Lý thuyết Nhôm (Phần 1)

⇒ Đáp án:

1B

2A 3D 4C 5C 6C 7D 8B 9D

10B

11D

12A 13A 14B 15D 16B 17A 18D 19C

20B

21B

22A 23C 24B 25A 26D 27C 28D 29A

30C

31B

32B 33B 34B 35C 36C 37B 38B 39B

40D

41B

42D 43D 44D 45D 46D 47B 48C 49D

50D

51D

52B 53B 54C 55B 56A 57C 58C 59B

60D

61A

62A 63B 64B 65C 66D 67B 68C 69C

70B

71D

72C 73C 74A 75B 76D 77B 78C 79A

80D

81B

82B 83C 84D 85A 86D 87B 88D 89A

90B

91A

92D 93B 94D 95D 96C 97A 98B 99

100

Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là

A. 4.             B. 3.             C. 1.             D. 2.

Câu 2: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?

A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.

B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.

C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện.

D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.

Câu 3: Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là không đúng:

A. Màu trắng bạc.

B. Là kim loại nhẹ.

C. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.

D. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt hơn các kim loại Fe và Cu.

Câu 4. Nhóm hoá chất nào sau đây đều  tan trong nước ?

A. Na2O, CaO, Al2O3             B. Na2O, CaO, MgO

C. Na2O, CaO, K2O             D. Na2O, Al2O3, MgO

Câu 5. Tính chất hoá học đặc trưng của nhôm là ?

A. Tính khử              B. tính oxi hoá

C. tính khử mạnh             D. tính oxi hoá mạnh

Câu 6: Tính chất nào sau đây của nhôm là đúng ?

A. Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện.

B. Nhôm tan được trong dung dịch NH3.

C. Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

D. Nhôm là kim loại lưỡng tính.

Câu 7. Hãy sắp xếp  các kim loại Na Fe  Ca  Al   theo chiều tính khử tăng dần ?

A. Fe, Ca, Na, Al             B. Na, Ca, Al, Fe             C. Ca, Al, Fe, Na             D. Fe, Al, Ca, Na

Câu 8: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

A. NaOH loãng.             B. H2SO4 đặc, nguội.             C. H2SO4 đặc, nóng.             D. H2SO4 loãng.

Câu 9: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch

A. Mg(NO3)2.             B. Ca(NO3)2.             C. KNO3.             D. Cu(NO3)2.

Câu 10: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. Na2SO4, KOH.             B. NaOH, HCl.             C. KCl, NaNO3.             D. NaCl, H2SO4.

Câu 11: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. Mg(OH)2.             B. Ca(OH)2.             C. KOH.             D. Al(OH)3.

Câu 12: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch

A. NaOH.             B. HCl.             C. NaNO3.             D. H2SO4.

Câu 13: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. Al2O3.             B. MgO.             C. KOH.             D. CuO.

Câu 14: Chất không có tính chất lưỡng tính là

A. NaHCO3.             B. AlCl3.             C. Al(OH)3.             D. Al2O3.

Câu 15: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng

B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng

D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng

Câu 16: Chất có tính chất lưỡng tính là

A. NaCl.             B. Al(OH)3.              C. AlCl3.             D. NaOH.

Câu 17: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng:

A. 5.             B. 4.             C. 7.              D. 6.

Câu 18: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. KCl, NaNO3.             B. Na2SO4, KOH.             C. NaCl, H2SO4.              D. NaOH, HCl.

Câu 19: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?

A. Zn, Al2O3, Al.                            B. Mg, K, Na.

C. Mg, Al2O3, Al.                           D. Fe, Al2O3, Mg.

Câu 20: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

C. chỉ có kết tủa keo trắng.

D. không có kết tủa, có khí bay lên.

Câu 21: Cho phản ứng: Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2. Chất đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng này là:

A. Al.             B. H2O.              C. NaOH.             D.NaAlO2 .

Câu 22: Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O. Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng lần lượt là:

A. 1 và 3.             B. 3 và 2.             C. 4 và 3.             D. 3 và 4.

Câu 23: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa nâu đỏ.

