Xác định công thức dựa vào phản ứng, tính chất và đặc điểm của chất (Phần 4)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
(Xem giải) Câu 1. Chất X có công thức C7H12O4 thõa mãn các điều kiện sau:
X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
X1 + HCl → X4 + NaCl
X3 + CuO → X5 + Cu + H2O
X5 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → X6 + 2NH4NO3 +2Ag
Biết X không tham gia phản ứng tráng gương. Cho các phát biểu sau
(1) Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
(2) X1 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(3) X3 là ancol etylic
(4) Nhiệt độ sôi của X1 lớn hơn X4
(5) Nhiệt độ sôi của X3 lớn hơn X5
Tổng số phát biểu đúng là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
(Xem giải) Câu 2. Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) X + NaOH → X1 + X2
(2) Y + NaOH → Y1 + Y2 + Y3
(3) X2 + CO → Z
(4) Y2 + O2 → Z
Biết X và Y (MX < MY < 170) là hai chất hữu cơ mạch hở và chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn X1 cũng như Y1 thì sản phẩm cháy thu được chỉ có Na2CO3 và CO2; MY1 > MX1. Cho các nhận định sau:
(a) Dùng Y2 để làm nước rửa tay phòng ngừa dịch Covid-19.
(b) X và Y là những hợp chất hữu cơ không no.
(c) Y3 và Z có cùng số nguyên tử cacbon.
(d) Nung X1 với vôi tôi xút thu được hiđrocacbon đơn giản nhất.
(e) X2 và Y2 thuộc cùng dãy đồng đẳng.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 3. Chất hữu cơ E (mạch hở) có công thức phân tử dạng C10HmO5. Thủy phân hoàn toàn E trong dung dịch NaOH được ba chất hữu cơ X, Y, Z (MY < MZ < MX). Chất X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng được chất hữu cơ T là nguyên liệu sản xuất tơ nilon–6,6. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y hoặc 1 mol Z đều cần dùng a mol oxi. Cho các phát biểu sau :
(a) Chỉ có một cấu tạo duy nhất thỏa mãn tính chất của E.
(b) Z có khả năng hòa tan được Cu(OH)2.
(c) Từ etilen có thể tạo thành Y hoặc Z bằng một phản ứng.
(d) E, Z, T đều tác dụng với Na (dư) theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(e) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được 6 mol CO2.
(g) Lên men Y trong điều kiện thích hợp được axit axetic.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
(Xem giải) Câu 4. Este E (mạch hở) có công thức phân tử là C8H12O6. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hai ancol X và Y (X, Y có cùng số cacbon trong phân tử, MX < MY) và hai muối Z, T (Z, T có cùng số nguyên tử cacbon và đều là muối của axit cacboxylic, MZ < MT). Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
(b) Dung dịch chất Z tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Đun nóng X trong H2SO4 đặc ở 170°C, thì thu được khí làm mất màu nước brom.
(d) Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3 và CO2.
(e) Oxi hóa X bằng CuO thu được anđehit oxalic.
(f) Nung T với NaOH và CaO, thu được khí metan.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
(Xem giải) Câu 5. Cho các phương trình phản ứng hóa học sau (theo đúng tỉ lệ mol, các phản ứng đều ở điều kiện và xúc tác thích hợp):
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
(2) X2 + CuO → X3 + Cu + H2O
(3) X3 + 4AgNO3 + 6NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + NH4NO3
(4) X1 + 2NaOH → X4 + 2Na2CO3
(5) 2X4 → X5 + 3H2
Phát biểu nào sau đây sai?
A. X có 8 nguyên tử H trong phân tử.
B. X2 rất độc không được sử dụng để pha vào đồ uống.
C. X1 tan trong nước tốt hơn so với X.
D. X5 có phản ứng tạo kết tủa với AgNO3/NH3.
(Xem giải) Câu 6. Cho chất hữu cơ X có công thức C13H10O2 và thực hiện các sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + NaOH → X1 + X2 + H2O
(2) X1 + HCl → X3 (có chứa nhân benzen) + NaCl
(3) X2 + HCl → X4 + NaCl
(4) X4 + HNO3 đặc/H2SO4 đặc → Axit picric + H2O.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. X3 phản ứng với X4 tạo thành hợp chất X.
