Khử oxit kim loại bằng CO, H2, NH3 (Phần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 41: Hỗn hợp X gồm C và S. Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dich HNO3 đặc, nóng, thu được 0,8 mol hỗn hợp khí gồm NO2 và CO2 có tỉ khối so với H2 bằng 22,875 (không có khí nào khác). Khối lượng của S trong m gam X là

A. 1,60 gam.           B. 1,28 gam.           C. 0,96 gam.           D. 1,92 gam.

(Xem giải) Câu 42: Hỗn hợp khí A gồm CO và H2 có tỉ khối đối với hiđro bằng 4,25, hỗn hợp khí B gồm O2 và O3 có tỉ khối đối với H2 là 20. Để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí A cần lượng thể tích hỗn hợp khí B là: (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)

A. 8 lít.           B. 6 lít.           C. 10 lít.           D. 4 lít.

(Xem giải) Câu 43: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca, K tác dụng với H2O thu được dung dịch Y và khí H2. Cho toàn bộ lượng H2 thu được tác dụng với CuO dư nung nóng. Sau phản ứng cho lượng H2O thu được hấp thụ vào 63 gam dung dịch H2SO4 90% thì thấy C% của dung dịch H2SO4 còn 70%. Cho toàn bộ dung dịch Y vào dung dịch chứa 0,6 mol AlCl3 thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 15,6           B. 27,3           C. 31,2           D. 46,8

(Xem giải) Câu 44: Cho hơi nước qua than nung đỏ, sau khi làm khô hết hơi nước thu được hỗn hợp khí X (gồm CO, H2, và CO2) có tỉ khối của X so với H2 bằng 7,875. Cần bao nhiêu kg than có chứa 4% tạp chất trơ để thu được 960 m3 hỗn hợp khí X trên đo ở 1,64 atm và 127°C, biết rằng có 96% cacbon bị đốt cháy ?

A. 225,000 kg.           B. 234,375 kg.           C. 216,000 kg.           D. 156,250 kg.

(Xem giải) Câu 45: Khử m gam hỗn hợp X (chứa Fe3O4 và Fe2O3 có số mol bằng nhau) bằng CO trong một thời gian thu được 25,6 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho ½ hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì thu được sản phẩm khử chỉ gồm 2 khí NO và NO2, có thể tích là 4,48 lít (ở đktc) và có tỉ khối so với H2 bằng 19. Giá trị của m là

A. 15,68.           B. 28,22.           C. 31,36.           D. 37,12.

(Xem giải) Câu 46: Hỗn hợp khí X gồm CO và CO2, có tỉ khối so với He bằng 8,6. Dẫn 0,25 mol X đi qua ống đựng 22,1 gam hỗn hợp chất rắn gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 và MgO nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 20,4 và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là

A. 20,5.           B. 18,9.           C. 23,7.           D. 25,3.

(Xem giải) Câu 47: Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng với CO dư, đun nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp X (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là

A. 4,48 lít.           B. 11,2 lít.           C. 5,60 lít.           D. 6,72 lít.

(Xem giải) Câu 48: Thổi dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 6,1 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và một oxit của kim loại R đốt nóng, tới khi phản ứng hoàn toàn thì chất rắn còn lại trong ống có khối lượng 4,82 gam. Toàn bộ lượng chất rắn này phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thấy thoát ra 1,008 lít khí H2 (đktc) và còn lại 1,28 gam chất rắn không tan. Tổng khối lượng mol của R và oxit của nó là

A. 288.           B. 128.           C. 216.           D. 164.

(Xem giải) Câu 49: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 1,120.           B. 0,896.           C. 0,448.           D. 0,224.

(Xem giải) Câu 50: Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 76,755           B. 73,875           C. 147,750           D. 78,875

(Xem giải) Câu 51: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.           B. 4,48.           C. 6,72.           D. 3,36.

