Thi thử THPT Quốc gia 2018 – THPT Tĩnh Gia 1 (Lần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Đáp án và giải chi tiết:
1D | 2B | 3B | 4D | 5B | 6B | 7B | 8C | 9D | 10C |
11A | 12B | 13C | 14B | 15D | 16A | 17C | 18C | 19C | 20D |
21D | 22A | 23C | 24D | 25A | 26A | 27D | 28A | 29B | 30A |
31B | 32D | 33D | 34A | 35B | 36A | 37A | 38A | 39C | 40A |
Câu 1: Kim loại phản ứng được với H2O ở điều kiện thường là
A. Al B. Cu C. Be D. Na
Câu 2: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa hỗn hợp Al(NO3)3, HCl và HNO3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau, giá trị của a là
A. 1,5 B. 1,25 C. 0,8 D. 1,2
⇒ Xem giải
Câu 3: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dich (NH4)2SO4
(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho kim loại Ba vào dung dịch H2SO4 loãng dư
(4) Cho FeS vào dung dịch HCl
(5) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3
(6) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch HCl
Số thí nghiệm mà sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy sinh ra các chất khí và chất kết tủa là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
⇒ Xem giải
Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện ly mạnh?
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. H2O. D. NaCl.
Câu 5: Phân ure có công thức là
A. (NH4)2CO3. B. (NH2)2CO. C. (NH3)2CO. D. (NH4)2CO.
Câu 6: Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất.
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)2, AgNO3. D. Fe(NO3)3 và AgNO3.
Câu 7: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. Nhận xét nào sau đây là đúng
A. Ở anot sinh ra khí H2 B. Ở catot xảy ra sự khử nước.
C. Ở anot xảy ra sự oxi hóa H2O D. Ở catot xảy ra sự khử ion kim loại Natri.
Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Anilin B. Alanin C. Metylamin D. Glyxin
Câu 9: Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách nào dưới đây
A. Điện phân nóng chảy AlCl3. B. Điện phân dung dịch AlCl3.
C. Cho kim loại Na vào dung dịch AlCl3. D. Điện phân nóng chảy Al2O3.
Câu 10: Loại vật liệu polime nào sau đây có chứa nguyên tố Nitơ:
A. Cao su buna B. Nhựa poli(vinyl clorua)
C. Tơ nilon-6,6 D. Tơ visco
Câu 11: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A. 1,08 và 5,43. B. 1,08 và 5,16. C. 0,54 và 5,16. D. 8,10 và 5,43.
⇒ Xem giải
Câu 12: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ:
Oxit X là
A. MgO. B. CuO. C. K2O. D. Al2O3.
Câu 13: Dung dịch có pH < 7 là
A. Na2CO3. B. NaCl. C. CH3COOH. D. H2O.
Câu 14: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 480 B. 320 C. 160 D. 240
⇒ Xem giải
Câu 15: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
A. N2, NO2, CO2, CH4, H2 B. NH3, SO2, CO, Cl2.
C. N2, Cl2, O2, CO2, H2. D. NH3, O2, N2, CH4, H2
⇒ Xem giải
Câu 16: Cho 21,6 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít N2O (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại đó là:
A. Al B. Zn C. Mg D. Na
Câu 17: Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy ?
A. Nước. B. Giấm ăn. C. Vôi tôi. D. Muối ăn.
Câu 18: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là :
A. H2N-[CH2]5-COOH B. CH2=CHCOOCH3
C. CH2=C(CH3)COOCH3 D. CH2=CHCOOH
Câu 19: Đun nóng 8,76 gam Gly-Ala với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 37,01 B. 36,96 C. 37,02 D. 36,9
⇒ Xem giải
Câu 20: Chất nào sau đây thuộc loại este?
A. CH3COONH3CH3 B. CH3COONa C. C2H5OH D. CH3COOCH=CH2
Câu 21: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ B. Xenlulozơ C. Amilozơ D. Mantozơ
Câu 22: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng hiđro bằng 16,28%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là
A. 2,3-đimetylbutan. B. butan. C. 3-metylpentan. D. 2-metylpropan.
⇒ Xem giải
Câu 23: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 1,44gam B. 1,80gam C. 2,25gam D. 1,82gam
⇒ Xem giải
Câu 24: Cho 2,36 gam amino axit (H2N)2C3H5COOH tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,2M và HCl 0,6M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,09. B. 6,38. C. 10,45. D. 10,43.
