Lý thuyết Oxi – Lưu huỳnh (Phần 1)

⇒ Đáp án phần I:

1C

2C 3C 4B 5C 6D 7D

8B

⇒ Đáp án phần II:

1C

2B 3B 4B 5C 6B 7D 8C 9A 10D

11C

12B 13C 14C 15C 16C 17D 18B 19B

20A

21B

22C 23B 24D 25C 26A 27C 28C 29A

30D

31C

32A 33A 34C 35B 36A 37C 38A 39C

40A

41B 42D 43B 44D 45C 46C 47B 48B 49A

50B

I. Khái quát nhóm Oxi – Lưu huỳnh.

Câu 1: Cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố trong nhóm oxi là:

A. ns2 np6            B. ns2 np5            C. ns2 np4            D. (n-1)d10 ns2 np6

Câu 2: Trong các hợp chất hóa học số oxi hóa thường gặp của lưu huỳnh là:

A. 1, 2, 6            B. -2, 0, +2, +4, +6            C. -2, 0, +4, +6            D. Kết quả khác

Câu 3: Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm oxi (nhóm VIA) theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:

A. Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm giảm.

C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố tăng.

B. Bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng.

D. Tính phi kim giảm, tính kim loại tăng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhóm VIA ?

A. Các nguyên tố nhóm VIA là những phi kim (trừ Po).

B. Hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm VIA là những chất khí.

C. Oxi thường có số oxi hóa –2, trừ trong hợp chất với flo và trong các peoxit.

D. Tính axit tăng dần theo chiều : H2SO4 > H2SeO4 > H2TeO4.

Câu 5: Kết luận nào sau đây là không đúng ? Trong

A. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm VIA thường có số oxi hóa là –2.

B. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố trong nhóm VIA (S, Se, Te) thường có số oxi hóa là +4, +6.

C. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm VIA thường có số oxi hóa là +6.

D. Số oxi hóa cao nhất của S, Se, Te trong các hợp chất là +6.

Câu 6: Trong nhóm VIA, kết luận nào sau đây là đúng ? Theo chiều điện tích hạt nhân tăng:

A. Lực axit của các hiđroxit ứng với mức oxi hóa cao nhất tăng dần.

C. Tính khử của các đơn chất tương ứng giảm dần.

B. Tính oxi hóa của các đơn chất tương ứng tăng dần.

D. Tính bền của hợp chất với hiđro giảm dần.

Câu 7: Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4. Sau phản ứng hóa học, ion oxit O2- có cấu hình electron là

A. 1s2 2s2 2p4 3s2.            B. 1s2 2s2 2p2.            C. 1s2 2s2 2p6 3s2.            D. 1s2 2s2 2p6.

Câu 8: Dãy các nguyên tố được xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là.

A. O, S, Se, Te            B. Te, Se, S, O            C. O, S, Te, Se            D. Se, Te, S, O

II. Oxi – Ozon – H2O2.

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. điện phân nước.              B. nhiệt phân Cu(NO3)2.

C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.             D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Câu 2: Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào trong số các chất sau ?

A. CaCO3            B. KMnO4             C. H2O2            D. Cả B, C.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi ?

A. Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.

B. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.

C. Oxi tham gia vào các quá trình cháy, gỉ, hô hấp.

D. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa – khử.

Câu 4: Hãy chọn câu trả lời đúng trong số các câu sau :

A. Oxi chiếm phần thể tích lớn nhất trong khí quyển.             B. Oxi chiếm phần khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất.

C. Oxi tan nhiều trong nước.             D. Oxi là chất khí nhẹ hơn không khí.

Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng đối với O2 ?

A. Oxi là nguyên tố có tính oxi hóa yếu nhất nhóm VIA.            C. Liên kết trong phân tử oxi là liên kết cộng hóa trị không cực.

B. Oxi là nguyên tố có tính oxi hóa yếu nhất nhóm VIA.            D. Tính chất cơ bản của oxi là tính khử mạnh.

Bạn đã xem chưa:  Phản ứng Oxi hóa - Khử (Phần 1)

Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, để thu khí oxi người ta thường dùng phương pháp đẩy nước. Tính chất nào sau đây là cơ sở để áp dụng cách thu khí này đối với khí oxi ?

