Tổng hợp Lý thuyết hóa vô cơ (Phần 4)

⇒ Đáp án: (Chưa kiểm duyệt)

151D

152B 153B 154D 155C 156C 157B 158C 159D 160C

161D

162D 163C 164D 165A 166D 167C 168C 169D

170C

171D

172D 173C 174D 175A 176A 177C 178D 179D

180B

181B

182B 183B 184B 185D 186D 187B 188B 189C

190B

191A 192A 193D 194B 195D 196B 197A 198A 199C

200C

Câu 151. Thí nghiệm nào sau đây không thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng.

A. Sục khí H2S đến dư vào dung dịch CuSO4.

B. Sục khí H2S đến dư vào dung dịch FeCl3.

C. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].

D. Cho dung dịch NaF vào dung dịch AgNO3.

Câu 152. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử.

A. FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O     B. H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2HCl + S

C. CaCO3 → CaO + CO2                        D. HCl + AgNO3 → HNO3 + AgCl

Câu 153. Thực hiện các thí nghiệm sau

(1) Cho MnO2 vào dung dịch HCl.

(2) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl.

(3) Cho KClO3 vào dung dịch HCl.

(4) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp.

(5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

(6) Cho bột Fe vào dung dịch HCl.

Số trường hợp thu được khí Cl2 là.

A. 5                                         B. 3                             C. 4                             D. 2

Câu 154. Nhận định nào sau đây là đúng.

A. Độ dinh dưỡng của phân natri được đánh giá bằng hàm lượng natri có trong phân.

B. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước khi đun ở nhiệt độ cao.

C. Kim loại Ca khử được Cu2+ trong dung dịch thành Cu.

D. Dung dịch chứa NaNO3 và HCl hòa tan được bột Cu.

Câu 155. Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng.

A. Sục NH3 đến dư vào dung dịch CuCl2.

B. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.

C. Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

D. Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch BaCl2.

Câu 156. Điều khẳng định nào nào sau đây là sai?

A. Khi đun nóng nước cứng tạm thời thu được 2 loại kết tủa là CaCO3 và MgCO3.

B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại nhiều dưới dạng hợp chất.

C. Các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns1 là kim loại kiềm.

D. Nhôm là kim loại có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật và trong đời sống con người.

Câu 157. Dung dịch X chứa các ion: Fe3+ (a mol); Cu2+ (b mol); SO42- (x mol); Cl- (y mol). Biểu thức liên hệ x, y, a, b là.

A. x + y = a + b           B. x + y = 3a + 2b       C. 2x + y = 3a + 2b     D. 2x + y = 2a + 3b

Câu 158. Dãy các ion cùng tồn tại trong dung dịch là.

A. Ag+, Na+, NO3-, PO43-                                B. Ba2+, Na+, HCO3-, OH-.

C. Mg2+, Ca2+, Cl-, HCO3-                              D. Na+, Ba2+, HSO4-, OH-.

Câu 159. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Nước cứng làm mất tác dụng của xà phòng.

B. Biện pháp đơn giản làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách đun nóng.

C. Nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa Ca2+ và Mg2+.

D. Nước cứng toàn phần chỉ chứa các ion Ca2+, Mg2+, Cl- và SO42-.

Câu 160. Dãy kim loại đều được điều chế bằng điện phân dung dịch.

A. Al, Fe, Cu, Ag       B. Ba, Mg, Fe, Cu       C. Fe, Ni, Cu, Ag       D. Na, Fe, Ni, Cu

Câu 161. Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) ↔ 2HI                    ΔH > 0.

Cân bằng không bị chuyển dịch khi:

A. tăng nhiệt độ của hệ                                   B. giảm nồng độ HI.

C. tăng nồng độ H2.                                        D. giảm áp suất chung của hệ.

Câu 162. Trường hợp nào sua đây xảy ra ăn mòn điện hóa.

A. Đốt cháy dây sắt trong khí Cl2.

B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.

C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl.

D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa HCl và CuCl2.

Câu 163. Cho phản ứng sau: KMnO4 + HCl → MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O.

Sau khi phản ứng cân bằng, tổng hệ số tối giản của phản ứng là.

A. 34                           B. 36                           C. 35                           D. 37

Câu 164. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có tính khử giảm dần.

B. Dùng dung dịch HCl có thể làm mềm nước cứng tạm thời.

C. Các kim loại kiềm thổ tác dụng với nước khi đun nóng ở nhiệt độ cao.

D. Flo bốc cháy khi tác dụng với nước.

Câu 165. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Các kim loại có tính khử mạnh đều khử được các ion kim loại có tính khử yếu hơn.