B. Dung dịch X4 làm quỳ tím hóa hồng.
C. Lực axit của X3 mạnh hơn X4.
D. X4 tác dụng với dung dịch Na2CO3 giải phóng CO2.
(Xem giải) Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng sau:
Biết rằng: A, B, D, E, G là các hợp chất hữu cơ chứa C, H và có thể chứa O (số C ≤ 3). D là hiđrocacbon no. Cho các nhận định sau:
(1) Nung F với H2SO4 đặc, 170°C thu được B.
(2) F có nhiệt độ sôi cao hơn K.
(3) Đốt cháy hoàn toàn A thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(4) 1 mol chất E khi tham gia phản ứng tráng bạc tạo ra 4 mol kết tủa Ag.
(5) Trong G, số nguyên tử H gấp 4 lần số nguyên tử C.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 8. Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4.
(c) nX3 + nX4 → poli(hexametylen ađipamit) + 2nH2O
(d) X3 + 2X2 → X5 + 2H2O
Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C7H12O4; X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X là hợp chất hữu cơ tạp chức.
B. X1 có 10 nguyên tử hiđro.
C. X2 tan vô hạn trong nước.
D. X5 có phân tử khối là 174.
(Xem giải) Câu 9. Từ chất X (C10H10O4, chỉ có một loại nhóm chức) tiến hành các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 3NaOH → Y + Z + T + H2O
(2) 2Y + H2SO4 → 2E + Na2SO4
(3) E + CuO → C2H2O3 + H2O + Cu
(4) Z + NaOH → P + Na2CO3
Biết MZ < MY < MT < 120. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn.
(b) E là hợp chất tạp chức.
(c) Trong không khí nếu lượng khí P nhiều hơn bình thường sẽ gây hiệu ứng nhà kính
(d) Chất Z tác dụng được với kim loại Na.
(e) Dẫn khí CO2 vào dung dịch T sẽ thấy dung dịch bị vẫn đục.
(f) Từ CH3OH có thể tạo ra E bằng một phản ứng.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
(Xem giải) Câu 10. Chất hữu cơ E có công thức phân tử C10H8O4. Đun nóng E với dung dịch NaOH thì thu được ba chất hữu X, Y, Z đều có chứa nguyên tố natri (MX < MY < MZ). Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E có hai đồng phân cấu tạo thỏa mãn.
(b) Chất X và chất Y là đồng đẳng kế tiếp nhau.
(c) Chất Y phản ứng tối đa với H2 theo tỉ lệ mol 1:1.
(d) Chất E phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
(Xem giải) Câu 11. Cho các chất X, Y, Z, T đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O2. X, Y, Z, T có các đặc điểm sau:
(1) X có đồng phân hình học, dung dịch X làm đổi màu quỳ tím.
(2) Y không có đồng phân hình học, có phản ứng tráng bạc, thủy phân Y trong NaOH thu được ancol.
(3) Thủy phân Z cho 2 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon và sản phẩm có phản ứng tráng bạc.
(4) T dùng để điều chế chất dẻo và không tham gia phản ứng với dung dịch NaHCO3.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y là anlyl fomat.
B. Polime được điều chế trực tiếp từ T là poli(metyl metacrylat).
C. Z được điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.
D. X là axit metacrylic.
(Xem giải) Câu 12. Hợp chất A có công thức phân tử là C12H12O4. Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
(a) A + 3KOH → B + C + D + H2O
(b) B + 2HCl → A1 + 2KCl
(c) CH3CH=O + H2 → D
(d) C + HCl → C1 + KCl
(e) C1 + Br2 → CH2BrCHBrCOOH
Biết A1 chứa vòng benzen. Khối lượng phân tử của A1 bằng
A. 138. B. 182. C. 154. D. 134.
(Xem giải) Câu 13. Cho sơ đồ phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X → Y + Z.
