Giải chi tiết 36 đề thầy Tào Mạnh Đức (22/36)
⇒ Đáp án và giải chi tiết:
1D |
2A | 3B | 4A | 5C | 6B | 7A | 8A | 9D | 10A |
11D |
12C | 13D | 14B | 15A | 16A | 17B | 18C | 19D |
20C |
21A |
22C | 23A | 24C | 25D | 26D | 27C | 28B | 29A |
30A |
31C | 32B | 33B | 34A | 35C | 36D | 37D | 38B | 39A |
40B |
Câu 1. Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?
A. Gly-Gly. B. Saccarozơ. C. Tristearin. D. Glucozơ.
Câu 2. Ở điều kiện thường, hợp chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím?
A. Anbumin. B. Glucozơ. C. Gly-Aal. D. Triolein.
Câu 3. Amin X đơn chức, trong đó phần trăm khối lượng của nitơ chiếm 23,73%. Số đồng phân của X là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 4. Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2=CH-CN.
C. CH2=CH-Cl. D. H2N-[CH2]5-COOH.
Câu 5. Đun nóng 17,85 gam este X có công thức phân tử C5H10O2 với dung dịch KOH vừa đủ, thu được 17,15 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C3H7COOCH3. B. HCOOC4H9.
C. CH3COOC3H7. D. C2H5COOC2H5.
Câu 6. Cho 53,04 gam triolein tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br20,5M. Giá trị của V là
A. 180 ml. B. 360 ml. C. 240 ml. D. 120 ml.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng.
B. Đốt cháy este no, mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1.
C. Triolein và tristearin có công thức lần lượt là C57H110O6 và C57H104O6.
D. Thủy phân metyl acrylat trong môi trường axit, sản phẩm cho được phản ứng tráng gương.
Câu 8. Hợp chất hữu cơ X (có M = 89 đvC và chứa C, H, O, N). Ở điều kiện thích hợp, chất X có khả năng phản ứng được với chất hoặc dung dịch: NaOH, HCl và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CH(NH2)-COOH. B. CH2=CHCOONH4.
C. H2N-CH2COOCH3. D. HCOONH3-CH=CH2.
Câu 9. Đốt cháy 55,44 gam hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ cần dùng 1,92 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Giá trị của m là
A. 78,72 gam. B. 71,52 gam. C. 72,96 gam. D. 75,12 gam.
⇒ Xem giải
Câu 10. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Trong phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác, phân tử H2O có nguồn gốc từ nhóm -OH của ancol etylic.
B. Thủy phân este trong môi trường kiềm còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
C. Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol là phản ứng thuận nghịch.
D. Thủy phân metyl acrylat trong môi trường kiềm, thu được sản phẩm gồm muối và ancol.
Câu 11. Dung dịch FeCl3 không phản ứng với chất nào sau đây?
A. AgNO3. B. Fe. C. NaOH. D. Cl2.
Câu 12. Dãy các kim loại nào sau đây đều được điều chế bằng pương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân là
A. Mg, Zn và Al. B. Na, Cu và Ag. C. Zn, Fe, Cu. D. K, Ca và Ag.
Câu 13. Cho các dung dịch sau: NaCl, KNO3, NaHCO3 và Na2CO3. Dung dịch nào trong dãy có thể làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời?
A. HCl. B. NaHCO3. C. KNO3. D. Na2CO3.
Câu 14. Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Cho một mẫu Na vào dung dịch CuSO4.
B. Ngâm một đinh làm bằng thép vào dung dịch NaCl.
C. Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch HCl.
D. Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
Câu 15. Cho 6,72 gam bột Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là.
A. 2,688 lít. B. 4,032 lít. C. 1,344 lít. D. 1,792 lít.
Câu 16. Cho 2,34 gam Al vào dung dịch HNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,02 mol khí Y duy nhất. Cô cạn dung dịch X, thu được 19,06 gam muối khan. Khí Y là
A. N2. B. NO2. C. N2O. D. NO.
⇒ Xem giải
Câu 17. Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+… Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây?