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.

C. có kết tủa keo trắng.

D. dung dịch vẫn trong suốt.

Câu 24: Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây?

A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.

B. Thổi khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.

C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.

D. Cho Al2O3 tác dụng với nước

Câu 25: Các dung dịch MgCl2 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây?

A. NaOH.             B.HNO3.              C. HCl.             D. NaCl.

Câu 26. Trong các phản ứng sau, phản ứng nhiệt nhôm là

A. 4Al  +  3O2 → 2Al2O3

B. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

C. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

D. 2Al  +  Fe2O3 → 2Fe  +  Al2O3

Câu 27. Một pin điện hoá được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử Al3+/Al và Cu2+/Cu. Phản ứng hóa học xảy ra khi pin hoạt động là

A. 2Al  +  3Cu  →  2Al3+  +   3Cu2+

B. 2Al3+  +  3Cu   →   2Al   +   3Cu2+

C. 2Al  +  3Cu2+ → 2Al3+  +   3Cu

D. 2Al3+  +  3Cu2+ →  2Al   +   3Cu

Câu 28: Chọn câu sai trong các câu sau đây

A. Al không tác dụng với nước vì có lớp Al2O3 bảo vệ

B. Al là kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim

C. Dùng giấy nhôm để gói kẹo vì nhôm dẻo và không độc hại cho con người

D. Al là nguyên tố kim loại lưỡng tính

Câu 29: Al có thể tan được trong nhóm các dung dịch nào sau:

A. HCl, H2SO4 loãng             B. CuSO4, MgCl2

C. FeCl2, KCl             D. (HNO3, H2SO4) đậm đặc nguội.

Câu 30: Hai chất Al2O3, Al(OH)3 bền trong

A. dd HCl             B. dd Ca(OH)2             C. H2O             D. dd Ba(OH)2.

Câu 31: Al(OH)3 không tan trong dung dịch

A. HCl, H2SO4 loãng             B. NH3             C. Ba(OH)2, KOH             D. HNO3 loãng.

Câu 32: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được:

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết đếm (Phần 2)

A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết

B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.

C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.

D. dung dịch trong suốt.

Câu 33: Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng quan sát được:

A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết

B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.

C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.

D. dung dịch trong suốt.

Câu 34: Cho Na vào dung dịch AlCl3 (dư). Hiện tượng quan sát được:

A. Na tan, có Al kết tủa.

B. Na tan, bọt khí, có kết tủa trắng, không thấy có kết tủa tan.

C. Có bọt khí, có kết tủa keo trắng rồi tan dần đến hết, sau đó lại có kết tủa trở lại.

D. Có bọt khí, không có kết tủa.

Câu 35: Cho vào dung dịch Al2(SO4)3 một lượng K (từ từ đến dư). Hiện tượng quan sát được:

A. K tan, có Al kết tủa.

B. K tan, bọt khí, có kết tủa trắng, không thấy có kết tủa tan.

C. K tan, có bọt khí, có kết tủa keo trắng rồi tan dần đến hết.

D. Có bọt khí, không có kết tủa.

Câu 36: Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 là:

A. Không có hiện tượng gì xảy ra.

B. Ban đầu có kết tủa dạng keo, sau đó kết tủa tan.

C. Ban đầu có kết tủa dạng keo, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần.

D. Có kết tủa dạng keo, kết tủa không tan.

Câu 37: Ion H+ có thể phản ứng với ion nào của các muối AlCl3 và NaAlO2?

A. Al3+, AlO2-.              B. AlO2-.              C. Na+, Al3+.              D. Na+, Cl-.

Câu 38: Trong các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế nhôm từ Al2O3 sau, phản ứng nào là đúng?

A. Al2O3 + 3H2 → 2Al + 3H2O.                                                       B. Al2O3 + 3C → 2Al + 3CO

C. Al2O3 + 3C → Al + 3CO.                                                            D.  Al2O3 + CO → 2Al + 3CO2.

Câu 39: Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện:

A. Cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch OH- (dư).

B. Cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch NH3 (dư).

C. Cho Al2O3 tác dụng với H2O.

D. Cho Al tác dụng với H2O.

Câu 40: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt dùng:

A. khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).

B. khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).

C. dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.

D. dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.

Câu 41: Chất nào sau đây được gọi là phèn chua, dùng để làm trong nước?

