Lý thuyết Oxi – Lưu huỳnh (Phần 2)

⇒ Đáp án phần III:

1C

2B 3B 4C 5C 6C 7B 8D 9D 10C

11D

12C 13B 14A 15D 16C 17B 18B 19A

20A

21A

22B 23C 24A 25B 26C 27A 28B 29B

30A

31B

32B 33C 34D 35B 36C 37C 38D 39C

40C

41C 42A 43B 44B 45B 46B 47A 48A 49C

50D

III: Lưu huỳnh và hợp chất.

Câu 1: Lưu huỳnh sôi ở 450­0C, nhiệt độ nào lưu huỳnh tồn tại dưới dạng phân tử đơn nguyên tử?

A.  450°C           B.  1400°C           C.  1700°C           D. ở nhiệt độ thường

Câu 2: Khi đun lưu huỳnh đến 444,6°C thì nó tồn tại ở dạng nào ?

A. bắt đầu hóa hơi.           B. hơi.           C. rắn.           D. lỏng.

Câu 3: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử ?

A. Cl2, O3, S.           B. S, Cl2 , Br2.            C. Na, F2 , S.           D. Br2 ,O2 ,Ca.

Câu 4: Xét phản ứng: 3S + 2KClO3 → 2KCl + 3SO2. Lưu huỳnh đóng vai trò là :

A. chất oxi hoá.            B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.

C. Chất khử.           D. Chất lưỡng tính.

Câu 5: Trong nhóm chất nào sau đây, số oxi hóa của S đều là +6.

A. H2S, H2SO3, H2SO4.            B. K2S, Na2SO3, K2SO4.            C. H2SO4, H2S2O7, CuSO4.            D. SO2, SO3, CaSO3.

Câu 6: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh

A. chất rắn màu vàng, giòn.            B. không tan trong nước.

C. có tnc thấp hơn ts của nước.           D. tan nhiều trong benzen, ancol etylic.

Câu 7: So sánh tính chất cơ bản của oxi và lưu huỳnh ta có

A. tính oxi hóa của oxi < lưu huỳnh.           B. tính khử của lưu huỳnh > oxi.

C. tính oxi hóa của oxi = tính oxi hóa của S.           D. tính khử của oxi = tính khử của S.

Câu 8: Cho các phản ứng sau : (1) S + O2 → SO2 ; (2) S + H2 → H2S ; (3) S + 3F2 → SF6 ; (4) S + 2K → K2S. S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?

A. Chỉ (1).            B. (2) và (4).           C. chỉ (3).            D. (1) và (3).

Câu 9: S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?

A. S + O2 → SO2.           B. S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.

C. S + Mg → MgS.           D. S + 6NaOH → 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O.

Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của S ?

A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric.            B. Làm chất lưu hóa cao su.

C. Khử chua đất.           D. Điều chế thuốc súng đen.

Câu 11: Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S + 2H2SO4 →3SO2 + 2H2O. Trong phản ứng này, tỉ lệ nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là:

A. 1 : 2.           B. 1 : 3.           C. 3 : 1.           D. 2 : 1.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh

A. S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

B. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.

C. ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.

D. ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.

Câu 13: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là:

A. vôi sống.           B. lưu huỳnh.              C. cát.              D. muối ăn.

Câu 14: Dựa vào số oxi hoá của S, kết luận nào sau đây là đúng về tính chất hoá học cơ bản của H2S ?

A. Chỉ có tính khử.                  B. Chỉ có tính oxi hoá.

C. Vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.                D. Không có tính khử cũng như tính oxi hoá.

Câu 15: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng:

A. xuất hiện chất rắn màu đen.     B. Chuyển sang màu nâu đỏ.

C. Vẫn trong suốt, không màu.     D. Bị vẩn đục, màu vàng.

Câu 16: Cho các phản ứng: (1) O3 + KI + H2O; (2) F2 + H2O; (3) MnO2 + HCl đặc; (4) Cl2 + dung dịch H2S. Các phản ứng tạo ra đơn chất là

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Oxi - Lưu huỳnh (Phần 3)

A. (1), (2), (4).          B. (2), (3), (4).        C. (1), (2), (3).         D. (1), (3), (4).

Câu 17: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biết khí H2S với khí CO2

A. dung dịch HCl.        B. dung dịch Pb(NO3)2.        C. dung dịch K2SO4.              D. dung dịch NaCl.

Câu 18: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta lấy hai lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thấy có kết tủa màu đen xuất hiện. Hiện tượng này chứng tỏ trong không khí có hiện diện khí?