A. HCl. B. Ca(OH)2. C. NaCl. D. KOH.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các kim loại kiềm từ Li đến Cs có khối lượng riêng đều lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Tính khử của Na mạnh hơn tính khử của K.
C. Các kim loại kiềm được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.
D. Các kim loại kiềm từ Li đến Cs có nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
Câu 19. Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa HCl 0,4M và CuSO4 0,6M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 1,344 lít khí H2 (đktc); đồng thời khối lượng thanh Zn giảm m gam. Biết rằng lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh Zn. Giá trị của m là
A. 7,98 gam. B. 3,90 gam. C. 7,92 gam. D. 4,08 gam.
⇒ Xem giải
Câu 20. Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra chất khí?
A. Cho bột Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng.
B. Cho bột Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
C. Cho bột Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng.
D. Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 loãng.
Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn este X (no, đơn chức, mạch hở) thấy thể tích O2 cần đốt gấp 1,25 thể tích CO2 tạo ra. Khi thủy phân hoàn toàn X, thu được axit cacboxylic Y và ancol Z có cùng số nguyên tử cacbon. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH3.
C. C2H5COOC3H7. D. CH3COOC2H3.
⇒ Xem giải
Câu 22. Hòa tan hết a mol Al2O3 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Sục CO2 dư vào dung dịch X, thu được hai loại kết tủa.
B. Sục khí NH3 dư vào dung dịch X, ban đầu xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần.
C. Dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất.
D. Cho dung dịch H2SO4 dư vào dung dịch X, thu được hai loại kết tủa.
Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 86,2 gam hỗn hợp X chứa ba chất béo, thu được 242,88 gam CO2 và 93,24 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 86,2 gam X bằng lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch KOH dư, thu được x gam muối. Giá trị của x là
A. 94,08 gam. B. 89,20 gam. C. 89,28 gam. D. 93,94 gam.
⇒ Xem giải
Câu 24. Cho hỗn hợp gồm Na, Ba và Al vào nước dư, thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch X và còn lại 0,81 gam rắn không tan. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được 14,04 gam kết tủa. Giá trị của a là.
A. 6,720 lít. B. 7,168 lít. C. 8,064 lít. D. 7,616 lít.
⇒ Xem giải
Câu 25. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4. Đun nóng a mol X cần dùng dung dịch chứa 2a mol NaOH, thu được một muối Y và một ancol Z. Lấy toàn bộ Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng (dùng dư), thu được 4a mol Ag. Công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. OHC-CH2-COO-CH3. B. HCOO-CH2-CH2-CHO.
C. HOOC-COO-CH2-CH3. D. HCOO-CH2-CH2-OOCH.
Câu 26. Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 xM và Na2CO3 yM, thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, thu được 23,64 gam kết tủa. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,6 và 0,4. B. 0,8 và 0,6. C. 0,6 và 0,6. D. 0,8 và 0,4.
⇒ Xem giải
Câu 27. Cho các phản ứng sau:
(a) FeO + CO → Fe + CO2.
(b) 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O.
(c) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.
(d) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.
Trong các phản ứng trên, tính oxi hóa của hợp chất Fe(II) thể hiện ở phản ứng?
A. (b). B. (d). C. (a). D. (c)
Câu 28. Một muối vô cơ khan X khi cho vào dung dịch HCl loãng, dư thu được khí Y (không màu, không mùi, không cháy). Nung nóng X đến khối lượng không đổi, lấy phần rắn cho vào dung dịch HCl loãng, dư thấy khí Y thoát ra. Muối X là
A. FeCO3. B. NaHCO3. C. Ba(HCO3)2. D. (NH4)2CO3.
Câu 29. Cho các phát biểu sau:
(a) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được policaproamit;
(b) H2N-CH2-CH2-COOH là chất rắn ở điều kiện thường, tan tốt trong nước;
(c) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước;
(d) Hợp chất H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH là một đipeptit.