(2) Y + H2O → T.
(3) T + F → G + X + H2O.
(4) T + 2F → H + X + 2H2O.
Biết X có nhiều trong vỏ sò, F là hợp chất của Natri. Trong các phát biểu sau:
(1) Chất Y được dùng để khử chua đất trồng.
(2) Chất T và H đều không phân hủy khi đun nóng.
(3) Chất Z là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.
(4) Chất F được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm.
(5) Có thể dùng T hoặc H để làm mềm nước có tính cứng tạm thời.
(6) Ở điều kiện thường, G là chất rắn có màu trắng, hút ẩm mạnh.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
(Xem giải) Câu 14. Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
(b) X1 + HCl → X4 + NaCl
(c) X2 + HCl → X5 + NaCl
(d) X3 + X4 → X6 + H2O
Biết X là hợp chất hữu mạch hở có công thức phân tử C5H8O4 và chứa hai chức este; X2, X3 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử; MX5 < MX3. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X tham gia phản ứng tráng gương.
B. Phân tử khối của X6 là 104.
C. X4 là hợp chất hữu cơ đơn chức.
D. Phân tử X6 có 3 nguyên tử oxi.
(Xem giải) Câu 15. Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X → Y + CO2
(b) Y + H2O → Z
(c) T + Z → R + X + H2O
(d) 2T + Z → Q + X + 2H2O
Biết X là hợp chất của Ca, T là hợp chất của Na. Khối lượng mol của Z, R thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:
A. 74 và 40. B. 40 và 74.
C. 106 và 74. D. 74 và 106.
(Xem giải) Câu 16. Ba chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O2, có đặc điểm sau:
– X tác dụng được với Na và NaHCO3.
– Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử hiđro
– Z tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3-CH2-COOH, CH3-COO-CH3, H-COO-CH2-CH3.
B. CH3-CH2-COOH, CH3-COO-CH3, H-COO-CH3.
C. CH3-CH2-COOH, H-COO-CH2-CH3, CH3-COO-CH3.
D. HO-CH2-CH2-CHO, CH3-COO-CH3, HCOOCH2CH3
(Xem giải) Câu 17. Trên thị trường hiện nay, một số loại nước tương (xì dầu) đã bị cấm sử dụng do chứa lượng 3-MCPD (3 monoclo propan-1,2-điol) vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Sự hình thành 3-MCPD trong quá trình sản xuất nước tương được giải thích là do nhà sản xuất dùng HCI để thuỷ phân protein thực vật (đậu tương). Trong quá trình này có kèm theo phản ứng thuỷ phân chất béo tạo thành glixerol. Sau đó, HCI tác dụng với glixerol, thu được hai đồng phân cấu tạo là 3-MCPD và chất X. Cho các phát biểu sau:
(a) Vinyl clorua tác dụng với dung dịch KMnO, thu được 3-MCPD.
(b) X hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam.
(c) Tách béo đậu tương trước khi thủy phân sẽ làm giảm sự hình thành 3-MCPD.
(d) Tên gọi của X là 2-monoclopropan-1,2-điol.
Số phát biểu đúng là
A 3. B. 1 C. 2 D. 4
(Xem giải) Câu 18. Cho m gam chất hữu cơ no, mạch hở X (phân tử chứa các nhóm –OH, –COO–, -COOH, -CH2−, không có nhóm khác). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một sản phẩm hữu cơ Y duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 20,16 lit CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Cho các phát biểu sau:
(a) Khối lượng phân tử của X là 234.
(b) Đốt cháy X, thu được số mol CO2 bằng số mol O2 đã phản ứng.
(c) Y có công thức cấu tạo là HO-CH(CH3)-COONa.
