:
A. 5790 B. 6176 C. 5404 D. 6562
(Xem giải) Câu 5. Cho một lượng Cu(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 0,4M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 4A đến khi khối lượng dung dịch giảm 16,68 gam thì dừng điện phân. Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,07 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời khối lượng thanh Fe giảm 5,88 gam. Thời gian điện phân là:
A. 9264 giây. B. 9168 giây. C. 9650 giây. D. 6755 giây.
(Xem giải) Câu 6. Cho một lượng tinh thể Cu(NO3)2.3H2O vào 300 ml dung dịch NaCl 0,6M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, đến khi khối lượng dung dịch giảm 18,65 gam thì dừng điện phân. Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 0,035 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời khối lượng thanh Fe giảm 2,94 gam. Thời gian điện phân là:
A. 8106s B. 7456s C. 6819s D. 7234s
(Xem giải) Câu 7. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm CuSO4, NaNO3 và NaCl vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi khi thời gian điện phân là t giây thì tại anot thu được 1,12 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 31,6. Điện phân thêm 2t giây nữa thu được dung dịch Y. Nhúng thanh Fe vào Y kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí NO, H2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 4,5 và khối lượng thành Fe sau khi làm khôn không thay đổi so với ban đầu (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m gần nhất với?
A. 64 B. 51 C. 177 D. 115
(Xem giải) Câu 8. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Giả sử hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với:
A. 17,00 B. 14,7 C. 18,6 D. 16,00
(Xem giải) Câu 9. Điện phân dung dịch T chứa a gam Cu(NO3)2 với điện cực trơ một thời gian rồi nhấc nhanh các điện cực ra thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19 gam hỗn hợp kim loại, 0,448 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 18,5 và dung dịch Y chứa 56,3 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2(đktc).Giá trị của (m + a) là?
A. 85,28 B. 92,80 C. 78,12 D. 88,42
(Xem giải) Câu 10. Cho hai bình điện phân (1) và bình điện phân (2). Trong đó bình (2) đựng 26,3 ml dung dịch NaOH 2M. Trong bình (1) có chứa m gam hỗn hợp chất tan gồm Cu(NO3)2 và NaCl (điện cực trơ màng ngăn xốp). Mắc nối tiếp bình (1) và (2). Điện phân dung dịch một thời gian thu được kết quả như sau:
Thời gian (s) |
Bình 1 | Bình 2 | |
Catot tăng (gam) |
Khí | CM NaOH | |
t | m1 | Khí duy nhất |
2,17896M |
2t | 5m1/3 | Tổng 0,235 mol (2 cực) |
2,39308M |
Coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất:
A. 53,4 B. 55,2 C. 54,6 D. 51,2
(Xem giải) Câu 11. Chia dung dịch AgNO3 thành hai phần bằng nhau: Điện phân phần 1 (điện cực trơ) trong thời gian t giây thì thu được dung dịch X có khối lượng giảm so với ban đầu là 5,8 gam. Điện phân phần 2 (điện cực trơ, cường độ dòng điện như phần 1) trong thời gian 4t giấy thì thấy khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu là 22,13 gam. Cho 0,05 mol FeCl2 vào dung dịch X, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 19,75 B. 15,70 C. 14,35 D. 18,67
(Xem giải) Câu 12. Cho 32,67 gam tinh thể M(NO3)2.nH2O vào 480 ml dung dịch NaCl 0,5M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, có màng ngăn với cường độ dòng điện không đổi ở thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thu được 0,135 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây; tổng thể tích khí thoát ra ở 2 điện cực là 8,4 lít (đktc). Giá trị của m và n lần lượt là
A. 8,64 và 5. B. 8,64 và 3. C. 8,4 và 3. D. 8,4 và 5
(Xem giải) Câu 13. Điện phân (với các điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và NaCl bằng dòng điện có cường độ 2,68A. Sau thời gian 6h, tại anot thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Thêm 20 gam bột sắt vào dung dịch sau điện phân, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 12,4 gam chất rắn gồm hai kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 97,5 B. 77,5 C. 68,1 D. 86,9
(Xem giải) Câu 14. Điện phân 200 ml NaCl 2M (điện cực trơ, không màng ngăn), sau một thời gian thu được dung dịch X. Cho AgNO3 dư vào dung dịch X thu được 35,875 gam kết tủa. Hiệu suất điện phân là
