Bài tập axit cacboxylic (Phần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là

A. 10,12.             B. 6,48.             C. 8,10.             D. 16,20

(Xem giải) Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

A. HOOC-CH2-CH2-COOH.            B. C2H5-COOH.

C. CH3-COOH.            D. HOOC-COOH.

(Xem giải) Câu 3: Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)

A. y = 100x.            B. y = 2x.            C. y = x – 2.            D. y = x + 2.

(Xem giải) Câu 4: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ)

A. 0,342.            B. 2,925.            C. 2,412.            D. 0,456.

(Xem giải) Câu 5: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

A. T, X, Y, Z.              B. T, Z, Y, X.            C. Z, T, Y, X.            D. Y, T, X, Z.

(Xem giải) Câu 6: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9 oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là

A. C2H4 O2.            B. C3H6O2.            C. C4H8O2.            D. CH2O2.

(Xem giải) Câu 7: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

A. 6.            B. 5.            C. 3.            D. 4

(Xem giải) Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

A. 8,96.            B. 6,72.            C. 4,48.            D. 11,2

(Xem giải) Câu 9: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:

A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH.         B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.

C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.         D. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

(Xem giải) Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
C3H4O2 + NaOH → X + Y
X + H2SO4 loãng → Z + T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:

A. CH3CHO, HCOOH.            B. HCOONa, CH3CHO.

C. HCHO, CH3CHO.            D. HCHO, HCOOH.

(Xem giải) Câu 11: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là

A. 4,90 gam.            B. 6,84 gam.            C. 8,64 gam.            D. 6,80 gam

(Xem giải) Câu 12: Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử của X là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Ancol – Phenol (Phần 2)

A. C6H8O6.            B. C9H12O9.            C. C3H4O3.            D. C12H16O12

(Xem giải) Câu 13: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

A. CH3COOH.             B. HCOOH.            C. C3H7COOH.            D. C2H5COOH.

(Xem giải) Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2  (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:

A. HCOOH, HOOC-COOH.            B. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.

C. HCOOH, C2H5COOH.            D. HCOOH, CH3COOH.

(Xem giải) Câu 15: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là

A. HOOC-COOH và 42,86%.            B. HOOC-COOH và 60,00%.

C. HOOC-CH2-COOH và 70,87%.            D. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.

(Xem giải) Câu 16: Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là

A. ancol o-hiđroxibenzylic.            B. axit ađipic.

C. axit 3-hiđroxipropanoic.            D. etylen glicol.

(Xem giải) Câu 17: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:

A. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.             B. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

C. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.             D. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.

(Xem giải) Câu 18: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là

 A. 0,72 gam.            B. 1,44 gam.            C. 2,88 gam.            D. 0,56 gam.

(Xem giải) Câu 19: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là

A. 18,24.            B. 34,20.            C. 22,80.            D. 27,36.

(Xem giải) Câu 20: Hỗn hợp gồm 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim loại kiềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của axit trên là

A. axit butanoic.            B. axit propanoic.             C. axit metanoic.                D. axit etanoic.

(Xem giải) Câu 21: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hoá đạt hiệu suất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là

A. C3H7COOH và C4H9COOH.            B. C2H5COOH và C3H7COOH.

C. HCOOH và CH3COOH.            D. CH3COOH và C2H5COOH.

(Xem giải) Câu 22: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX> MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập axit cacboxylic (Phần 2)

A. C2H3COOH và 43,90%.            B. C3H5COOH và 54,88%.

C. C2H5COOH và 56,10%.            D. HCOOH và 45,12%.

(Xem giải) Câu 23: Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to), tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Na là:

A. C2H3CHO, CH3COOC2H3, C6H5COOH.                 B. C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH.

C. CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.                  D. C2H3CH2OH, C2H3CHO, CH3COOH

(Xem giải) Câu 24: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hoà m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là

A. 0,010.            B. 0,015.            C. 0,020.            D. 0,005.

(Xem giải) Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng:

ax

 Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Công thức của X, Y, Z lần lượt là:

A. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, m-BrC6H4CH2COOH.

B. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, m-BrC6H4COCH3.

C. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, C6H5CH2COOH.

D. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, C6H5COCH2Br

(Xem giải) Câu 26: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là

A. 0,8.            B. 0,3.            C. 0,2.            D. 0,6.

(Xem giải) Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2   và z mol H2O (với z = y − x ). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3  (dư) thu được y mol CO2. Tên của E là

A. axit oxalic.            B. axit fomic.            C. axit ađipic.            D. axit acrylic.

(Xem giải) Câu 28: Trung hoà 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là

 A. 1,12 lít.            B. 3,36 lít.            C. 4,48 lít.            D. 2,24 lít.

(Xem giải) Câu 29: Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch cacbon không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng được với tối đa 2 mol NaHCO3. Công thức của axit malic là

A. HOOC-CH(OH)-CH2-COOH.            B. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO.
C. HOOC-CH(CH3)-CH2-COOH.            D. CH3OOC-CH(OH)-COOH.

(Xem giải) Câu 30: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o- CH3COO- C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là

 A. 0,72.            B. 0,48.            C. 0,96.            D. 0,24.

(Xem giải) Câu 31: Hoá hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là

A. CH3 -COOH và HOOC- CH2 -COOH.            B. H-COOH và HOOC-COOH.

C. CH3-COOH và HOOC- CH2 CH2-COOH.            D. CH3CH2-COOH và HOOC-COOH

(Xem giải) Câu 32: Cho X là axit cacboxylic, Y là amino axit (phân tử có một nhóm NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp gồm X và Y, thu được khí N2; 15,68 lít khí CO2(đktc) và 14,4 gam H2O. Mặt khác, 0,35 mol hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2018 - 2019] Kiểm tra định kỳ Hóa 11 trường chuyên Bắc Ninh (Lần 2)

A. 4,38.            B. 5,11.            C. 6,39.            D. 10,22.

(Xem giải) Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ.
(g) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen.
Số phát biểu đúng là

A. 4.            B. 3.            C. 5.            D. 2.

(Xem giải) Câu 34: Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng của Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là

A. 11,4 gam.            B. 19,0 gam.            C. 17,7 gam.             D. 9,0 gam.

(Xem giải) Câu 35: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong X là

A. 46,67%.            B. 74,59%.            C. 25,41%.            D. 40,00%.

(Xem giải) Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là

A. 4,08.            B. 6,12.            C. 8,16.            D. 2,04.

(Xem giải) Câu 37: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là

A. 1,62.            B. 1,80.            C. 3,60.            D. 1,44.

(Xem giải) Câu 38: Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp hai axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

A. 72,22%.            B. 65,15%.            C. 27,78%.            D. 35,25%.

(Xem giải) Câu 39: Cho phương trình hóa học: 2X + 2NaOH → 2CH4 + K2CO3 + Na2CO3. X là :

 A. CH2(COONa)2.                 B. CH2(COOK)2.                 C. CH3COONa.                  D. CH3COOK

(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,24 mol O2, thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức hai axit là

A. CH3COOH và C2H5COOH.            B. CH2=CHCOOH và CH2=C(CH3)COOH.

C. HCOOH và C2H5COOH.            D. CH3COOH và CH2=CHCOOH.

2
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
halinh

một axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh thì có xác định được số chức tối đa không ad

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!