200 câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ (Phần 2)

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

51B 52B 53B 54A 55C 56D 57D 58A 59A 60A
61D 62D 63D 64A 65B 66C 67C 68B 69B 70A
71D 72B 73B 74C 75B 76C 77D 78A 79A 80D
81A 82A 83A 84D 85D 86B 87D 88D 89C 90D
91C 92B 93D 94C 95A 96B 97D 98D 99B 100C

(Xem giải) Câu 51. Để nhận ra 3 chất rắn NaCl, CaCl2 và MgCl2 đựng trong các ống nghiệm riêng biệt ta làm theo thứ tự nào sau đây:

A. Dùng H2O, dd H2SO4         B. Dùng H2O, dd NaOH, dd Na2CO3

C. Dùng H2O, dd Na2CO3         D. Dùng dd HCl, dd Na2CO3

(Xem giải) Câu 52. Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt NaOH, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4 người ta có thể dùng hóa chất nào sau đây:

A. dd NaOH      B. dd Ba(OH)2      C. dd H2SO4      D. dd HCl

(Xem giải) Câu 53. Nhóm chứa những khí thải đều có thể xử lí bằng Ca(OH)2 dư là

A. NO2, CO2, NH3, Cl2.         B. CO2, SO2, H2S, Cl2.

C. CO2, C2H2, H2S, Cl2.         D. HCl, CO2, C2H4, SO2

(Xem giải) Câu 54. Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch axit nitric?

A. Fe2O3, Cu, Pb, P.         B. H2S, C, BaSO4, ZnO.

C. Au, Mg, FeS2, CO2.         D. CaCO3, Al, Na2SO4, Fe(OH)2

(Xem giải) Câu 55. Điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực than chì, đặt mảnh giấy quì tím ẩm ở cực dương. Màu của giấy quì

A. chuyển sang đỏ.         B. chuyển sang xanh.

C. chuyển sang đỏ sau đó mất mầu.         D. không đổi.

(Xem giải) Câu 56. Dãy chất nào sau đây có phản ứng oxi hóa khử với dung dịch axit sunfuric đặc nóng?

A. Au, C, HI, Fe2O3.         B. MgCO3, Fe, Cu, Al2O3.

C. SO2, P2O5, Zn, NaOH.         D. Mg, S, FeO, HBr.

(Xem giải) Câu 57. Muối sunfua nào dưới đây có thể điều chế được bằng H2S với muối của kim loại tương ứng?

A. Na2S.         B. ZnS.         C. FeS.         D. PbS.

(Xem giải) Câu 58. Chất nào dưới đây không phản ứng được với dung dịch KI?

A. O2.         B. KMnO4.         C. H2O2.         D. O3.

(Xem giải) Câu 59. Chọn một thuốc thử dưới đây để nhận biết được các dung dịch sau: HCl, KI, ZnBr2, Mg(NO3)2.

A. dung dịch AgNO3.     B. dung dịch NaOH.     C. giấy quỳ tím.     C. dung dịch NH3.

(Xem giải) Câu 60. Điện phân một dung dịch có chứa HCl, CuCl2. pH của dung dịch biến đổi như thế nào theo thời gian điện phân?

A. Tăng dần đến pH = 7 rồi không đổi.         B. Giảm dần.

C. Tăng dần đến pH > 7 rồi không đổi.         D. pH không đổi, luôn nhỏ hơn 7.

(Xem giải) Câu 61. A là một kim loại. Thực hiện các phản ứng theo thứ tự
(A) + O2 → (B)
(B) + H2SO4 loãng → (C) + (D) + (E)
(C) + NaOH → (F)↓ + (G)
(D) + NaOH → (H)↓ + (G)
(F) + O2 + H2O → (H)
Kim loại A là

A. Zn.         B. Al.         C. Mg.         D. Fe.

(Xem giải) Câu 62. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được cả 3 khí Cl2, HCl và O2?

A. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein.         B. Tàn đóm hồng.

C. Giấy quỳ tím khô.         D. Giấy quỳ tím ẩm.

(Xem giải) Câu 63. Cho biết chất nào trong số các chất sau là chất lưỡng tính: HCO3-, H2O, HSO4-, HS-, NH4+

A. HCO3-, HSO4-, HS-.         B. HCO3-, NH4+, H2O.

C. H2O, HSO4-, NH4+.         D. HCO3-, H2O, HS-.

(Xem giải) Câu 64. Dung dịch muối ăn có lẫn tạp chất là NaBr và NaI. Để thu được muối ăn tinh khiết người ta sục vào đó khí X đến dư, sau đó cô cạn. Khí X là

A. Cl2.         B. F2.         C. O2.         D. HCl.

(Xem giải) Câu 65. Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại kiềm?

A. Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. Điều chế kim loại hoạt động yếu hơn bằng phương pháp thủy luyện.

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết đếm (Phần 5)

C. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.

D. Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

(Xem giải) Câu 66. Có các nhận định sau:
1) Cấu hình electron của ion X2+ là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB.
2) Các ion và nguyên tử: Ne, Na+, F− có điểm chung là có cùng số electron.
3) Khi đốt cháy ancol no thì ta có n(H2O) : n(CO2) > 1.
4) Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là K, Mg, Si, N.
5) Tính bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 giảm dần.
Cho: N (Z = 7), F (Z=9), Ne (Z=10), Na (Z=11), Mg (Z=12), Al (Z=13), K (Z = 19), Si (Z = 14).
Số nhận định đúng:

A. 3.         B. 5.         C. 4.         D. 2.

(Xem giải) Câu 67. Các khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy…là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Những thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là:

A. SO2, CO, NO.     B. SO2, CO, NO2.     C. NO, NO2, SO2.     D. NO2, CO2, CO.

(Xem giải) Câu 68. Cho các chất sau: CH3COONa, K2S, Na2SO3, Na2SO4, FeCl3, NH4Cl, Na2CO3, NH3, CuSO4, C6H5ONa. Có bao nhiêu chất khi tan trong H2O tạo dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. 4         B. 6         C. 5         D. 7

(Xem giải) Câu 69. Cho dung dịch Na2S lần lượt vào các dung dịch sau: BaCl2, CuCl2, FeSO4, FeCl3, ZnCl2. Có bao nhiêu phản ứng tạo kết tủa?

A. 2         B. 4         C. 3         D. 5

(Xem giải) Câu 70. Dung dịch FeCl3 tác dụng được với các chất nào sau đây:

A. K2S, H2S, HI, AgNO3, Fe, Cu, NaOH         B. HI, CuSO4, Ba(OH)2, Mg, Ag, SO2

C. Na2SO4, CaS, Cu(NO3)2, HI, Cu, NaOH         D. AgNO3, H2SO4 loãng, H2S, Ca(OH)2, Al

(Xem giải) Câu 71. Dung dịch FeCl2 tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:

A. NaOH, Na2S, Pb, Cl2, SO2         B. Cl2, H2S, Cu, NaOH, Cu(OH)2

C. KMnO4 (H+), Mg, H2S, Na2SO4, Ca(NO3)2         D. AgNO3, Cl2, KMnO4 (H+), Mg, KOH

(Xem giải) Câu 72. Điện phân dung dịch CuSO4 thì thu được khí nào ở anot:

A. H2         B. O2         C. SO2         D. H2S

(Xem giải) Câu 73. Điện phân dung dịch CaCl2 thì thu được khí nào ở catot:

A. Cl2         B. H2         C. O2         D. HCl

(Xem giải) Câu 74. Nung các ống nghiệm kín chứa các chất sau: (1) (Cu + O2); (2) (KNO3 + Fe), (3) (Cu(NO3)2 + Cu); (4) (MgCO3+ Cu); (5) (KNO3 + Ag); (6) (Fe + S). Có bao nhiêu ống nghiệm xảy ra sự oxi hóa kim loại:

A. 2         B. 3         C. 4         D. 5

(Xem giải) Câu 75. Nung một ống nghiệm chứa các chất rắn sau: KClO3, KNO3, KHCO3, Cu(NO3)2, NH4NO2 đến khi khối lượng không đổi thì thu được các khí nào:

A. CO2, NO2, O2         B. O2, CO2, NO2, N2

C. O2, NO2, Cl2, N2         D. CO2, Cl2, N2O, NO2

(Xem giải) Câu 76. Chọn câu không chính xác:

A. Để bảo quản dung dịch FeSO4, cho thêm đinh sắt vào.

B. Hỗn hợp Cu và Fe3O4 có thể bị tan hoàn toàn trong dung dịch KHSO4

C. Na phản ứng được với H2O, Cl2, dung dịch HCl, H2, dầu hoả.

D. Dung dịch chứa 2 muối KHSO4 và KNO3 hoà tan được Cu, Ag.

(Xem giải) Câu 77. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát đúng nhất là gì?