Số phát biểu đúng là
A. (a),(b),(c). B. (b),(c). C. (a),(b),(c),(d). D. (a),(c).
Câu 30. Hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và một este của α-amino axit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 0,315 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Công thức phân tử của hai amin là
A. CH5N và C2H7N. B. C3H9N và C4H11N.
C. C2H7N và C3H9N. D. CH5N và C3H9N.
⇒ Xem giải
Câu 31. Hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic. Lấy m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được (m + 6,16) gam muối. Nếu lấy 2m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (2,5m + 4,22) gam muối. Phần trăm khối lượng của glyxin trong hỗn hợp X là
A. 25,38%. B. 33,78%. C. 43,35%. D. 36,13%.
⇒ Xem giải
Câu 32. Hòa tan hết 34,6 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư, thu được dung dịch X và a mol khí H2. Sục khí CO2 dư vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Nếu cho 34,6 gam X với 300 ml dung dịch H2SO4 0,4M và HCl 0,6M. Kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y có khối tăng x gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của x là
A. 11,02. B. 6,36. C. 13,15. D. 6,64.
⇒ Xem giải
Câu 33. Biết rằng dung dịch KI có khả năng khử được ion Fe3+ tạo thành I2 và Cl2 có thể oxi hóa ion Fe2+ để tạo thành ion Cl-. Quá trình thuận nghịch nào sau đây có thể xảy ra?
Câu 34. Nung nóng 0,3 mol hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 trong bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn MgO duy nhất và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2; CO2 và NO2. Tỉ khối của Y so với He bằng 7,88. Phần trăm khối lượng của Mg(NO3)2 trong hỗn hợp X là
A. 44,3%. C. 34,9%. D. 24,5%. D. 64,2%.
⇒ Xem giải
Câu 35. Thủy phân hoàn toàn 28,13 gam hỗn hợp E chứa ba peptit X, Y, Z đều mạch hở cần dùng 185 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hơi nước có khối lượng 172,9 gam và phần rắn Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy X hoặc Y cũng như Z với số mol bằng nhau đều thu được CO2 như nhau. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong rắn Y là.
A. 22,1%. B. 24,2%. C. 19,3%. D. 26,7%.
⇒ Xem giải
Câu 36. Cho các dữ kiện thực nghiệm sau:
(1) Khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan;
(2) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam;
(3) Cho glucozơ tác dụng với nước brom;
(4) Cho glucozơ tác dụng với anhiđrit axetic, tạo este chứa 5 gốc axetat;
(5) Lên men glucozơ với xúc tác enzim ở khoảng 30-35°C, thu được khí CO2 và ancol etylic.
(6) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được kết tủa bạc trắng.
Số thực nghiệm để chứng minh dạng mạch hở trong phân tử glucozơ chứa nhóm CH=O là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 37. Ứng dụng nào sau đây của amino axit là không đúng?
A. Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
B. Axit 6-aminohexanoic là nguyên liệu sản xuất tơ nilon-6.
C. Axit 7-aminoheptanoic là nguyên liệu sản xuất tơ enang.
D. Muối đinatri glutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).
Câu 38. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
Biết rằng X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Hai chất X và Z lần lượt là
A. Na2CrO4 và NaCrO2. B. Na2Cr2O7 và NaCrO2.
C. Na2Cr2O7 và Cr(OH)3. D. Na2CrO4 và Cr(OH)3.
Câu 39. Hòa tan hết 0,2 mol hỗn hợp X gồm Fe, Fe(OH)2 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,26 mol H2SO4 loãng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 0,12 mol khí Z duy nhất. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Y đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh Fe ra lau khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng giảm 4,48 gam. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là
A. 25,7%. B. 26,1%. C. 20,6%. D. 20,9%.
⇒ Xem giải
Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở với lượng oxi vừa đủ, thu được 1,86 mol CO2 và 1,23 mol H2O. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp Y gồm hai este. Đun nóng toàn bộ Y với 475 ml dung dịch NaOH 1,2M (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và 48,84 gam hỗn hợp Z gồm các muối của các axit cacboxylic đều đơn chức. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,48. B. 0,32. C. 0,36. D. 0,24.
⇒ Xem giải
Bình luận