(Xem giải) Câu 52: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là

A. 7,12.           B. 6,80.           C. 5,68.           D. 13,52.

(Xem giải) Câu 53: Cho khí CO qua hỗn hợp T gồm Fe và Fe2O3 nung nóng thu được hỗn hợp khí B và chất rắn D. Cho B qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hỗn hợp D bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,18 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và 24 gam muối. Phần trăm số mol của Fe trong hỗn hợp T là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập về các định luật bảo toàn (Phần 2)

A. 80%.           B. 20%.           C. 40%.           D. 60%.

(Xem giải) Câu 54: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 9,5           B. 8,5           C. 8,0           D. 9,0

(Xem giải) Câu 55: Hỗn hợp A có khối lượng 8,14 gam gồm CuO, Al2O3 và một oxit của sắt. Cho H2 dư đi qua A nung nóng, sau khi phản ứng xong thu được 1,44 gam H2O. Hoà tan hoàn toàn A cần dùng 170 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M, được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, được 5,2 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt và tính khối lượng Al2O3 trong A là

A. Fe3O4 và 3,06 gam.           B. Fe2O3 và 3,06 gam           C. Fe3O4 và 2,04 gam.           D. Fe2O3 và 2,04 gam

(Xem giải) Câu 56: Hỗn hợp A gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua A nung nóng được chất rắn B. Hoà tan B vào dung dịch NaOH dư được dung dịch C và chất rắn D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch C. Hoà tan chất rắn D vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng tạo khí NO). Tổng số phản ứng đã xảy ra là

A. 9.           B. 6.           C. 7.           D. 8.

(Xem giải) Câu 57: Hoà tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho một lượng bột sắt vừa đủ vào dung dịch A. Đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch KOH dư được dung dịch D, kết tủa E. Nung E trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn F. Thổi một luồng CO qua ống sứ nung nóng chứa F cho đến dư thu được chất rắn G và khí X. Sục khí X vào dung dịch Ba(OH)2 thì thu được kết tủa Y và dung dịch C. Lọc bỏ kết tủa Y, đun nóng dung dịch C lại tạo ra kết tủa Y. Biết rằng hiđro mới sinh có thể khử một phần Fe3+ thành Fe2+. Tổng phân tử khối của E và chất tan trong dung dịch C là

A. 278.           B. 261.           C. 349.           D. 419.

(Xem giải) Câu 58: Cho một luồng khí H2 (dư) lần lượt đi qua 4 ống mắc nối tiếp nhau đã được đốt nóng đựng các oxit: ống 1 đựng Fe2O3, ống 2 đựng Al2O3 và ống 3 đựng CuO và ống 4 đựng BaO. Phân tử khối lớn nhất của chất thu được sau phản ứng là

A. 153.           B. 102.           C. 160.           D. 171.

(Xem giải) Câu 59: Đốt Cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với Fe2O3 nung nóng được khí B và hỗn hợp rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 được kết tủa K và dung dịch D; đun sôi lại được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hỗn hợp hiđroxit F. Nung F trong không khí được một oxit duy nhất. Tổng phân tử khối của chất tan trong D và hidroxit nhỏ trong F là

A. 164.           B. 181.           C. 252.           D. 234.

(Xem giải) Câu 60: Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng CuO dư, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của V là

A. 8,960.           B. 0,448.           C. 0,672.           D. 1,344

(Xem giải) Câu 61: Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác , khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Giá trị của m là

A. 20,88.           B. 16,56.           C. 9,60.           D. 18,24.

(Xem giải) Câu 62: Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +9,612.10^19C. Oxit Y của nguyên tố X chứa 42,857% khối lượng X. Cho luồng khí Y dư qua bình đựng một lượng hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 đã được đun nóng ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong bình giảm 2,4 gam và thoát ra hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ hỗn hợp Z vào 500ml dung dịch NaOH a (mol/lit), phản ứng xong thu được 14,8 gam muối. Giá trị của a là (Cho biết mỗi đơn vị điện tích hạt nhân có giá trị +1,602.10^19C )