A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.             B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.             D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 42: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?

A. Thêm dư NaOH vào dung dịch AlCl3.

B. Thêm dư HCl vào dung dịch NaAlO2.

C. Thêm dư CO2 vào dung dịch NaOH.

D. Thêm dư AlCl3 vào dung dịch NaOH.

Câu 43: Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm?

A. AlCl3 và Al2(SO4)3.                   B. Al(NO3)3 và Al(OH)3.

C. Al2(SO4)3 và Al2O3.                    D. Al(OH)3 và Al2O3.

Câu 44: Loại vật chất nào sau đây không chứa nhôm oxit ?

A. quặng boxit.             B. saphia.             C. đá rubi.              D. phèn chua.

Câu 45: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Nhôm là kim loại lưỡng tính.

B. Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính.

C. Al2O3 là oxit trung tính.

D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.

Câu 46: Khi điện phân nóng chảy nhôm oxit để điều chế nhôm người ta cho thêm criolit (Na3AlF6), với mục đích chính là

A. Tiết kiệm nhôm oxit.

B. Thu được nhôm nguyên chất hơn.

C. Để bớt tiêu hao điện cực cacbon ở dương cực.

D. Giảm nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit.

Câu 47: Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây?

A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.

B. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.

C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 .

D. Cho Al2O3 tác dụng với nước.

Câu 48: Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3.             B. Al2O3.             C. ZnSO4.             D. NaHCO3.

Câu 49: Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl.             B. H2SO4.             C. NaHSO4.             D. NH3 .

Câu 50: Loại đá quặng nào sau đây không phải là hợp chất của nhôm:

A. Đá rubi.             B. Đá saphia.             C. Quặng boxit.             D. Quặng đôlômit.

Câu 51: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. Sau phản ứng dung dịch thu được có chứa:

A. NaCl, NaOH.                             B. NaCl, NaOH, AlCl3.

C. NaCl, NaAlO2.                           D. NaCl, NaOH, NaAlO2.

Câu 52: Có 3 chất ở dạng bột là Mg, Al, ZnO đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn. Chỉ cần một thuốc thử nào để nhận biết các chất đó?

A. H2O nguyên chất.             B. dung dịch KOH.

C. dung dịch NH3.              D. dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 53: Hãy chọn phát biểu chính xác nhất:

A. Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính vì tác dụng với dung dịch NaOH và HCl.

B. Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính vì có khả năng cho proton và nhận proton.

C. Al(OH)3 là bazơ vì khi nhiệt phân thu được oxit và nước.

D. Al(OH)3 có thể tác dụng bất kỳ axit, bazơ nào.

Câu 54: Nhận xét nào dưới đây là đúng:

A. Kim loại nhôm không tác dụng với nước do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước.

B. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hóa.

C. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hóa trực tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al2O3.

D. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện.

Câu 55: Không dùng bình bằng nhôm đựng dung dịch NaOH vì lí do nào?

A. Nhôm lưỡng tính nên bị kiềm phá hủy.

B. Al2O3 và Al(OH)3 lưỡng tính nên nhôm bị phá hủy.

C. Nhôm bị ăn mòn hóa học.

D. Nhôm dẫn điện tốt nên bị NaOH phá hủy.

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết đếm (Phần 5)

Câu 56: Để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Zn có thể dùng hóa chất nào dưới đây?

A. Axit H2SO4 đặc, nguội.              B. Dung dịch NaOH, khí CO2.

C. Dung dịch NH3.                         D. Dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 57: Hợp chất nào dưới đây không có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3.             B. Al2O3.             C. Al2(SO4)3.             D. NaHCO3.

Câu 58: Dãy chất nào sau đây tan hết trong dung dịch NaOH dư?

