Liên kết hóa học (Phần 1)

Câu 1. Cho nguyên tố clo (Z = 17). Cấu hình elctron của nguyên tử clo là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2           B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2           C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5            D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2

Câu 2. Cho nguyên tố clo (Z = 17). Khi hình thành ion Cl– từ nguyên tử clo:

A. Nguyên tử clo đã nhường một electron hoá trị ở phân lớp 4s1 để đạt được cấu hình electron bão hoà của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó.

B. Nguyên tử clo đã nhận thêm một electron để đạt được cấu hình electron bão hoà của nguyên tử khí hiếm ngay trước nó.

C. Nguyên tử clo đã nhường một electron ở phân lớp 1s2 để đạt được cấu hình electron bão hoà của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó.

D. Nguyên tử clo đã nhận thêm một electron để đạt được cấu hình electron bão hoà của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó.

Câu 3. Cho nguyên tố clo (Z = 17). Cấu hình electron của ion Cl– là:

A. 1s2 2s2 2p6            B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2           C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4            D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

Câu 4. Cho nguyên tố kali (Z = 19). Cấu hình electron của nguyên tử kali là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2           B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1           C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4           D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2

Câu 5. Cho nguyên tố kali (Z = 19). Khi hình thành ion K+:

A. Nguyên tử kali đã nhường một electron hoá trị ở phân lớp 3s1  để đạt được cấu hình electron bão hoà của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó.

B. Nguyên tử kali đã nhận thêm một electron để đạt được cấu hình electron bão hoà của nguyên tử khí hiếm ngay trước nó.

C. Nguyên tử kali đã nhường một electron ở phân lớp 1s2 để đạt được cấu hình electron bão hoà của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó.

D. Nguyên tử kali đã nhận thêm năm electron để đạt được cấu hình electron bão hoà của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó.

Câu 6. Cho nguyên tố kali (Z = 19). Cấu hình electron của ion K+ là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 4p6            B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6            D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2

Câu 7. Trong ion Na+:

A. số electron nhiều hơn số proton.          B. số proton nhiều hơn số electron.

C. số electron bằng số proton.          D. số electron bằng hai lần số proton.

Câu 8. Cation M2+ có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Cấu hình electron của nguyên tử M là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2            B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2            C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4            D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2

Câu 9. Nguyên tử M có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1. Cấu hình electron của ion M3+ là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2            B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6            C. 1s2 2s2 2p6            D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4

Câu 10. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Cấu hình electron của ion X– là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2            B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6            C. 1s2 2s2 2p6            D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4

Bạn đã xem chưa:  Halogen và hợp chất (Phần 2)

Câu 11. Nguyên tử R có số hiệu nguyên tử là 12. Ion R2+ tạo ra từ R có cấu hình electron là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2            B. 1s2 2s2 2p6            C. 1s2 2s2 2p6            D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

Câu 12. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 16. X tạo được ion nào sau đây?

A. X2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2            B. X2–: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

C. X–: 1s2 2s2 2p6            D. X2–: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 4p6

Câu 13. Cho nguyên tố Na (Z = 11), clo Cl (Z = 17). Cấu hình electron của các nguyên tử là:

A. Na: 1s2 2s2 2p6; Cl: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

B. Na: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6; Cl: 1s2 2s2 2p6

C. Na: 1s2 2s2 2p6 3s1; Cl:  1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

D. Na:  1s2 2s2 2p6; Cl:  1s2 2s2 2p6

Câu 14. Cho nguyên tố Na (Z = 11), clo Cl (Z = 17). Liên kết hoá học giữa Na và Cl thuộc loại:

A. Liên kết cộng hoá trị phân cực.            B. Liên kết ion.

C. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.            D. Liên kết cộng kim loại.