A. 0,5.           B. 0,4.           C. 0,3.           D. 0,2.

(Xem giải) Câu 63: Chia hỗn hợp H gồm sắt (II) oxit và đồng (II) oxit thành hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Cho phần 2 vào ống sứ, đốt nóng và dẫn dòng khí CO đi qua ống sứ. Sau phản ứng thấy trong ống sứ còn lại 28 gam hỗn hợp K gồm 4 chất rắn và 10,2 gam khí đi ra khỏi ống sứ. Cứ 1 lít khí này nặng gấp 1,275 lít khí oxi đo ở cùng điều kiện. Cho toàn bộ 28 gam hỗn hợp K ở trên vào cốc chứa lượng dư axit HCl, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số gam chất rắn tối đa không bị hoà tan là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Andehit - Xeton (Phần 2)

A. 19,2.           B. 6,4.           C. 12,8.           D. 9,6.

(Xem giải) Câu 64: Có hai kim loại R và M, mỗi kim loại chỉ có một hoá trị. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp A gồm hai oxit của hai kim loại trên đến khi phản ứng hoàn toàn thì còn lại chất rắn A1 trong ống và khí A2 đi ra khỏi ống. Dẫn khí A2 vào cốc đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 2,955 gam kết tủa. Cho A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thì không có khí thoát ra, còn lại 0,96 gam chất rắn không tan và tạo thành dung dịch A3 có nồng độ 11,243%. Thành phần % theo khối lượng của chất có phân tử khối lớn trong hỗn hợp A là (biết rằng khi hoà tan hết A vào dung dịch HCl thì nồng độ phần trăm của hai muối trong dung dịch là bằng nhau)

A. 60,8%.           B. 39,2%.           C. 16,48%.           D. 83,52%.

(Xem giải) Câu 65: E là oxit kim loại M, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho dòng khí CO (thiếu) đi qua ống sứ chứa x gam chất E đốt nóng. Sau phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là y gam. Hòa tan hết y gam này vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch F và khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch F thu được 3,7x gam muối G. Gỉa thiết hiệu suất các phản ứng là 100%. Tổng số nguyên tử các nguyên tố trong G là

A. 9           B. 13.           C. 31.           D. 27.

(Xem giải) Câu 66: Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X là

A. 74,92%.           B. 72,06%.           C. 27,94%.           D. 62,76%.

(Xem giải) Câu 67: Để hòa tan 4 gam một FexOy cần 52,14 ml dung dịch HCl 10% (d=1,05 g/ml). Cho V lit CO (đktc) đi qua ống sứ đựng m gam FexOy đốt nóng. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử sắt oxit thành kim loại. Sau phản ứng ta thu được hỗn hợp khí A đi ra khỏi ống sứ có tỉ khối so với H2 là 17. Nếu hòa tan hết chất rắn B còn lại trong ống sứ, thấy tốn hết 50ml dung dịch H2SO4 0,5M. Nếu hoàn tan B trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được một loại muối sắt duy nhất có khối lượng nhiều hơn khối lượng chất rắn B là 3,48 gam. Giá trị của m là

A. 1,60.           B. 2,40.           C. 3,20.           D. 2,56.

(Xem giải) Câu 68: Nung một hỗn hợp X gồm C và CuO cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Khi cho A tác dụng với 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M (vừa đủ) thì có một phần tan, phần còn lại tan trong 0,8 lít dung dịch HNO3 0,2M (vừa đủ) thu được khí NO. Nếu cho cùng một lượng hỗn hợp X tác dụng với V lít dung dịch HNO3 5M (vừa đủ) thì thu được hỗn hợp 2 khí trong đó có một khí màu nâu. Giá trị của V là

