Bài tập muối amoni hữu cơ (Phần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1: Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là:

A. 10,31 gam        B. 11,77 gam         C. 14,53 gam            D. 7,31 gam

(Xem giải) Câu 2. Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N) và Y (CxHtO5N2) trong đó X không chứa chức este, Y là muối của α-amino axit no với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml NaOH 1,2M đun nóng nhẹ thấy thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc 3 thể khí ở điều kiện thường. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với a mol HCl trong dung dịch thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 9,87 và 0,03      B. 9,84 và 0,03      C. 9,87 và 0,06      D. 9,84 và 0,06

(Xem giải) Câu 3. Cho muối X có công thức phân tử C3H12N2O3. Cho X tác dụng hết với dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Z (làm hóa xanh quỳ tím tẩm nước cất) và muối axit vô cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện?

A. 4                 B. 1                 C. 3                 D. 2

(Xem giải) Câu 4. Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H10N2O2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm) hơn kém nhau một nguyên tử C. Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là:

A. 16,5 gam           B. 20,1 gam           C. 8,9 gam           D. 15,7 gam

(Xem giải) Câu 5. Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?

A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH         B. Chất Q là H2NCH2COOH

C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2         D. Chất X là (NH4)2CO3

(Xem giải) Câu 6. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3), biết X là hợp chất hữu cơ đa chức. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1 : 5, X và Y đều tạo khí làm xanh quỳ tím ẩm) và dung dịch chứa m gam muối. giá trị của m là:

A. 5,92        B. 4,68        C. 2,26        D. 3,46

(Xem giải) Câu 7. Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR’(R, R’ là các gốc hiđrocacbon), phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là:

A. 2,67            B. 4,45            C. 5,34            D. 3,56

(Xem giải) Câu 8. Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic, hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với H2 bằng 16,9 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được hỗn hợp T gồm hai muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của α-amino axit. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong T là

Bạn đã xem chưa:  Tổng hợp 1000 bài hóa nâng cao - Tào Mạnh Đức (Phần 20)

A. 25,5%.       B. 74,5%.       C. 66,2%.       D. 33,8%.

(Xem giải) Câu 9. Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là

A. 12,28 gam.           B. 4,24 gam.           C. 5,36 gam.           D. 8,04 gam.

(Xem giải) Câu 10. Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 1,0 mol KOH, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 13,44 lít hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 76,1.         B. 70,5.         C. 81,7.         D. 81,5.

(Xem giải) Câu 11. Cho hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2) và Y (C9H23O6N3, là muối của axit glutamic) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH thu được 7,392 lít hỗn hợp hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỷ khối so với H2 là 107/6) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp G gồm ba muối khan trong đó có 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là

A. 55,44.         B. 93,83.         C. 51,48.         D. 58,52.

(Xem giải) Câu 12. Hỗn hợp X gồm các chất có công thức phân tử là C2H7O3N và C2H10O3N2. Khi cho các chất trong X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ đều có khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 16,9 gam.        B. 17,25 gam.        C. 18,85 gam.        D. 16,6 gam.

(Xem giải) Câu 13. Hợp chất X có công thức C2H7NO2 có phản ứng tráng gương, khi phản ứng với dung dịch NaOH loãng tạo ra dung dịch Y và khí Z, khi cho Z tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và HCl tạo ra khí P. Cho 11,55 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được số gam chất rắn khan là:

A. 14,32            B. 9,52            C. 8,75            D. 10,2

(Xem giải) Câu 14. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của a-amino axit Z (Chất Z có cấu tạo mạnh hở và mạch C không phân nhánh). Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:

A. 1               B. 2               C. 3               D. 4

(Xem giải) Câu 15. Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là

A. 24,57%.       B. 54,13%.       C. 52,89%.         D. 25,53%.

(Xem giải) Câu 16. Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử C2H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M và đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,28 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập este tổng hợp (Phần 10)

A. 420       B. 480       C. 960       D. 840

(Xem giải) Câu 17. Đun nóng 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O3 với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y, thu được chất rắn khan có khối lượng là

A. 13,15 gam.      B. 9,95 gam.        C. 10,375 gam.      D. 10,35 gam.

(Xem giải) Câu 18. Hỗn hợp E gồm ba chất hữu cơ mạch hở: peptit X (a mol), peptit Y (3a mol) và C3H7NO4. Đun nóng E bằng 500 ml NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chỉ chứa hơi nước và hỗn hợp rắn T gồm 4 muối. Đốt cháy hoàn toàn T bằng 48,216 lít O2 (vừa đủ), sản phẩm cháy gồm Na2CO3, N2 và 93,51 gam hỗn hợp chứa CO2 và H2O. Biết hai peptit X, Y cùng số nguyên tử cacbon; mỗi peptit chứa không quá 10 gốc α–aminoaxit; khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp chứa X, Y chỉ thu được valin và alanin. Phần trăm về khối lượng của peptit có phân tử khối nhỏ hơn trong E là