B. Trong phản ứng nhiệt nhôm, sản phẩm thu được chắc chắn chứa Al2O3.

C. Nhiệt phân NaHCO3 thu được Na2CO3, CO2 và hơi H2O.

D. Sắt tác dụng được với trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

Câu 166. Điều khẳng định nào sau đây là đúng.

A. Có thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magiê.

B. Độ dẫn điện của Fe tốt hơn Al.

C. Temic là hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 được dùng đề hàn đường ray xe lửa.

D. Kim loại nhôm tan được trong nước đun sôi.

Câu 167. Cho các cân bằng hóa học sau:

(1) H2 (k) + I2 (k) ↔ 2HI (k)                           (2) 2NO2 (k) ↔ N2O4 (k)

(3) N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k)                     (4) 2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k)

(5) CO (k) + H2O (k) ↔ CO2 (k) + H2 (k)      (6) CaCO3 (r) ↔ CaO (r) + CO2 (k)

Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất chung của mỗi hệ, cân bằng hóa học nào chuyển dịch theo chiều thuận.

A. (1), (2), (3)              B. (3), (4), (5)              C. (2), (3), (4)              D. (4), (5), (6)

Câu 168. Hệ cân bằng sau thực hiện trong bình kín:

CO (k) + H2O (k) ↔ CO2 (k) + H2 (k)            ΔH < 0

Nhận định nào sau đây là sai?

A. Khi nhiệt độ không đổi, tăng áp suất chung của hệ cân bằng không bị chuyển dịch.

B. Thêm khí CO2 vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

C. Tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

D. Giảm nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Câu 169. Điều này sau đây là sai?

A. Nhiệt phân đến cùng muối Ba(HCO3)2 thu được phần rắn chứa BaO.

B. Đun nóng nước cứng tạm thời thu được 2 loại kết tủa là CaCO3 và MgCO3.

C. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong võ trái đất.

D. Na, K và Al đều có cấu trúc lập phương tâm khối.

Câu 170. Cho các nhận định sau:

(1) Phân kali được điều chế từ quặng xivinit.

(2) Amophot là phân phức hợp chứa NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.

(3) Phân urê có công thức (NH2)2CO.

(4) Đạm một lá có công thức (NH4)2SO4.

(5) Supe photphat kép thành phần chứa Ca(H2PO4)2

Số nhận định đúng là.

A. 2                             B. 4                             C. 5                             D. 3

Câu 171. Điều khẳng định nào nao sau đây là sai?

A. Trong phân nhóm chính nhóm IIA chỉ chứa các kim loại kiềm thổ.

B. Thành phần của sắt trong thép cao hơn trong gang.

C. Gang và thép đều là hợp kim của sắt.

D. Độ dẫn điện của Au tốt hơn Cu.

Câu 172. Điều nào sau đây là sai?

A. Trong phân nhóm chính nhóm IIA chỉ chứa các kim loại kiềm thổ.

B. Đun nóng nước cứng tạm thời thu được hai loại kết tủa là CaCO3 và MgCO3.

C. Các kim loại đều có tính dẫn nhiệt, dẫn điện và tính ánh kim.

D. Khối lượng riêng của các kim loại đều nặng hơn khối lượng của nước.

Câu 173. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CO3.

(2) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.

(3) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(4) Cho NaF vào dung dịch AgNO3.

 (5) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].

(6) Sục khí H2S đến dư vào dung dịch CuSO4.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là.

A. 3                             B. 2                             C. 4                             D. 5

Câu 174. Nhận định nào sau đây là đúng.

A. Ta dùng dung dịch HCl để làm mềm nước cứng tạm thời.

B. Trong mọi hợp chất, hydro chỉ có một mức oxi hóa duy nhất là +1.

C. Cation Fe2+ bền hơn cation Fe3+.

D. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong võ trái đất.

Câu 175. Đạm hai lá có công thức là.

A. NH4NO3                 B. (NH2)2CO               C. NH4H2PO4             D. (NH4)2SO4

Câu 176. Cho các nhận định sau:

(1) Thành phần chính trong phân supe photphat kép là Ca(H2PO4)2.

(2) Phân đạm amoni không nên bón cho vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

(3) Độ dinh dưỡng của phân natri được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm Na2O có trong phân.

(4) Urê có công thức (NH2)2CO.

(5) Trong công nghiệp, phân supe phốtphat đơn được điều chế từ quặng photphoric hay apatit.

(6) Amophot là phân phức hợp có công thức NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.