A. CO2             B. H2S            C. NH3            D. SO2

Câu 19: Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh H2S, nhưng trong không khí, hàm lượng H2S rất ít, nguyên nhân của sự việc này là

A. Do H2S sinh ra bị oxi không khí oxi hoá chậm.             B. Do H2S bị phân huỷ ở nhiệt độ thường tạo S và H2.

C. Do H2S bị CO2 có trong không khí oxi hoá thành chất khác.           D. Do H2S tan được trong nước.

Câu 20: Dẫn khí H2S đi vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4, nhận thấy màu tím của dung dịch bị nhạt dần và có kết tủa vàng xuất hiện. Phản ứng nào sau đây thể hiện kết quả của phản ứng trên.

A. 2KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5S + K2SO4 + 8H2O.

B. 6KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 → 6MnSO4 + 5SO2 + 3K2SO4 + 8H2O.

C. 2KMnO4 + 3H2S + H2SO4 → 2MnO2 + 2KOH + 3S + K2SO4 + 3H2O.

D. 6KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5SO2 + 3H2O + 6KOH.

Câu 21: Trong phản ứng oxi hóa – khử sau: H2S + KMnO4 + H2SO4 → S + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Hệ số của các chất tham gia phản ứng lần lượt là

A. 2, 2, 5.            B. 3, 2, 5.            C. 5, 2, 3.              D. 5, 2, 4.

Câu 22: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S có màu đen : 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng

A. Ag là chất khử, H2S là chất oxi hoá.                  B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hoá.

C. Ag là chất oxi hoá, H2S là chất khử.                 D. Ag là chất oxi hoá, O2 là chất khử.

Câu 23: Cho phản ứng hoá học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng:

A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử.              B. H2S là chất oxi hoá, H2O là chất khử.

C. H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá.             D. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá.

Câu 24: Người ta có thể điều chế khí H2S bằng phản ứng nào dưới đây ?

A. FeS + H2SO4 loãng.            B. ZnS + H2SO4 đặc.               C. CuS + HCl.                D. PbS + HNO3

Câu 25: Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ

A. có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra.                    B. có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

C. axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.                   D. axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.

Câu 26: Khi sục khí H2S qua dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng thấy

A. dung dịch nhạt màu.                 B. dung dịch sẫm màu hơn.

Bạn đã xem chưa:  Phản ứng Oxi hóa - Khử (Phần 1)

C. dung dịch nhạt màu, đồng thời có kết tủa.             D. dung dịch sẫm màu hơn, đồng thời có kết tủa.

Câu 27: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học ?

A. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2                B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội

C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2                D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2

Câu 28: Phản ứng nào sau đây không xảy

A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑.                 B. CuS + 2HCl → CuCl2 + H2S ↑.

C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS ↓ + 2HNO3.                D. Na2S + Pb(NO3)2 → PbS ↓ + 2NaNO3.

Câu 29: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là

A. 3O2 + 2H2S(to)  → 2SO2 + 2H2O.              B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl.

C. O3 + 2KI + H2O → O2 + 2KOH + I2.            D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Câu 30: Phản ứng nào dưới đây không đúng ?

A. H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl                 B. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3              D. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Câu 31: Phản ứng nào dưới đây không đúng?

A. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl.                 B. ZnS + 2NaCl → ZnCl2 + Na2S.

C. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O.              D. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3.