A. 0,024.           B. 0,032.           C. 0,088.           D. 0,048.

(Xem giải) Câu 69: Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 ta thu được chất rắn A1 và khí O2. Biết KClO3 bị phân hủy hoàn toàn theo phản ứng: 2KClO3 → 2KCl + 3O2, và KMnO4 bị phân hủy một phần theo phản ứng: 2KMnO → K2MnO4 + MnO2 + O2. Trong A1 có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn lượng O2 thu được ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích VO2 : Vkk = 1 : 3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí A2. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí A3 gồm 3 khí, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Phần trăm khối lượng KMnO4 trong A là

A. 88,3% hoặc 12,6 %.           B. 87,4 hoặc 88,3%.           C. 11,7% hoặc 87,4%.           D. 12,6% hoặc 11,7%.

(Xem giải) Câu 70: Cho hơi nước đi qua m gam than nung đỏ đến khi thân phản ứng hết, thu được hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Cho X qua CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng giảm 1,6 gam so với lượng CuO ban đầu. Giá trị của m là:

A. 0,6.          B. 1,2.          C. 2,4.          D. 0,3.

(Xem giải) Câu 71: Cho dòng khí CO qua ống sứ đựng 31,2 gam hỗn hợp CuO và FeO nung nóng. Sau thí nghiệm thu được chất rắn A trong ống sứ. Cho khí đi ra khỏi ống sứ lội từ từ qua 1 lit dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy tạo thành 29,55 gam kết tủa. Chia rắn A thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần một bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,56 lít H2 (đktc). Hòa tan hết phần hai bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch 2 muối sunfat trung hòa và V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị lớn nhất của V là

A. 3,480.           B. 3,976.           C. 4,480.           D. 8,960.

(Xem giải) Câu 72: Cho hơi nước đi qua than nung đỏ thu được 2,24 lit hỗn hợp khí A (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho hỗn hợp A khử 40,14 gam PbO dư nung nóng (hiệu suất 100%) thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp rắn C. Hòa tan hoàn toàn C trong HNO3 2M thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch D. Khí B được hấp thụ hết bởi dung dịch nước vôi, thu được 1,4 gam kết tủa E. Lọc tách kết tủa, đun nóng nước lọc lại tạo ra m gam kết tủa E. Cho dung dịch D tác dụng với lượng dư K2SO4 và Na2SO4 tạo ra kết tủa G màu trắng. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  Bài toán về cộng, tách H2, cracking

A. 1,00.           B. 3,00.           C. 1,55.           D. 4,50.

(Xem giải) Câu 73: Hỗn hợp A gồm MgO và Fe3O4. Cho CO dư qua A nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc cho toàn bộ khí thu được hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo thành 6 gam kết tủa. Mặt khác để hòa tan hoàn toàn A cần dùng hết 170ml dung dịch HNO3 2M, sau phản ứng thu được V lít khí NO (đktc). Phần trăm khối lượng MgO trong A là

A. 52,10%.           B. 86,96%.           C. 13,04%.           D. 47,90%.

(Xem giải) Câu 74: Cho luồng hơi nước qua than nóng đỏ, sau khi loại hết hơi nước thu được hỗn hợp khí X gồm CO, H2 và CO2. Trộn hỗn hợp X với lượng oxi dư vào bình dung tích không đổi thu được hỗn hợp khí A (0°C và P1 atm). Đốt cháy hoàn toàn A rồi đưa về nhiệt độ 0°C thì áp suất trong bình (hỗn hợp B) là P2 = 0,5P1. Nếu cho NaOH rắn vào bình để hấp thụ hết CO2, còn lại một khí duy nhất ở 0°C có áp suất là P3 = 0,3P1. Biết rằng có 90% cacbon đã bị đốt cháy. Cần bao nhiêu kg than có chứa 4% tạp chất trơ để thu được 1000m3 hỗn hợp X đo ở 136,5 °C và 2,24 atm?