⇒ Xem giải
Câu 25: Số đồng phân amin bậc 1 của công thức C4H11N là:
A. 4 B. 8 C. 2 D. 3
Câu 26: Cho 8,3 gam hỗn hợp Fe và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch A và 5,6 lít (đktc). Khối lượng dung dịch A là
A. 130,3 gam B. 130 gam C. 130,4 gam D. 130,6 gam
Câu 27: Công thức hóa học của supephotphat kép là
A. (NH4)2HPO4 và KNO3 B. Ca(H2PO4)2 và CaSO4
C. NH4H2PO4 D. Ca(H2PO4)2
Câu 28: Cho dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch có chứa a mol chất tan X. Để thu được khối lượng kết tủa lớn nhất thì X là:
A. Ba(OH)2. B. H2SO4. C. Ca(OH)2 . D. NaOH.
Câu 29: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. đá vôi. B. thạch cao sống. C. boxit. D. thạch cao nung.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:
A. 7,312 gam B. 7,512 gam C. 7,412 gam D. 7,612 gam
⇒ Xem giải
Câu 31: Hóa hơi hoàn toàn 20,68 gam hỗn hợp X chứa 3 este đều đơn chức, mạch hở thì thể tích chiếm 4,48 lít (đktc). Nếu đun nóng 20,68 gam X trên với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Đun nóng toàn bộ Y với H2SO4 đặc ở 1700C thu được hỗn hợp 2 anken, đem đốt cháy hỗn hợp 2 anken này cần dùng 0,78 mol O2. Tỉ lệ gần nhất của a : b là.
A. 1,1 B. 0,9 C. 0,8 D. 1,0
⇒ Xem giải
Câu 32: Thực hiện thí nghiệm đối với các dung dịch và có kết quả ghi theo bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử | Hiện tượng |
X |
Quỳ tím |
Hóa đỏ |
Y |
Dung dịch iot. |
Xuất hiện màu xanh tím |
Z |
Cu(OH)2 ở điều kiện thường |
Xuất hiện phức xanh lam |
T |
Cu(OH)2 ở điều kiện thường |
Xuất hiện phức màu tím |
P | Nước Br2 |
Xuất hiện kết tủa màu trắng |
Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là
A. axit glutamic, hồ tinh bột, glucozo, glyxylglyxin, alanin
B. phenylamoni clorua, hồ tinh bột, etanol, lòng trắng trứng, alanin
C. Phenylamoni clorua, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, saccarozo, anilin
D. axit glutamic, hồ tinh bột, saccarozo, glyxylglyxylglyxin, anilin
Câu 33: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều lực bazơ tăng dần từ trái qua phải là
A. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
C. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. D. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.
Câu 34: Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hoà tan được tối đa 2,04 gam Al2O3. Giả sử hiệu xuất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
A. 7720 B. 9408. C. 9650. D. 8685.
⇒ Xem giải
Câu 35: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 25,0 ml dung dịch HCl 1,2M vào 100ml dung dịch chứa K2CO3 0,2M và KHCO3 0,2M, sau phản ứng thể tích khí CO2 thu được là:
A. 0,672 lít. B. 0,224 lít. C. 0,336 lít. D. 0,448 lít.
⇒ Xem giải
Câu 36: Hỗn hợp X gồm glyxin và lysin. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 6,6) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 14,6) gam muối. Giá trị của m là
A. 29,6. B. 32,0. C. 36,7. D. 35,3.
⇒ Xem giải
Câu 37: Cho hỗn hợp gồm Na và Ba vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được 13,98 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng giảm 0,1 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch X thu được lượng rắn khan là.
A. 10,87 gam B. 9,51 gam C. 10,19 gam D. 7,45 gam
⇒ Xem giải
Câu 38: Từ m gam tinh bột điều chế ancol etylic bằng phương pháp lên men với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra từ quá trình trên được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 75,6 gam B. 64,8 gam C. 84,0 gam D. 59,4 gam
⇒ Xem giải
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 25,157% về khối lượng). Hòa tan hết 19,08 gam X trong dung dịch chứa 1,32 mol NaHSO4 và x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 171,36 gam và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 7,5. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 19,72 gam kết tủa. Giá trị của x là :
A. 0,10 B. 0,18 C. 0,16 D. 0,12
⇒ Xem giải
Câu 40: X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,2 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,59 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 0,09 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối (trong đó có muối của Ala và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở) với tổng khổi lượng là 59,24 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E là:
A. 16,45% B. 17,08% C. 32,16% D. 25,32%
⇒ Xem giải
Bình luận