A. 20,58%.       B. 70,40%.       C. 9,02%.       D. 22,62%.

(Xem giải) Câu 19. Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm hai khí đều làm xanh quỳ ẩm. Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m1 gam muối khan. Nếu cho 18,5 gam chất hữu cơ T (C3H11N3O6)  tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một amin hai chức bậc I và m2 gam hỗn hợp muối vô cơ. Tỉ lệ m1 : m2 là

A. 0,51         B. 0,62         B. 0,73         D. 0,84

(Xem giải) Câu 20. Cho 18,5 gam chất hữu cơ A có CTPT C3H11N3O6 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị gần đúng nhất của m là

A. 8,45          B. 25,45             C. 21,15           D. 19,05

(Xem giải) Câu 21. Hỗn hợp N gồm 2 chất C2H9N3O5 và C2H7NO2. Cho 39,77 gam N tác dụng với lượng NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 2 muối (trong đó có 1 muối có phần trăm khối lượng Na trong phân tử là 27,06%) và hỗn hợp khí gồm 2 amin thoát ra có tỉ khối so với H2 là 565/32. Khối lượng muối trong dung dịch gần nhất với

A. 35.           B. 36.           C. 37           D. 38.

(Xem giải) Câu 22. Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều lớn hơn 1. Mặt khác 21,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư đun nóng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 32,45.          B. 28,80.           C. 37,90.          D. 34,25.

(Xem giải) Câu 23. Đun nóng 24,88 gam hỗn hợp E gồm chất X (C2H8O2N2) và đipeptit Y (C5H10N2O3) cần dùng 320 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một khí Z duy nhất (có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh) và hỗn hợp T gồm 2 muối. Nếu lấy 24,88 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch chứa x gam muối. Tính x:

A. 41,64        B. 37,36        C. 36,56        D. 42,76

Bạn đã xem chưa:  Bài toán hỗn hợp amin và các chất hữu cơ (Phần 1)

(Xem giải) Câu 24. Cho một lượng hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A (C3H12N2O3) và B (CH8N4O6) tác dụng với lượng dung dịch NaOH, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 7,7 gam hỗn hợp Z gồm 2 amin có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,25. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị m?

A. 22,3        B. 19,1        C. 24,45        D. 24,4

(Xem giải) Câu 25. Hỗn hợp T gồm 2 chất hữu cơ mạch hở A và B có công thức phân tử lần lượt là C4H8N2O5, C3H7NO5. Nếu thủy phân x mol A trong dung dịch NaOH (vừa đủ) hoặc x mol B trong dung dịch HCl (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng đều thu được hỗn hợp gồm khí và hơi (biết rằng, tỉ khối của chúng đều bằng nhau). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 33,1 gam hỗn hợp T trong KOH (vừa đủ), thì thu được hỗn hợp C chứa 48,97 gam muối. Hiệu khối lượng của A so với B có giá trị gần nhất với

A. 6.        B. 8.        C. 11.        D. 12.

(Xem giải) Câu 26. Hỗn hợp E gồm một amin có công thức C2H7N và hợp chất Y có công thức C6H16N2O4. Cho 36 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 22,5 gam hỗn hợp 3 khí ở điều kiện thường đều làm xanh quỳ ẩm có tỷ khối so với H2 bằng 22,5 và m gam muối. Giá trị của m là:

A. 26,4           B. 22,2           C. 20,1           D. 24,3

(Xem giải) Câu 27. X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đun nóng thì thu được amin Z; ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 13,5 gam Z; 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất trong M là

A. 16,33%.       B. 9,15%.       C. 59,82%.       D. 18,30%.

(Xem giải) Câu 28. Một hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H7NO5 tác dụng với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Lấy 13,7 gam A cho tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 22,1.       B. 24,3.       C. 20,3.       D. 26,1.

(Xem giải) Câu 29. Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là

A. 24,57%.       B. 54,13%.       C. 52,89%.         D. 25,53%.

(Xem giải) Câu 30. Cho hỗn hợp E gồm 0,2 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,3 mol este Y (C4H6O4) hai chức tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó có một muối của amino axit). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 88.         B. 96.         C. 83.         D. 75.

4
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
phạm thị thu ngọc

add ơi kinh nghiệm khi giải bài tập muối amoni hữu cơ là thế nào vậy ạ?

ngochieu189201

Kinh nghiệm ƯD mở rộng hệ số k trong tính hằng số k của pi+v. Dấu hiệu O2,O4 (O có hệ số chẵn thường là COO-), nếu O3 chủ yếu là NO3-, CO32-,HCO3-, O5 thì liên quan đến muối aa và ax HNO3, H2CO3, ngoài ra O6 cũng có thể lq đến NO3, CO32-, HCO3-,..Thêm nữa số O (O) và số N (N) nếu (O)=2N thì muối este, liên p/tử,..(O)=(N)+1 chủ yếu là peptit no,..

Đỗ hoàng liên

add ơi sao mình không dowload được?

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!