A. Al, Al2O3, Al(OH)3, CrO, Cr(OH)2.

B. Al, Al2O3, Al(OH)3,Cr2O3, Cr(OH)2.

C. Al, Al2O3, Al(OH)3, Cr2O3, Cr(OH)3.

D. Al, Al2O3, Al(OH)3, Cr, Cr(OH)3.

Câu 59: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được là:

A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.

B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.

C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.

D. dung dịch trong suốt.

Câu 60: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. Ag.             B. Cu.             C. Fe.             D. Al.

Câu 61: Để điều chế nhôm người ta điện phân nóng chảy Al2O3 mà không điện phân nóng chảy AlCl3 vì

A. AlCl3 là hợp chất cộng hóa trị nên thăng hoa khi nung.

B. AlCl3 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn Al2O3.

C. Sự điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 độc hại.

D. Al2O3 điều chế được nhôm tinh khiết hơn.

Câu 62: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại. Ba kim loại đó là

A. Fe, Cu, Ag.             B. Al, Cu, Ag.             C. Al, Fe, Cu.             D. Al, Fe, Ag.

Câu 63: Phản ứng nhiệt nhôm (đun nóng oxit kim loại với Al ở nhiệt độ cao) dùng điều chế những kim loại nào ?

A. Al, Fe, Mg.             B. Fe, Zn, Cu.             C. Cu, Na, Zn.             D. Ca, Fe, Cu.

Câu 64: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm

A. Al2O3 và Fe.                               B. Al, Fe và Al2O3.

C. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3.             D. Al2O3, Fe và Fe3O4.

Câu 65: Vật làm bằng nhôm bền trong nước vì :

A. Nhôm là kim loại không tác dụng với nước.

B. Trên bề mặt vật có một lớp nhôm oxit mỏng, bền, ngăn cách vật với nước.

C. Do nhôm tác dụng với nước tạo lớp nhôm hiđroxit không tan bảo vệ cho nhôm.

D. Nhôm là kim loại hoạt động không mạnh.

Câu 66: Hợp chất nào của nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (theo tỉ lệ mol 1 : 1) cho sản phẩm NaAlO2?

A. Al2(SO4)3.             B. AlCl3.             C. Al(NO3)3.             D. Al(OH)3 .

Câu 67: Có các dung dịch không màu: AlCl3, NaCl, MgCl2, FeSO4 đựng trong các lọ mất nhãn. Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây để nhận biết được tất cả các dung dịch trên?

A. Dung dịch AgNO3.             B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch BaCl2.             D. Dung dịch quỳ tím.

Câu 68: Để phân biệt ba kim loại nhôm, bari, magie chỉ dùng một chất là:

A. dung dịch H2SO4.                      B. dung dịch HCl.

C. H2O.                                           D. Dung dịch NaOH.

Câu 69: Có 4 mẫu kim loại là Na, Al, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được tối đa là

A. 1.             B. 2.             C. 3.              D. 0.

Câu 70: Khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch AlCl3 thì hiện tượng xảy ra là

A. Có kết tủa Al2(CO3)3.

B. Có kết tủa nhôm hiđroxit và có khí bay ra.

C. Dung dịch vẫn trong suốt.

D. Có kết tủa nhôm hiđroxit sau đó kết tủa tan.

Câu 71: Các chất Al, Al2O3, Al(OH)3 không tan được trong:

A. dung dịch HNO3 loãng.             B. dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

C. dung dịch Ba(OH)2, NaOH.      D. H2O, dung dịch NH3.

Câu 72: Thuốc thử nhận biết các chất rắn: K, K2O, Al, Al2O3 là :

A. dd NaOH.             B. dd HCl.             C. H2O.             D. dd HNO3.

Câu 73: Cho các chất rắn riêng biệt : Na, Al, CaO, Ba(OH)2. Để nhận biết Al ta dùng thuốc thử là:

A. dd NaOH.             B. dd HCl.             C. H2O.             D. dd Ba(OH)2.

Câu 74: Có các thuốc thử : Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch NH3, H2O. Số thuốc thử nhận biết các chất rắn Mg, Al, Al2O3 là :

A. 1             B. 2             C. 3             D. 4.

Câu 75: Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (chỉ xảy ra phản ứng nhiệt nhôm đến hoàn toàn) thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng dung dịch NaOH thấy có khí thoát ra. Thành phần X gồm

A. Al2O3.             B. Fe, Al, Al2O3.             C. Al, Fe.             D. Al, Fe, Fe2O3, Al2O3.

Câu 76: Để giữ cho các đồ vật làm từ kim loại nhôm được bền, đẹp thì cần phải :

(1) Ngâm đồ vật trong nước xà phòng đặc, nóng, để làm sạch.