A. 62,5% B. 31,25% C. 75,0% D. 37,5%
(Xem giải) Câu 15. Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,3M và NaCl 0,5M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 7,72A trong thời gian 2500 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 10,75 gam. Cho 7,425 gam bột Al vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được m gam hỗn hợp rắn. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N . Giá trị của m là
A. 14,11 gam. B. 12,4 gam. C. 10,78 gam. D. 8,86 gam
(Xem giải) Câu 16. Điện phân dung dịch chứa NaCl và Cu(NO3)2 với cường độ dòng điện 10A trong thời gian t giây thì dừng điện phân, cho vào dung dịch sau điện phân 1,06 mol KHSO4 thu được dung dịch X chứa m gam chất tan. Dung dịch X hòa tan hết 8,88 gam Mg, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa với khối lượng m – 4,12 gam và khí Z gồm hai khí NO và H2, tỉ khối của Z đối với He bằng 6,8. Giá trị của t là
A. 2895 B. 1930 C. 4825 D. 3860
(Xem giải) Câu 17. Điện phân 100 gam dung dịch X chứa FeCl2 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6948 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng catot tăng 4,48 gam; đồng thời thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 7,65%. Nếu cho AgNO3 dư vào 100 gam dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Giá trị m là
A. 52,32 B. 48,87 C. 56,71 D. 54,56
(Xem giải) Câu 18. Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,1 mol NaCl và 0,035 mol MSO4 bằng điện cực trơ màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây, thấy khối lượng dung dịch giảm 5,09 gam. Nếu thời gian điện phân là 3t giây, thể tích khí thoát ra ở anot bằng thể tích khí thoát ra ở catot (đo cùng điều kiện áp suất và nhiệt độ). Giả sử khí sinh ra không tan trong dung dịch, cation M2+ tham gia vào quá trình điện phân. Kim loại M là:
A. Zn B. Fe C. Cu D. Ni
(Xem giải) Câu 19. Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và 0,16 mol NaCl bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 18,8 gam thì dừng điện phân. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí H2 thoát ra; đồng thời khối lượng thanh Mg không đổi so với trước phản ứng. Giá trị a là
A. 0,28. B. 0,32. C. 0,20. D. 0,24.
(Xem giải) Câu 20. Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 aM và KCl bM
– Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, dòng điện một chiều sau t giây thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và dung dịch X. Cho Fe vào dung dịch X thấy khối lượng thanh Fe giảm 0,6 gam
– Điện phân dung dịch X trong điều kiện như trên sau 2t giây thu được dung dịch Y. Cho Fe dư vào dung dịch Y thì khối lượng thanh Fe giảm 2,1 gam.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tỷ số b : a = 0,75
B. Tại thời điểm 2t giây cả 2 muối đều bị điện phân hết
C. Tại thời điểm 1,8t giây thì thể tích khí (đktc) ở anot là 1,232 lít
D. Tại thời điểm 1,5t gây muối Cu(NO3)2 bị điện phân chưa hết
(Xem giải) Câu 21. Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây thì khối lượng chất tan trong dung dịch thu được giảm 18,79 gam và có khí thoát ra ở catot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch trong đó có chứa 0,16 mol NaOH và thoát ra 12,32 lít (đkc) hỗn hợp khí T gồm 3 khí ở 2 điện cực. Giá trị m gần nhất với:
A. 43 B. 51 C. 46 D. 40
(Xem giải) Câu 22. Điện phân dung dịch chứa 0,15 mol Fe(NO3)3 và 0,25 mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, dòng điện 2,68A trong 8h thu được dung dịch X. Lấy dung dịch X ra khỏi bình điện phân và để yên cho các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và có khí NO thoát ra. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu? (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của các phản ứng trên)
A. 15,6 B. 16,4 C. 17,2 D. 17,6
(Xem giải) Câu 23. Hòa tan 64,258 gam rắn gồm Cu(NO3)2.5H2O và NaCl vào nước được dung dịch X. Điện phân X với cường độ dòng điện không đổi. Sau một thời gian thu được khối lượng dung dịch Y giảm 18,79 gam so với dung dịch X. Cho 10 gam Fe vào Y đến kkhi phản ứng hoàn toàn thu được m gam rắn T gồm hai kim loại, đồng thời thấy thoát 1,568l hỗn hợp hai khí Z màu nâu đỏ, nâu đậm dần trong không khí với d/H2 là 129/7. Giá trị của m là?