A. Oxi có nhiệt độ hóa lỏng thấp: –183°C.            B. Oxi ít tan trong nước.

C. Oxi là khí hơi nặng hơn không khí.            D. Oxi là chất khí ở nhiệt độ thường.

Câu 7: Cho các phản ứng :(1) C + O2 → CO2; (2) 2Cu + O2 → 2CuO; (3) 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O; (4) 3Fe + 2O2 → Fe3O4 . Trong phản ứng nào, oxi đóng vai trò chất oxi hóa

A. Chỉ có phản ứng (1)             B. Chỉ có phản ứng (2)            C. Chỉ có phản ứng (3)            D. Cả 4 phản ứng.

Câu 8: Trong các nhóm chất nào sau đây, nhóm nào chứa các chất đều cháy trong oxi ?

A. CH4, CO, NaCl.            B. H2S, FeS, CaO            C. FeS, H2S, NH3            D. CH4, H2S, Fe2O3

Câu 9: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế oxi bằng cách phân hủy các chất trong dãy nào sau ?

A. KMnO4, KClO3, H2O2, KNO3            B. KMnO4, MnO2, H2O, KNO3

C. KMnO4, H2O, K2Cr2O7, KNO3            D. KClO3, H2O2, MnO2, KNO3

Câu 10: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực ?

A. H2S.            B. SO2.            C. Al2S3.             D. O2.

Câu 11: Oxi có số oxi hóa dương trong hợp chất nào dưới đây ?

A. H2O2.             B. K2O.            C. OF2.             D. (NH4)2SO4.

Câu 12: Oxi không phản ứng trực tiếp với chất nào dưới

A. Crom.              B. Flo.            C. Lưu huỳnh.            D. Cacbon.

Câu 13: Đốt nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp KClO3, MnO2 theo tỉ lệ 4:1 về khối lượng trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa tàn đóm còn hồng vào miệng ống nghiệm, thì

A. tàn đóm tắt ngay.            B. có tiếng nổ lách tách.             C. tàn đóm bùng cháy.            D. không thấy hiện tượng gì.

Câu 14: Khí nào sau đây không cháy trong oxi không khí ?

A. CO.            B. CH4.            C. CO2.            D. H2.

Câu 15: Trong các câu sau, câu nào sai ?

A. Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.            B. Oxi nặng hơn không khí.

C. Oxi tan nhiều trong nước.            D. Oxi chiếm 21% thể tích không khí.

Câu 16: Phản ứng không xảy ra là:

A. 2Mg + O2(t°) → 2MgO            B. C2H5OH + 3O2(t°) → 2CO2 + 3H2O

C. 2Cl2 + 7O2(t°) → 2Cl2O7            D. 4P + 5O2(t°) → 2P2O

Câu 17: Cặp khí nào trong số các cặp khí sau có thể cùng tồn tại trong cùng một hỗn hợp ?

A. H2S và SO2            B. HI và Cl2             C. O3 và HI             D. O2 và Cl2

Câu 18: Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách phân hủy H2O2 (xúc tác: MnO2) khí oxi sinh ra thường bị lẫn hơi nước. Người ta có thể làm khô khí oxi bằng cách dẫn khí đi qua ống sứ chứa chất nào sau đây

A. Na.            B. Bột CaO.            C. CuSO4.5H2O.             D. S.

Câu 19: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3, NaNO3, H2O2 (có số mol bằng nhau) lượng oxi thu được nhiều nhất từ

A. KMnO4.              B. KClO3.            C. NaNO3.             D. H2O2.

Câu 20: Hãy cho biết oxi không tác dụng với những chất nào trong các chất sau: Cl2, H2, Fe(OH)2, CO2, SO2, Ag, Fe, Na (điều kiện cần thiết có đủ)

A. Cl2, CO2, Ag.            B. CO2, Ag.            C. Ag.            D. Cl2, CO2, SO2, Ag.

Câu 21: Cho các chất sau: N2, Cl2, CO2, SO2, NH3, H2S, HF tác dụng với oxi ở điều kiện thích hợp. Số chất khí có khả năng phản ứng với oxi là

A. 3.            B. 4.            C. 5.             D. 6.

Câu 22: Đun nóng hỗn hợp Mg, Cu, Ag, Zn trong oxi dư sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồm

A. MgO, ZnO, CuO, Ag2O.           B. MgO, ZnO, Cu, Ag.            C. MgO, ZnO, CuO, Ag.             D. MgO, Zn, Cu, Ag.

Bạn đã xem chưa:  Halogen và hợp chất (Phần 2)

Câu 23: Ozon tan nhiều trong nước hơn oxi. Lí do giải thích nào sau đây là đúng ?