(2) Không nên cho đồ vật tiếp xúc với dung dịch nước chanh, giấm ăn.

(3) Dùng giấy nhám, chà trên bề mặt của vật, để vật được sạch và sáng.

(4) Bảo vệ bề mặt của vật như nhà thiết kế, sản xuất ban đầu. Cách làm đúng là

A. 1 và 2.             B. 1 và 3.             C. 1 và 4.              D. 2 và 4.

Câu 77: Trong số các phản ứng cho sau đây có mấy phản ứng viết sai là

1) 2Al + 3MgSO4 → Al2(SO4)3 + 3Mg.

2) Al + 6HNO3 đặc, nguội → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.

3) 4Al + 3CO2 → 2Al2O3 + 3C.

4) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

5) 2Al + 2H2O + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 3H2.

A. 1.             B. 2.             C. 3.              D. 5.

Câu 78: Cho bột Al từ từ đến dư vào các dung dịch riêng rẽ chứa các chất HCl; FeCl3; CuSO4. Số lượng các phản ứng xảy ra là :

A. 2.             B. 3.             C. 4.             D.1.

Câu 79: Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào?

A. Nhôm.             B. Sắt.             C. Magie.             D. Đồng.

Câu 80: Criolit (Na3AlF6 hay 3NaF.AlF3) là nguyên liệu được dùng để sản xuất nhôm với mục đích:

1) Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2­O3.

2) Tiết kiệm được năng lượng, tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3.

3) Tạo chất lỏng có tỉ khối nhỏ hơn nhôm, nổi lên bề mặt nhôm ngăn cản nhôm nóng chảy bị oxi hoá.

A. 1, 2.             B. 2, 3.             C. 1, 3.              D. 1, 2, 3.

Câu 81: Điều nào sau đây không đúng?

A. Al khử được Cu2+ trong dung dịch.

B. Al3+ bị khử bởi Na trong dung dịch AlCl3.

C. Al2O3 là hợp chất bền với nhiệt.

D. Al(OH)3 tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

Bạn đã xem chưa:  Tổng hợp Lý thuyết hóa vô cơ (Phần 3)

Câu 82: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?

A. Thêm dư NaOH vào dung dịch AlCl3.

B. Thêm dư AlCl3 vào dung dịch NaOH.

C. Thêm dư HCl vào dung dịch NaAlO2.

D. Thêm dư CO2 vào dung dịch NaOH.

Câu 83: Cho các quá trình sau :

1) Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.

2) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

3) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

4) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

5) Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaAlO2.

6) Cho dung dịch NH4Cl dư vào dung dịch NaAlO2.

Số quá trình khôngthu được kết tủa là

A. 0.             B. 2.             C. 1.             D. 3.

Câu 84: Có các thí nghiệm sau : Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong (1); Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 (2). Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (3). Cho từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(AlO2)2 (4); Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2 (5). Thí nghiệm nào cho kết tủa sau đó kết tủa tan hoàn toàn?

A. 1, 2, 3, 5.             B. 1, 2, 3, 4.             C. 1, 2, 3.             D. 1, 3.

Câu 85: Trong các chất HCl, NaHSO4, NaHCO3, NH4Cl, Na2CO3, CO2, AlCl3. Số chất khi tác dụng với dung dịch NaAlO2 thu được Al(OH)3 là

A. 5.             B. 6.             C. 3.             D. 4.

Câu 86: Cho các chất : Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là :

A. 4.             B. 5.             C. 7.              D.6.

Câu 87: Cho các chất : Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất có tính lưỡng tính là :