(d) Khối lượng của Y là 33,6 gam.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
(Xem giải) Câu 19. Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức phân tử là C4H6O4. Các chất E, F, X tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
(1) E + 2NaOH (t°) → X + Y + Z.
(2) F + 2NaOH (t°) → 2X + T.
(3) X + HCl → L + NaCl.
Biết: X, Y, Z, T, L là các chất hữu cơ và trong X và Y có chứa nguyên tử Na. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X là muối của axit cacboxylic no hai chức.
(b) Từ chất Y điều chế trực tiếp được axit axetic.
(c) Oxi hóa Z bằng CuO, thu được anđehit fomic.
(d) Đốt cháy chất T thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O.
(e) Chất L không thể tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 20. Hai este mạch hở X (CnH6O4) và Y (CmH6O4) đều có mạch cacbon không phân nhánh (110 < MX < MY < 150). Từ X và Y thực hiện các phản ứng sau (hệ số phản ứng theo đúng tỉ lệ mol):
X + 2NaOH → Z + 2Q
Y + 2NaOH → T + 2Q
Biết rằng khi đốt cháy Z hoặc T chỉ thu được CO2 và Na2CO3, Q là chất lỏng ở điều kiện thường. Cho các phát biểu sau:
(1) T có đồng phân hình học.
(2) Từ Q điều chế trực tiếp được axit axetic.
(3) a mol Z hoặc a mol Q đều tác dụng tối đa với dung dịch chứa 2a mol HCl.
(4) a mol Y làm mất màu dung dịch chứa tối đa 2a mol Br2.
(5) X và Y là đồng đẳng của nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
(Xem giải) Câu 21. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C12H12O4 và có sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol tối đa):
X + 3NaOH → Y + Z + T + H2O
Y + Br2 (dd) → E
2Z + 2Na → 2F + H2
Biết phân tử Y, Z đều mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro, T có vòng benzen. Trong các phát biểu sau:
(a) Chất X có thể làm mất màu nước brom.
(b) Tên của Y là natri acrylat.
(c) Z là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) Công thức phân tử của T là C7H7ONa.
(e) Có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện của X
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 22. Cho este mạch hở X có công thức phân tử CnHn+2O4 tác dụng với dung dịch NaOH thu được một ancol Y và hai muối Z, T (là muối của hai axit cacboxylic tương ứng R và Q, MZ > MT). Mặt khác, 1 mol X tác dụng được tối đa với 1 mol H2. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử chất X có 6 nguyên tử cacbon.
(b) Dung dịch chất T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Dung dịch chất Z làm mất màu dung dịch Br2.
(d) Oxi hóa Y bằng CuO, thu được anđehit axetic.
(e) Chất Y làm mất màu dung dịch Br2.
(g) Nhiệt độ sôi của chất Q cao hơn nhiệt độ sôi của ancol etylic.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 23. Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
X + 3NaOH → 3X1 + X2
Y + 3NaOH → X1 + Y1 + Y2 + H2O
Biết X, Y đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C6H8O6 được tạo thành từ cacboxylic và ancol; Y2 tác dụng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường: Đốt cháy Y1 chỉ thu được Na2CO3 và CO2. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X1 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Chất Y chỉ có một công thức cấu tạo thỏa mãn.
(c) Chất X2 tác dụng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(d) Từ chất Y1 điều chế trực tiếp được metan.
(e) Hai chất X2 và Y2 có số nguyên tử C bằng nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
(Xem giải) Câu 24. Cho ba chất hữu cơ mạch hở E, F, T có cùng công thức đơn giản nhất là CH2O. Các chất E, F, X tham gia phản ứng theo sơ đồ dưới đây:
E + KOH (t°) → X + Y
F + KOH (t°) → X + Z
T + H2 (Ni, t°) → X
Biết: X, Y, Z đều là các chất hữu cơ và MT < ME < MF < 100. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất T làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
(b) Chất F tác dụng với Na sinh ra khí H2.