Số nhận định đúng là.

A. 5                             B. 4                             C. 3                             D. 6

Câu 177. Thực hiện các thí nhiệm sau:

(1) Đốt cháy bột sắt trong hơi brom.

(2) Đốt cháy hỗn hợp gồm Fe và S (không có khí).

(3) Cho bột sắt vào dung dịch AgNO3 dư.

(4) Cho bột sắt vào dung dịch HNO3 dư.

(5) Cho bột sắt vào dung dịch HCl loãng dư.

Số thí nghiệm thu được muối Fe3+ là.

A. 5                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 178. Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa khử

A. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

B. Al + NaOH + 3H2O → Na[Al(OH)4] + H2

C. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

D. CaCO3 → CaO + CO2

Câu 179. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm P2O5 có trong phân.

B. Phân kali giúp cây trồng hấp thu được nhiều đạm, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.

C. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm nitơ có trong phân.

D. Phân supe phốtphat đơn thành phần chứa Ca(H2PO4)2.

Câu 180. Dung dịch nào sau đây không tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3?

A. Na3PO4                   B. NaF                                    C. KBr                                    D. HCl

Câu 181. Cho các chất sau: Na2O, HCl, Cl2, CaCl2, AlCl3, NaNO3. Số chất trong dãy mà phân tử có chứa liên kết ion là.

A. 5                             B. 3                             C. 2                             D. 4

Câu 182. Nguyên tử X có cấu hình elctron là [Ar] 3d642. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Nhận định nào sau đây là sai?

A. X là một kim loại nặng, Y thuộc nhóm halogen.

B. Đốt cháy X với phân tử Y thu được hợp chất có dạng XY2.

C. Cho dung dịch XY2 vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa trắng.

D. Đốt cháy X với lưu huỳnh thu được hợp chất có dạng XS.

Câu 183. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr.

(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF.

(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

Thí nghiệm không thu được kết tủa là.

A. (1)                           B. (3)                           C. (2)                           D. (4)

Câu 184. Cho các nhận định sau:

(1) Kim loại natri được dùng làm chất xúc tác trong các phản ứng tổng hợp hữu cơ.

(2) Trong tự nhiên, natri tồn tại dưới dạng hợp chất.

(3) Hợp kim Mg được dùng để sản xuất tên lửa,máy bay, ô tô.

(4) Kim loại sắt phổ biến nhất trong võ trái đất.

(5) Gang cũng như thép đều là hợp kim của Fe.

(6) Điều chế nhôm bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.

Số nhận định đúng là.

A. 5                             B. 4                             C. 6                             D. 3

Câu 185. Cho các nhận định sau:

(1) Các kim loại đều có tính dẽo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim.

(2) Các kim loại đều thể hiện tính khử.

(3) Khối lượng riêng của các kim loại đều nặng hơn khối lượng riêng của nước.

(4) Các kim loại đều có nhiệt độ nóng chảy cao.

(5) Ở điều kiện thường các kim loại đều ở trạng thái rắn.

(6) Tất cả các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.

Số nhận định đúng là.

A. 5                             B. 3                             C. 4                             D. 2

Câu 186. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. AgNO3 + NaCl → NaCl + AgCl

B. CO2 + CaO → CaCO3

C. Ba(OH)2 + NaHCO3 → Na2CO3 + BaCO3 + H2O

D. NO2 + NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

Câu 187. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 58 và có tổng số elctron ở các phân lớp s là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có số proton nhiều hơn X là 1. Cho các nhận định sau:

(1) X, Y đều là kim loại nhẹ.

(2) Ở điều kiện thường, X và Y tác dụng được với nước.

(3) Y có thành phần trong thạch cao sống.

(4) Khi cho X hoặc Y vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa màu đỏ.

(5) X, Y được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của chúng.

(6) Trong mọi hợp chất, X và Y chỉ có một mức oxi hóa dương duy nhất.

Số nhận định đúng là.

A. 4                             B. 5                             C. 2                             D. 3

Câu 188. Chất nào sau đây vừa chứa liên kết ion, vừa chứa liên kết cộng hóa trị:

A. KCl                        B. NaNO3                   C. CO2                        D. CH3CH2OH

Câu 189. Cho dãy các chất: Na[Al(OH)4], Al(OH)3, NH4HCO3, NaCl, CuCl2, ZnO, NH4NO3, NH2-CH2-COOH. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là.