A. 4.             B. 5.             C. 7.             D. 6.

Câu 88: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp nung nóng Al, Al2O3, MgO, FeO. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm :

A. Al, Mg, Fe.             B. Fe.             C. Al, MgO, Fe.             D. Al, Al2O3, MgO, Fe.

Câu 89: Cho hỗn hợp gồm Al, Mg, Al(OH)3, Al2O3, MgO vào dung dịch NaOH dư còn lại rắn X. X gồm :

A. Mg, MgO.                                  B. Al2O3, Al, Al(OH)3.

C. Al, Mg.                                      D. Al(OH)3, Al2O3, MgO.

Câu 90: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là :

A. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.

B. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3.

C. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO.

D. Fe2O3.

Câu 91: Cho Na vào dung dịch chứa Al2(SO4)3 và CuSO4 thu được khí (A), dung dịch (B) và kết tủa (C). Nung kết tủa (C) thu được chất rắn (D). Cho khí (A) dư tác dụng với rắn (D) thu được rắn (E). Hoà tan (E) trong HCl dư thu được rắn (F), E là :

A. Cu và Al2O3.             B. Cu và CuO.             C. Cu và Al(OH)3.             D. Chỉ có Cu.

Câu 92: Những phản ứng nào xảy ra khi cho các chất sau đây tác dụng với nhau:

(1) dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3

(2) dung dịch AlCl3 + dung dịch NH3;

(3) dung dịch AlCl3 + nước Cl2

(4) dung dịch NH4Cl + dung dịch NaAlO2

(5) Al + Fe2O3 (t°)

A. 1, 2, 3.             B. 1, 2, 3, 4.             C. 2, 4, 5.             D. 1, 2, 4, 5.

Câu 93: Cho hỗn hợp gồm BaO, FeO, Al2O3 vào nước dư thu được dung dịch A và phần không tan B. Sục khí CO2 vào dung dịch A được kết tủa C. B tan một phần trong dung dịch NaOH. Kết tủa C có chứa

A. BaCO3.             B. Al(OH)3.             C. BaCO3, Al(OH)3.             D. BaCO3, FeCO3.

Câu 94: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; BaCl2 và CuCl2 ; Ba và NaHSO4. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là :

A. 1.             B. 2.             C. 4             D.3.

Câu 95: Có các hỗn hợp chất rắn

(1) FeO, BaO, Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1 : 1)

(2) Al, K, Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 2: 1)

(3) Na2O, Al (tỉ lệ mol 1: 1)

(4) K2O, Zn (tỉ lệ mol 1: 1). Số hỗn hợp tan hết trong nước (dư) là

A. 0.             B. 3.             C. 4.              D. 2.

Câu 96: Cho các chất: Ca(HCO3)2, HCOONH4, Al(OH)3, Al, (NH4)2CO3, MgCl2. Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl là

A. 3.             B. 4.             C. 5.             D. 6.

Câu 97: Cho các phát biểu sau:

(1) Hỗn hợp tecmit (dùng để hàn gắn đường ray) gồm bột Fe và Al2O3.

(2) Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O.

(3) Phèn chua có công thức là KAl(SO4)2.12H2O.

(4) Al là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.

(5) Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính vì tác dụng với dung dịch NaOH và HCl

(6) Nhôm là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt hơn các kim loại Fe và Cu.

(7) Nhôm là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.

(8) Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hóa.

(9) Nhôm lưỡng tính nên bị kiềm phá hủy.

(10) Đám cháy nhôm và magie có thể được dập tắt bằng khí cacbonic.

(11) Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

(12) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

(13) Hỗn hợp Fe2O3, Cu (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư. Số phát biểu đúng là

A. 6.             B. 8.             C. 9.              D. 10.

Câu 98: Cho các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.

(2) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3.

(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.

(4) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.

(5) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.

(6) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(7) Cho khí axtilen qua dung dịch AgNO3/NH3.

(8) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.

(9) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4.

(10) Nhỏ dungdịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(11) Dung dịch NaAlO2 dư vào dung dịch HCl

(12) Cho NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.

Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là

A. 7.             B. 8.             C. 9.             D. 10.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!