A. Có kết tủa xanh nhạt tạo thành và có khí nâu đỏ sinh ra.

B. Có kết tủa màu xanh nhạt tạo thành.

C. Dung dịch màu xanh thẫm tạo thành.

D. Có kết tủa xanh nhạt, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.

(Xem giải) Câu 78. Dung dịch NH3 hòa tan được hỗn hợp nào sau đây?

A. Zn(OH)2, Cu(OH)2.         B. Al(OH)3, Cu(OH)2

C. Fe(OH)3, Cu(OH)2.         D. Zn(OH)2, Mg(OH)2

Bạn đã xem chưa:  Bài tập thí nghiệm (Phần 2)

(Xem giải) Câu 79. Trong các câu sau:
a) Cu2O vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
b) CuO vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
c) Cu(OH)2 tan được trong dung dịch NH3
d) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn vào dầu hỏa hoặc xăng.
e) CuSO4 có thể dùng để làm khô khí NH3
Các câu đúng là:

A. a, c, d         B. a, c, e         C. c, d         D. a, d

(Xem giải) Câu 80. Hỗn hợp rắn A gồm: Ca(HCO3)2, CaCO3, NaHCO3, Na2CO3. Nung A đến khối lượng không đổi được rắn B. Rắn B gồm

A. CaCO3, Na2O         B. CaO, Na2O         C. CaCO3, Na2CO3         D. CaO, Na2CO3

(Xem giải) Câu 81. Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. dung dịch FeCl3 dư         B. dung dịch AgNO3 dư

C. dung dịch HCl đặc         D. dung dịch HNO3 dư

(Xem giải) Câu 82. Cho rất từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl. Chọn phát biểu đúng nhất:

A. Xuất hiện bọt khí ngay.        B. Không có bọt khí thoát ra.

C. Lúc đầu không có bọt khí, một thời gian sau bọt khí mới xuất hiện.        D. B và C

(Xem giải) Câu 83. Tính oxi hóa của các ion được xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

A. Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Al3+ > Mg2+         B. Mg2+ > Al3+ > Fe2+ > Fe3+ > Cu2+

C. Al3+ > Mg2+ > Fe3+ > Fe2+ > Cu2+         D. Fe3+ > Fe2+ > Cu2+ > Al3+ > Mg2+

(Xem giải) Câu 84. Cho các chất: Al, Zn, Be, Al2O3, ZnO, Zn(OH)2, CrO, Cr2O3, CrO3, Ba, Na2O, K, MgO, Fe. Chất nào hòa tan được trong dung dịch NaOH?

A. Al, Zn, Al2O3, Zn(OH)2, BaO, MgO         B. K, Na2O, CrO3, Be, Ba

C. Al, Zn, Al2O3, ZnO, Zn(OH)2         D. B, C

(Xem giải) Câu 85. Giữa muối đicromat (Cr2O72-), có màu đỏ da cam, và muối cromat (CrO42-), có màu vàng tươi, có sự cân bằng trong dung dịch nước như sau: Cr2O72- + H2O ⇔ 2CrO42- + 2H+. Nếu lấy ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat (K2Cr2O7), cho từ từ dung dịch xút vào ống nghiệm trên thì sẽ có hiện tượng gì?

A. Thấy màu đỏ da cam nhạt dần do có sự pha loãng của dung dịch xút

B. Không thấy có hiện tượng gì lạ, vì không có xảy ra phản ứng

C. Hóa chất trong ống nghiệm nhiều dần, màu dung dịch trong ống nghiệm không đổi

D. Dung dịch chuyển dần sang màu vàng tươi

(Xem giải) Câu 86. Đem ngâm miếng kim loại sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì?

A. Lượng khí bay ra không đổi         B. Lượng khí bay ra nhanh hơn

C. Lượng khí thoát ra chậm hơn         D. Lượng khí sẽ ngừng thoát ra (do đồng bao quanh miếng sắt)

(Xem giải) Câu 87. Chỉ được dùng nước, nhận biết được từng kim loại nào trong các bộ ba kim loại sau đây?