A. 5,928 B. 6,142 C. 4,886 D. 5,324
(Xem giải) Câu 24. Điện phân dung dịch X gồm HCl, Cu(NO3)2, NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khí bắt đầu xuất hiện ở catot thì dừng điện phân, ở anot thu được 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) và catot tăng m gam. Dung dịch sau điện phân hoà tan tối đa 12,6 gam Fe thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung đến khối lượng không đổi thu được 24,9 gam rắn. Giá trị m là:
A. 28,8 gam B. 19,2 gam C. 22,4 gam D. 25,6 gam
(Xem giải) Câu 25. Thực hiện phản ứng điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl với cường độ dòng điện 5A. Đến thời điểm t tại điện cực anot nước bắt đầu điện phân thì ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện phân hoà tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc). Nếu thể tích dung dịch không thay đổi V = 500 ml thì nồng độ mol của các chất trong dung dịch là
A. 0,04M; 0,08M B. 0,12M; 0,04M C. 0,3M; 0,05M D. 0,02M; 0,12M
(Xem giải) Câu 26. Dung dịch X gồm AgNO3 x mol/l và Cu(NO3)2 y mol/l. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ) đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực thì ngừng, thu được m gam chất rắn Y, dung dịch Z và khí T. Cho Y vào dung dịch Z, sau khi phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 0,5m gam hỗn hợp rắn. Tỉ lệ x : y là:
A. 8:15 B. 9:16 C. 4:11 D. 5:12
(Xem giải) Câu 27. Hòa tan hết m gam CuSO4.5H2O vào dung dịch chứa 0,24 mol NaCl, thu đươc dung dịch X. Điện phân X bằng dòng điện một chiều có cường độ không đổi (với điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%). Sau thời gian t giây, thu được 3,136 lít (đktc) hỗn hợp hai khí ở cả hai điện cực. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 13,92 gam so với dung dịch ban đầu. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 10,0. B. 12,5. C. 15,0. D. 17,5.
(Xem giải) Câu 28. Điện phân dung dịch chứa Fe2(SO4)3 24% và NaCl 4,68%. Sau một thời gian điện phân thu được 3,36 lít hỗn hợp khí ở anot (đktc) và dung dịch (H). Tách lấy dung dịch (H) và cho bột Al dư vào sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch giảm 3,08 gam. Biết quá trình điện phân có màng ngăn xốp. Nồng độ phần trăm của muối sắt trong dung dịch (H) có giá trị gần nhất với
A. 11,5% B. 11% C. 20% D. 37%
(Xem giải) Câu 29. A là dung dịch CuSO4 và KCl. Điện phân 500ml dung dịch A với điện cực trơ, màng ngăn xốp bằng dòng điện 10A, sau 9 phút 39 giây ngừng điện phân thu được dung dịch B có khối lượng giảm 3,39 gam so với dung dịch A. Cho khí H2S từ từ vào dung dịch B được kết tủa, sau khi phản ứng xong thu được dung dịch C có thể tích 500ml và pH = 1,1. Khối lượng chất tan trong A là
A. 8,762 gam B. 5,882 gam C. 7,421 gam D. 5,562 gam
(Xem giải) Câu 30. Điện phân dung dịch hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và CuCl2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 5A, đến khi catot bắt đầu xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 20,815 gam so với X. Hòa tan hoàn toàn 3,52 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO (tỉ lệ mol 2 : 1) vào dung dịch sau điện phân, thu được dung dịch chỉ chứa 18,16 gam muối và 268,8 ml một chất khí Y duy nhất (đktc). Thời gian điện phân là
A. 8106 giây. B. 5288 giây. C. 2818 giây. D. 4053 giây.
Không tải được đề ạ thầy ?
Đã đủ bài đâu mà tải?