(c) Chất X được dùng để pha chế bia, rượu.
(d) Chất Y có tham gia phản ứng tráng gương.
(e) Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong Z là 48,98%.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
(Xem giải) Câu 25. Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C7H10O6. Đun nóng X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Y và hỗn hợp gồm hai muối Z và T (MZ < MT). Nung nóng Z cũng như T với vôi tôi xút đều thu được một hiđrocacbon đơn giản nhất. Cho các nhận định sau:
(a) Oxi hóa Y bằng CuO dư, đun nóng thu được anđehit hai chức.
(b) Z và Y có cùng số nguyên tử cacbon.
(c) X tác dụng được với kim loại Na, giải phóng khí H2.
(d) Trong phân tử của T có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
(e) X có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn.
(f) Axit tạo ra muối Z được điều chế trực tiếp từ ancol Y và khí CO.
(g) X là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
(Xem giải) Câu 26. Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X + 2NaOH (t°) → X1 + X2 + X3.
(2) X1 + HCl → X4 + NaCl.
(3) X2 + HCl → X5 + NaCl.
(4) X3 + O2 (men giấm/25−30°C) → X4 + H2O.
Biết X có công thức phân tử C6H10O4; X1, X2, X3, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau; chất X3 có nhiều trong dung dịch sát khuẩn tay, giúp phòng ngừa các tác nhân virut gây bệnh, đặc biệt là virut SARS-COV-2. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tử X5 chứa hai loại nhóm chức.
B. Có hai công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
C. Dung dịch X4, có nồng độ từ 2 – 5% được gọi là giấm ăn.
D. Phân tử khối của X1 là 82.
(Xem giải) Câu 27. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O4, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(1) X + 2NaOH → Y + Z + H2O
(2) Z + HCI → T + NaCl
(3) T (H2SO4 đặc, t°) → Q + H2O
Biết Q làm mất màu dung dịch brom. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Y có 3 nguyên tử H trong phân tử.
(b) T là hợp chất hữu cơ đa chức.
(c) Q là axit metacrylic.
(d) X có hai đồng phân cấu tạo thỏa mãn.
(e) X là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
(Xem giải) Câu 28. Cho các sơ đồ phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol) dưới đây:
(1) X + 3NaOH → X1 + X2 + X3 + H2O
(2) X1 + NaOH (CaO, t°) → C2H6 + Na2CO3
(3) X2 + H2SO4 → Y + Na2SO4
Biết X là hợp chất hữu cơ mạch hở, có công thức phân tử C7H10O6 và X tác dụng được với Na. Cho các phát biểu sau:
(a) Tên gọi của X1 là natri propionat.
(b) Phân tử khối của Y là 90.
(c) X3 hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(d) Có 2 cấu tạo thỏa mãn chất X.
(e) Đun nóng X3 với H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
(Xem giải) Câu 29. Cho các sơ đồ phản ứng sau:
A1 → A2 + H2O
A1 + O2 → A3
A2 → A4 (polime) có phân tử khối trung bình là 420000
A2 + KMnO4 + H2O → A5 + …
A5 + A3 → A6 (C4H8O3) +…
Số mắt xích trong A4 là
A. 15000. B. 20000. C. 14000. D. 16000.
(Xem giải) Câu 30. Hợp chất hữu cơ X (C; H; O) không có phản ứng tráng gương, trong X số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro. X; Y; Q tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ phản ứng sau:
X + 2NaOH → Y + Q + Z (1)
Y + HCl → Y1 + NaCl (2)
Q + HCl → Q1 + NaCl (3)
Trong đó: Y1; Z có cùng số nguyên tử hiđro; MX < 143; Z no, đơn chức. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Z hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
B. X có đồng phân hình học cis – trans.
C. Y1 là hợp chất hữu cơ đa chức.
D. Q1 có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
Bình luận