A. Al, Ag, Ba         B. Fe, Na, Zn         C. Mg, Al, Cu         D. A, B

(Xem giải) Câu 88. Khi sục từ từ khí CO2 lượng dư vào dung dịch NaAlO2, thu được:

A. Lúc đầu có tạo kết tủa (Al(OH)3), sau đó kết tủa bị hòa tan (tạo Al(HCO3)3) và NaHCO3

B. Có tạo kết tủa (Al(OH)3), phần dung dịch chứa Na2CO3 và H2O

C. Không có phản ứng xảy ra

D. Phần không tan là Al(OH)3, phần dung dịch gồm NaHCO3 và H2O

(Xem giải) Câu 89. Dung dịch muối X không làm đổi màu quì tím, dung dịch muối Y làm đổi màu quì tím hóa xanh. Đem trộn hai dung dịch thì thu được kết tủa. X, Y có thể là:

A. BaCl2, CuSO4        B. CuCl2; Na2CO3       C. Ca(NO3)2, K2CO3       D. Ba(NO3)2, NaAlO2

(Xem giải) Câu 90. Cho bột kim loại nhôm vào một dung dịch HNO3, không thấy khí bay ra. Như vậy có thể:

A. Al đã không phản ứng với dung dịch HNO3

B. Al đã phản ứng với dung dịch HNO3 tạo NH4NO3

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 5)

C. Al đã phản ứng tạo khí NO không màu bay ra nên có cảm giác là không có khí

D. cả A, B

(Xem giải) Câu 91. Cho hỗn hợp dạng bột hai kim loại Mg và Al vào dung dịch có hòa tan hai muối AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp hai kim loại và dung dịch D. Như vậy:

A. Hai muối AgNO3 và Cu(NO3)2 đã phản ứng hết và hai kim loại Mg, Al cũng phản ứng hết.

B. Hai kim loại Mg, Al phản ứng hết, Cu(NO3)2 chưa phản ứng.

C. Hai kim loại Mg, Al phản ứng hết, AgNO3 phản ứng hết, Cu(NO3)2 đã phản ứng (có thể còn dư).

D. Một trong hai kim loại phải là Ag, kim loại còn lại là Cu hoặc Al

(Xem giải) Câu 92. Xét phản ứng: FeS2 + H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số nguyên nhỏ nhất đứng trước chất oxi hóa, chất khử phía các chất để phản ứng trên cân bằng số nguyên tử các nguyên tố là:

A. 1; 7         B. 14; 2         C. 11; 2         D. 18; 2

(Xem giải) Câu 93. Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 26. Cấu hình electron của X, chu kỳ và nhóm trong hệ thống tuần hoàn lần lượt là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6, chu kỳ 3 nhóm VIB.

B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2, chu kỳ 4 nhóm IIA.

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5, chu kỳ 3 nhóm VB.

D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2, chu kỳ 4 nhóm VIIIB

(Xem giải) Câu 94. Đốt nóng 1 ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình 1 lượng dư dung dịch HCl, người ta thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có những chất nào sau đây:

A. FeCl2, HCl         B. FeCl3, HCl         C. FeCl2, FeCl3, HCl         D. FeCl2, FeCl3.

(Xem giải) Câu 95. Xét phương trình phản ứng:  2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 và Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Nhận xét nào sau đây là đúng:

A. Tuỳ thuộc chất oxi hoá mà nguyên tử sắt có thể bị oxi hoá thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+

B. Tuỳ thuộc vào chất khử mà nguyên tử sắt có thể bị khử thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+

C. Tuỳ thuộc vào nhiệt độ phản ứng mà nguyên tử sắt có thể bị khử thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+

D. Tuỳ thuộc vào nồng độ mà nguyên tử sắt có thể tạo thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+

(Xem giải) Câu 96. Cho các phản ứng sau:
a) FeO + HNO3 (đặc, nóng)          b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng)
c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng)       d) Cu + dung dịch FeCl3
e) CH3CHO + H2                           f) Glucozơ + AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3
g) C2H4 + Br2                                h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là:

A. a, b, d, e, f, h         B. a, b, d, e, f, g         C. a, b, c, d, e, h         D. a, b, c, d, e, g

(Xem giải) Câu 97. Nước tự nhiên thường có lẫn lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại hết các cation trong mẫu nước trên?

A. NaOH.         B. K2SO4.         C. NaHCO3.         D. Na2CO3.

(Xem giải) Câu 98. Magie có thể cháy trong khí cacbonđioxit tạo ra một chất bột X màu đen. Công thức hóa học của X là

A. Mg2C.         B. MgO.         C. Mg(OH)2.         D. C (cacbon).

(Xem giải) Câu 99. Trong phương trình: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O, hệ số của HNO3 là

A. 18.         B. 22.         C. 12.         D. 10.

(Xem giải) Câu 100. CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. Đám cháy do xăng, dầu.         B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.

C. Đám cháy do magie hoặc nhôm.         D. Đám cháy do khí ga.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!