A. 5                             B. 6                             C. 4                             D. 3

Câu 190. Cho (x + 2y) mol Ba vào dung dịch X chứa NH4+; Ba2+ và HCO3-, đun nóng cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (2x + 2y) mol khí; (x + 2y) mol kết tủa và dung dịch Y. Chất tan có trong dung dịch Y là.

A. Ba(HCO3)2             B. Ba(OH)2                 C. NH4HCO3              D. Ba(HCO3)2 và NH4HCO3

Câu 191. Cho các nhận định sau:

(1) Phân supe photphat đơn thành phần chứa Ca(H2PO4)2 + CaSO4.

(2) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm K2O có trong phân.

(3) Urê có công thức (NH3)2CO.

 (4) Không nên bón đạm một lá cho vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.

(5) Phân natri giúp cây trồng hấp thu tốt đạm, chịu hạn và chịu rét.

Số nhận định đúng là.

A. 5                             B. 2                             C. 4                             D. 3

Câu 192. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

(2) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].

(3) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

(4) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch CuCl2.

(5) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].

(6) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp không thu được kết tủa là.

A. 5                             B. 4                             C. 3                             D. 2

Câu 193. Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng?

A. Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch CuCl2.

B. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

C. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

D. Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch FeCl3.

Câu 194. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.

(2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp.

(3) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl loãng.

(4) Cho KClO3 vào dung dịch HCl loãng.

(5) Điện phân nóng chảy tinh thể KCl.

Số thí nghiệm điều chế khí Cl2 là.

A. 4                             B. 3                             C. 5                             D. 2

Câu 195. Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa khử.

 A. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

B. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

C. Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3

D. Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

Câu 196. Thực hiện các thí nghiệm sau

(1) MnO2 + HCl → MnCl2 + khí X + H2O                             (2) CaCO3 → CaO + khí Y

(3) Cu + HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + khí Z + H2O         (4) Na + H­2O → NaOH + khí T

Cho lần lượt các khí X, Y, Z, T vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Số trường hợp thu được dung dịch chứa 2 muối là.

A. 3                             B. 2                             C. 1                             D. 4

(1) Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.

(2) Tính dẽo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim của kim loại đều do các electron tự do trong kim loại gây ra.

(3) Hợp kim của Mg được dùng để chế tạo tên lửa, máy bay và ôtô.

(4) Các kim loại Li, Na, K, Cs đều có cấu trúc lập phương tâm khối.

(5) Kim loại Liti (Li) có khối lượng riêng nhỏ nhất trong tất cả các kim loại.

(6) Trong mọi hợp chất, các kim loại kiềm thổ chỉ có một mức oxi hóa duy nhất là +2.

(7) Trong các phản ứng hóa học, các kim loại kiềm đều thể hiện tính khử.

(8) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al và Fe.

Số nhận định đúng là.

A. 8                             B. 6                             C. 4                             D. 5

Câu 198. X là một kim loại. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 58. Cho các nhận định sau:

(1) X là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh.

(2) X có cấu trúc lập phương tâm khối.

(3) X tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

(4) Bán kính của nguyên tử X lớn hơn bán kính của cation Xn+.

(5) X được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối XCln.

(6) Một loại phân chứa nguyên tố X giúp cây trồng chống rét và chịu hạn cho cây.

Số nhận định đúng là.

A. 6                             B. 4                             C. 5                             D. 3

Câu 199. Nhúng thanh Al vào dung dịch HCl loãng, sau đó cho vào vài giọt dung dịch CuCl2. Hiện tượng nào sau đây là sai?.

A. Ban đầu thấy khí thoát ra trên bề mặt thanh Al.

B. Sau khi cho CuCl2 vào thì khí thoát ra nhiều hơn và thanh Al tan ra nhanh hơn.

C. Sau khi cho CuCl2 vào thì khí thoát ra chậm hơn do có một lượng Cu bám vào thanh Al, ngăn cách tiếp xúc với HCl.

D. Đây là quá trình xảy ra ăn mòn điện hóa, trong đó thanh Al đóng vai trò cựa âm, xảy ra quá trình oxi hóa.

Câu 200. Cho các thí nghiệm sau:

(1) Đốt cháy dây sắt trong khí Cl2.

(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.

(3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2.

(4) Tôn tráng kẽm bị xây sát đến lõi sắt bên trong để ngoài không khí ẩm.

(5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa HCl và CuCl2.

(6) Nhúng thanh Fe vào dung dịch ZnCl2.

(7) Vật làm bằng gang cho vào dung dịch HCl.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.

A. 5                             B. 6                             C. 4                             D. 3

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết trong đề thi THPT của Bộ Giáo Dục (Phần 4)

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!