A. Do phân tử khối của O3 > O2.             B. Do O3 phân cực còn O2 không phân cực.

C. Do O3 tác dụng với nước còn O2 không tác dụng với nước.            D. Do O3 dễ hóa lỏng hơn O2.

Câu 24: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ?

A. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn.            B. Khử trùng nước uống, khử mùi.

C. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.             D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Câu 25: Sự có mặt của ozon trên thượng tầng khí quyển rất cần thiết, vì

A. Ozon là cho trái đất ấm hơn.            B. Ozon ngăn cản oxi không cho thoát ra khỏi mặt đất.

C. Ozon hấp thụ tia cực tím.            D. Ozon hấp thụ tia đến từ ngoài không gian để tạo freon.

Câu 26: Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng:

A. dung dịch KI và hồ tinh bột      B. dung dịch H2SO4            C. dung dịch CuSO4            D. nước

Câu 27: Để chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi, người ta dùng chất nào trong số các chất sau:   (1) Ag ;    (2) dung dịch KI + hồ tinh bột ;    (3) tàn đóm ;    (4) dung dịch CuSO4.

A. Chỉ được dùng (1)            B. Chỉ được dùng (2)              C. Cả (1) và (2) đều được.             D. (1), (2), (3) đều được.

Câu 28: Nguy hại nào có thể xảy ra khi tầng ozon bị thủng ?

A. Lỗ thủng tầng ozon sẽ làm không khí trên thế giới thoát ra bên ngoài.

B. Lỗ thủng tầng ozon sẽ làm thất thoát nhiệt trên toàn thế giới.

C. Tia tử ngoại gây tác hại cho con người sẽ lọt xuống mặt đất.

D. Không xảy ra được quá trình quang hợp của cây xanh.

Câu 29: Oxi và ozon là các dạng thù hình của nhau, vì

A. chúng được tạo ra từ cùng một nguyên tố hóa học oxi.

B. đều là đơn chất nhưng số lượng nguyên tử trong phân tử khác nhau.

C. đều có tính oxi hóa.

D. có cùng số proton và nơtron.

Câu 30: Để phân biệt khí O3 và O2 có thể dùng dung dịch nào dưới đây ?

A. NaOH.             B. HCl.            C. H2O2.             D. KI + hồ tinh bột.

Câu 31: Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày?

A. Ozon là một khí độc

B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi

C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi

D. Ozon có tính tẩy màu

Câu 32: Có 4 lọ khí không màu mất nhãn gồm: O2, CO2, O3, HCl. Phương pháp hóa học nào sau đây để nhận biết được các khí

A. Giấy quỳ tím ẩm, dung dịch nước vôi trong, dung dịch KI có hồ tinh bột

B. dung dịch KI có hồ tinh bột và dung dịch KOH

C. Giấy quỳ tím ẩm và dung dịch AgNO3

D. dung dịch nước vôi trong và quỳ tím ẩm

Câu 33: Cho các phản ứng:

(1) O3 + dung dịch KI →              (2) F2 + H2O →             (3) MnO2 + HCl đặc →             (4) Cl2 + dung dịch H2S →

Các phản ứng tạo ra đơn chất là

A. (1), (2), (3).            B. (1), (3), (4).            C. (2), (3), (4).            D. (1), (2), (4).

Câu 34: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch kali iotua và hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này là do

A. sự oxi hóa tinh bột.            B. sự oxi hóa kali.            C. sự oxi hóa iotua → I2.            D. sự oxi hóa ozon → oxi.

Câu 35: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là:

A. 3O2 + 2H2S  2H2O + 2SO2            B. FeCl2 + H2S  FeS + 2HCl

C. O3 + 2KI+H2O  KOH + I2 + O2            D. Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O

Câu 36: Sự hình thành tầng ozon (O3) ở tầng bình lưu của khí quyển là do nguyên nhân chính nào sau đây?

A. Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hoá các phân tử oxi.            C. Sự oxi hoá một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất

D. A, B, C đều đúng.            B. Sự phóng điện (sét) trong khí quyển.

Câu 37: Hãy chọn phát biểu đúng về oxi và ozon :

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Cấu tạo nguyên tử

A. Oxi và ozon đều có tính oxi hóa mạnh như nhau

C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi

B. Oxi và ozon đều có số proton và notron giống nhau trong phân tử

D. Cả oxi và ozon đều phản ứng được với các chất như Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường

Câu 38: Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có tính oxi hóa:

A. O3, H2SO4, F2            B. O2, Cl2, H2S            C. H2SO4, Br2, HCl            D. cả A, B, C đều sai

Câu 39: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. tẩy trắng tinh bột, dầu ăn            B. chữa sâu răng

C. điều chế oxi trong phòng thí nghiệm            D. sát trùng nước sinh hoạt

Câu 40: Câu nào sau đây sai khi nói về tính chất hóa học của O3?

A. O3 oxi hóa được tất cả các kim loại kể cả Au và Pt.            B. O3 oxi hóa Ag thành Ag2O.

C. O3 kém bền hơn O2.            D. O3 oxi hóa ion I- thành I2.

Câu 41: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với H2O2 ?

A. Phân tử H2O2 có 2 liên kết cộng hóa trị có cực.            B. H2O2 là chất lỏng không màu, không mùi, nhẹ hơn nước.

C. Ít bền, rất dễ bị phân huỷ tạo oxi.             D. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Câu 42: Chọn câu đúng:

A. H2O2 chỉ có tính oxi hóa.            B. H2O2 chỉ có tính khử.

C. H2O2 không có tính oxi hóa lẫn tính khử.            D. H2O2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Câu 43: Cho các phản ứng sau :

(1) H2O2 + KNO2 → H2O + KNO3            (2) H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH

(3) H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2            (4) 5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 5O2 + 8H2O + 2MnSO4 + K2SO4

Có bao nhiêu phản ứng trong đó H2O2 đóng vai trò chất oxi hóa ?

A. 1 phản ứng            B. 2 phản ứng            C. 3 phản ứng            D. cả 4 phản ứng.

Câu 44: Cho phương trình hóa học : 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O. Số phân tử chất oxi hóa và số phân tử chất khử trong phản ứng trên là

A. 5 và 2.            B. 5 và 3.             C. 3 và 2.             D. 2 và 5.

Câu 45: Dãy chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?

A. Cl2, O3, S, H2O2            B. Na, F2, S, H2O2             C. S, Cl2, Br2, H2O2            D. Br2, O2, Ca, H2O2

Câu 46: Trong phản ứng hóa học: Ag2O + H2O2 → Ag + H2O + O2 Các chất tham gia phản ứng có vai trò là gì ?

A. H2O2 là chất oxi hóa, Ag2O là chất khử            B. Ag2O vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

C. Ag2O là chất oxi hóa, H2O2 là chất khử            D. H2O2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 47: Hỗn hợp khí gồm O2, Cl2, CO2, SO2. Để thu được O2 tinh khiết người ta có thể xử lí bằng cách dẫn hỗn hợp đó đi qua

A. Nước Brom            B. Dung dịch NaOH               C. Dung dịch HCl                D. Nước Clo

Câu 48: H2O2 thể hiện là chất oxi hoá trong phản ứng với chất nào dưới đây ?

A. dung dịch KMnO4.             B. dung dịch H2SO3.              C. MnO2.               D. O3.

Câu 49: Trong phản ứng oxi hóa – khử sau : KMnO4 + H2O2 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + O2 + H2O. Hệ số của các chất tham gia phản ứng lần lượt là

A. 2, 5, 3.                 B. 2, 3, 5.                C. 4, 3, 6.             D. 4, 6, 3.

Câu 50: Để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt, người ta thường cho thêm một ít bột natri peoxit (Na2O2), do Na2O2 tác dụng với H2O sinh ra hidro peoxit (H2O2) là chất oxi hóa mạnh, có thể tẩy trắng được quần áo: Na2O2 + 2H2O 2NaOH + H2O2, 2H2O2 2H2O + O2. Vì vậy bột giặt được bảo quản tốt nhất bằng cách nào

A. Cho bột giặt vào trong hộp không có nắp và để ngoài ánh sáng.

B. Cho bột giặt vào trong hộp kín và để nơi khô mát.

C. Cho bột giặt vào trong hộp không có nắp và để ngoài bóng râm.

D. Cho bột giặt vào trong hộp có nắp và để ngoài nắng.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!