Câu 15. Trong phân tử NaCl, cấu hình electron của các ion là:

A. Na+: 1s2 2s2 2p6; Cl–: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.

B. Na+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6; Cl–: 1s2 2s2 2p6.

C. Na+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6; Cl–: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.

D. Na+: 1s2 2s2 2p6; Cl–: 1s2 2s2 2p6.

Câu 16. Cho các nguyên tố M (Z = 11), R (Z = 19) và X (Z = 3). Khả năng tạo ion từ nguyên tử tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

A. M < R < X            B. X < R < M            C. X < M < R           D. M < X < R

Câu 17. Cho các nguyên tố M (Z = 11), R (Z = 19) và X (Z = 3). Các ion được tạo ra từ nguyên tử các nguyên tố trên là:

A. M+, R+,  X2+            B. M+, R+,  X+            C. M2+, R+,  X2+            D. M+, R2+,  X2+

Câu 18. Cho các nguyên tố R (Z = 8), X (Z = 9) và Z (Z = 16). Khả năng tạo ion từ nguyên tử tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

A. Z < R < X            B. X < R < Z            C. X < Z <  R            D. Z < X <  R

Câu 19. Các ion được tạo ra từ nguyên tử các nguyên tố trên là:

A. Z2–, R3–, X2–            B. Z+, R2–, X+            C. Z2–, R–, X2–            D. Z2–, R2–, X–

Câu 20. Khi hình thành phân tử NaCl từ natri và clo:

A. Nguyên tử natri nhường một electron cho nguyên tử clo để tạo thành các ion dương và âm tương ứng; các ion này hút nhau tạo thành phân tử.

B. Hai nguyên tử góp chung một electron với nhau tạo thành phân tử.

C. Nguyên tử clo nhường một electron cho nguyên tử natri để tạo thành các ion dương và âm tương ứng và hút nhau tạo thành phân tử.

D. Mỗi nguyên tử (natri và clo) góp chung 1 electron để tạo thành cặp electron chung giữa hai nguyên tử.

Câu 21. Liên kết hoá học trong tinh thể natri clorua NaCl thuộc loại:

A. Liên kết ion.            B. Liên kết cộng hoá trị không cực.            C. Liên kết cộng hoá trị.            D. Liên kết phối trí.

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Oxi - Lưu huỳnh (Phần 2)

Câu 22. Liên kết ion là liên kết được tạo thành:

A. Bởi cặp electron chung giữa hai nguyên tử phi kim.

B. Bởi cặp electron chung giữa hai nguyên tử kim loại.

C. Bởi cặp electron chung giữa một nguyên tử kim loại điển hình và một nguyên tử phi kim điển hình.

D. Do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Câu 23. Trong tinh thể NaCl:

A. Các ion Na+ và ion Cl– góp chung cặp electron hình thành liên kết.

B. Các nguyên tử Na và Cl góp chung cặp electron hình thành liên kết.

C. Nguyên tử natri và nguyên tử clo hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.

D. Các ion Na+ và ion Cl– hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.

Câu 24. Liên kết ion:

A. Có tính định hướng, có tính bão hoà.           B. Không có tính định hướng, không bão hoà.

C. Không có tính định hướng, có tính bão hoà.           D. Có tính định hướng, không bão hoà.

Câu 25. Liên kết hoá học trong phân tử hiđro H2 được hình thành:

A. Nhờ sự xen phủ giữa hai obitan s của hai nguyên tử.

B. Nhờ sự xen phủ giữa hai obitan p chứa electron độc thân của hai nguyên tử.

C. Nhờ sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử này với obitan p của nguyên tử kia.

D. Nhờ sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử này với obitan d của nguyên tử kia.

Câu 26. Trong phân tử H2, xác xuất có mặt của các electron tập trung lớn nhất:

A. Tại khu vực chính giữa hai hạt nhân.           B. Lệch về phía một trong hai nguyên tử.

C. Tại khu vực ngoài hai hạt nhân.           D. Tại khắp các khu vực trong phân tử.

Câu 27. Liên kết hoá học trong phân tử clo Cl2 được hình thành:

A. Nhờ sự xen phủ giữa các obitan s của hai nguyên tử.

B. Nhờ sự xen phủ giữa hai obitan p chứa electron độc thân của hai nguyên tử.

C. Nhờ sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử này với obitan p của nguyên tử kia.

D. Nhờ sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử này với obitan d của nguyên tử kia.

Câu 28. Trong phân tử Cl2, xác xuất có mặt của các electron tập trung lớn nhất:

A. Tại khu vực giữa hai hạt nhân nguyên tử.

B. Lệch về phía một trong hai nguyên tử.

C. Tại khu vực nằm về hai phía trên đường nối hai hạt nhân nguyên tử.

D. Tại khắp các khu vực trong phân tử.

Câu 29. Cho nguyên tố flo (Z = 9). Liên kết hoá học trong phân tử flo F2 được hình thành:

A. Nhờ sự xen phủ giữa các obitan 2s của hai nguyên tử.

B. Nhờ sự xen phủ giữa hai obitan 2p chứa electron độc thân của hai nguyên tử.

C. Nhờ sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử này với obitan p của nguyên tử kia.

D. Nhờ sự xen phủ giữa obitan 2s của nguyên tử này với obitan 2p của nguyên tử kia.

Câu 30. Liên kết hoá học trong phân tử HCl được hình thành:

A. Do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử H và obitan p của nguyên tử Cl.

B. Do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử H và obitan s của nguyên tử Cl.

C. Do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử Cl và obitan p của nguyên tử H.

D. Do sự xen phủ giữa obitan  p của nguyên tử H và obitan p của nguyên tử Cl.

Câu 31. Trong phân tử HCl, xác xuất có mặt của các electron tập trung lớn nhất:

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Oleum (Phần 1)

A. Tại khu vực chính giữa hai hạt nhân nguyên tử.

B. Lệch về phía nguyên tử clo.

C. Tại khu vực nằm về hai phía trên đường nối hai hạt nhân nguyên tử.

D. Tại khu vực gần hạt nhân nguyên tử hiđro hơn.

Câu 32. Phân tử hiđro sunfua H2S được hình thành:

A. Bởi sự xen phủ giữa obitan p chứa electron độc thân của nguyên tử lưu huỳnh với obitan s của nguyên tử hiđro.

B. Bởi sự xen phủ giữa obitan s chứa electron độc thân của nguyên tử lưu huỳnh với obitan s của nguyên tử hiđro.

C. Bởi sự xen phủ giữa obitan p chứa electron ghép đôi của nguyên tử lưu huỳnh với obitan s của nguyên tử hiđro.

D. Bởi sự xen phủ giữa obitan p chứa electron độc thân của nguyên tử lưu huỳnh với obitan p của nguyên tử hiđro.

Câu 33. Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử:

A. Bằng một hay nhiều cặp electron chung.

B. Bởi cặp electron chung giữa hai nguyên tử kim loại.

C. Bởi cặp electron chung giữa một nguyên tử kim loại điển hình và một nguyên tử phi kim điển hình.

D. Do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Câu 34. Liên kết xichma (s) là liên kết hoá học trong đó trục của obitan liên kết:

A. Trùng với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.

B. Song song với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.

C. Vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.

D. Tạo với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết một góc 45 độ.

Câu 35. Liên kết pi (p) là liên kết hoá học trong đó trục của obitan liên kết:

A. Song song với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.

B. Trùng với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.

C. Vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.

D. Tạo với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết một góc 45 độ.

Câu 36. Liên kết xichma là liên kết:

A. Có sự cho nhận các cặp electron giữa hai nguyên tử.

B. Có sự xen phủ trục của các obitan liên kết giữa hai nguyên tử..

C. Có sự xen phủ bên của các obitan liên kết giữa hai nguyên tử.

D. Có sự xen phủ trục của các obitan giữa hai nguyên tử.

Câu 37. Liên kết pi là liên kết:

A. Có sự xen phủ bên của các obitan liên kết giữa hai nguyên tử.

B. Có sự xen phủ trục của các cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

C. Có sự cho nhận các electron giữa hai nguyên tử.

D. Có sự xen phủ trục của các obitan liên kết giữa hai nguyên tử.

Câu 38. Liên kết đơn:

A. Là liên kết xichma.

B.  Là liên kết pi.

C. Được hình thành nhờ sự xen phủ bên của các obitan.

D. Được hình thành bằng cách cho – nhận electron.

Câu 39. Liên kết đôi là liên kết hoá học gồm:

A. Hai liên kết xichma s.           B. Một liên kết xichma s và một liên kết pi p.

C. Hai liên kết pi p.           D. Một liên kết xichma s và hai liên kết pi p.

Câu 40. Liên kết ba là liên kết hoá học gồm:

A. Hai liên kết xichma s.           B. Một liên kết xichma s và một liên kết pi p.

C. Hai liên kết pi p.           D. Một liên kết xichma s và hai liên kết pi p.

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Nguyễn Thị Thu Huyền

Giải câu 1 đến câu 40 đi ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!