Câu 32: Cho sơ đồ sau: X + HCl  muối Y + H2S. Dãy các chất nào sau đây có thể là X

A. BaS, FeS, PbS, K2S.            B. NaHS, ZnS, FeS.          C. Na2S, CuS, FeS.           D. KHS, Ag2S, FeS, Na2S.

Câu 33: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra

A. Na2S + HCl → H2S + NaCl.                  B. HCl + NaOH → NaCl + H2O.

C. FeSO4 + HCl → FeCl2 + H2SO4.                 D. FeSO4 + 2KOH → Fe(OH)2 + K2SO4.

Câu 34: Để tách lấy khí H2S ra khỏi hỗn hợp với khí HCl, người ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch X lấy dư. Dung dịch đó là :

A. Dung dịch Pb(NO3)2            B. Dung dịch AgNO3           C. Dung dịch NaOH              D. Dung dịch NaHS

Câu 35: Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Khi sục khí H2S qua các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa ?

A. 1.              B. 2.              C. 3.                D. 4.

Câu 36: Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Khi cho dung dịch Na2S vào các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa?

A. 1.              B. 2.              C. 3.                D. 4.

Câu 37: Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4            B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1           C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 3d2        D. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3 3d2

Câu 38: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước Br2

A. N2.              B. CO2.                C. H2.               D. SO2.

Câu 39: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập H2SO4 (Phần 1)

A. NH3.           B. CO2.                C. SO2.             D. O3.

Câu 40: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là

A. N2O.         B. CO2.                C. SO2.              D. NO2.

Câu 41: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng sau: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1); SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2). Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong các phản ứng trên ?

A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.

B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

C. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa ; phản ứng (2): H2S là chất khử.

Câu 42: Khi tác dụng với dung dịch KMnO4, nước Br2, dung dịch K2Cr2O7. SO2 đóng vai trò

A. chất khử.                B. chất oxi hoá.

C. oxit axit.                 D. vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.

Câu 43: Khi tác dụng với H2S, Mg. SO2 đóng vai trò

A. chất khử.                  B. chất oxi hoá.

C. oxit axit.                 D. vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.

Câu 44: Cho các phản ứng sau :

(1) SO2 + H2O → H2SO3      (2) SO2 + CaO → CaSO3

(3) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr       (4) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Trên cơ sở các phản ứng trên, kết luận nào sau đây là đúng với tính chất cơ bản của SO2 ?

A. Trong các phản ứng (1, 2) SO2 là chất oxi hoá.           B. Trong phản ứng (3), SO2 đóng vai trò chất khử.

C. Phản ứng (4) chứng tỏ tính khử của SO2 mạnh hơn H2S.          D. Trong phản ứng (1), SO2 đóng vai trò chất khử.

Câu 45: Khi cho SO2 sục qua dung dịch X đến dư thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan. X là dung dịch nào trong các dung dịch sau ?

A. dd NaOH.                                 B. dd Ba(OH)2                                C. dd Ca(HCO3)2.                          D. dd H2S.

Câu 46: Trong các chất: Na2SO3, CaSO3, Na2S, Ba(HSO3)2, FeS, có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch HCl tạo khí SO2 ?

A. 2 chất               B. 3 chất               C. 4 chất               D. 5 chất

Câu 47: Khi điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, để SO2 sinh ra không có lẫn khí khác, người ta chọn axit nào sau đây để cho tác dụng với Na2SO3

A. axit sunfuric.                B. axit clohiđic.               C. axit nitric.              D. axit sunfuhiđric.

Câu 48: Cách nào sau đây được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp ?

A. Đốt cháy lưu huỳnh.                B. Cho Na2SO3 + dung dịch H2SO4.

C. Đốt cháy H2S.                   D. Nhiệt phân CaSO3.

Câu 49: Cho các phản ứng

(1) SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O      (2) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

(3) SO2 + H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4      (4) SO2 + NaOH → NaHSO3.

SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng

A. (1), (2) và (4).            B. (1), (2), (3) và (4).              C. (2).            D. (3) và (4).

Câu 50: Phương trình hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?

A. 4FeS2 + 11O2 →  2Fe2O3 + 8SO2            B. S + O2 →  SO2

C. 2H2S + 3O2  →  2SO2 + 2H2O               D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!