A. 333kg.           B. 370kg.           C. 355,2kg.           D. 319,68kg.

(Xem giải) Câu 75: Hỗn hợp A gồm bột Al và S, cho 13,275 gam A tác dụng với 400ml dung dịch HCl 2M thu được 7,56 lít khí H2 (ở đktc); trong bình sau phản ứng có dung dịch B. Nếu nung nóng 6,6375 gam A trong bình kín không có oxi tới nhiệt độ thích hợp, được chất D. Hòa tan D trong 200ml dung dịch HCl 2M được khí E và dung dịch F. Dẫn khí E đã được làm khô qua ống sứ chứa 31,5 gam bột CuO nung nóng tới nhiệt độ thích hợp (không có oxi của không khí). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là

A. 32,4 gam.           B. 30,6 gam.           C. 25,2 gam.           D. 21,6 gam.

(Xem giải) Câu 76: Hỗn hợp X gồm 2 oxit sắt. Dẫn từ từ khí H2 đi qua m gam X đựng trong ống xứ đã nung nóng đến nhiệt độ thích hợp, thu được 2,07 gam nước và 8,48 gam hỗn hợp Y gồm 2 chất rắn. Hòa tan Y trong 200ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Z và 1,792 lít khí H2. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa T, cho tiếp xúc với không khí để chuyển T hoàn toàn thành chất rắn G, khối lượng của T và G khác nhau 1,36 gam. Tỷ lệ mol các ion Fe2+ và Fe3+ trong dung dịch Z là.

A. 3 : 4          B. 4 : 3          C. 8 : 5          D. 1 : 2

(Xem giải) Câu 77: X là hợp chất hóa học tạo ra từ hợp kim gồm Fe và C trong đó có 6,67% cacbon về khối lượng. Hòa tan X trong HNO3 (đ, to) thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B. Cho A, B lần lượt tác dụng với NaOH dư thì A tạo ra kết tủa A1; B tạo ra hỗn hợp B1 gồm 3 muối. Nung A1 và B1 ở nhiệt độ cao A1 tạo ra oxit A2; B1 tạo ra hỗn hợp B2 gồm 2 muối. Cho CO (dư) khử A2 ở nhiệt độ cao thì thu được rắn A3. Cho B2 tác dụng với H2SO4 loãng thu được khí B3 và axit B4. Chất B4 làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axit. Tổng số nguyên tử của các nguyên tố của X, A3, B3, B4 là

A. 13.           B. 14.           C. 12.           D. 11.

(Xem giải) Câu 78: Dẫn 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO, H2 đi qua m gam hỗn hợp rắn gồm Zn, MgO, CuO đun nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X và thấy thoát ra hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí. Hòa tan hết hỗn hợp rắn X trong 165,9 gam dung dịch HNO3 60%, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối và thấy thoát ra hỗn hợp khí T gồm 0,22 mol NO và 0,1 mol NO2.Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được hỗn hợp muối khan (trong đó nitơ chiếm 15,55% về khối lượng). Mặt khác dung dịch Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,39 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp rắn X gần nhất với

A. 20%.         B. 42%.         C. 18%.         D. 33%.

(Xem giải) Câu 79: Hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam M nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn N và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ N trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16,75. Giá trị của m là:

A. 96,25.       B. 117,95.        C. 80,75.        D. 139,50.

(Xem giải) Câu 80: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 7,8. Dẫn toàn bộ X qua ống sứ chứa 0,28 mol hỗn hợp Fe2O3 và FeCO3 nung nóng thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch KOH đặc dư thấy khối lượng dung dịch tăng m gam. Hòa tan hết rắn còn lại trong ống sứ gồm Fe và các oxit sắt có khối lượng 26,8 gam bằng dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch Z chỉ chứa 2 muối có cùng nồng độ mol và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần đúng m là

A. 8,70 gam.      B. 15,75 gam.      C. 11,80 gam.      D. 14,55 gam.

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Nguyễn Đình Tuấn

Dạ cho em hỏi phần 3 gồm 24 câu sao em không thấy nữa ạ?

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!