Tổng ôn lý thuyết (Phần 3)

⇒ Đề thi và đáp án:

1C 2C 3C 4C 5C 6A 7D 8C 9C 10C
11D 12C 13C 14D 15B 16C 17A 18C 19C 20B
21D 22A 23A 24A 25B 26B 27B 28A 29B 30B
31C 32A 33A 34D 35C 36C 37A 38B 39C 40C
41B 42B 43B 44A 45D 46C 47C 48B 49C 50A
51D 52B 53C 54C 55B 56B 57B 58D 59A 60D

(Xem giải) Câu 1. Tên thay thế của amino axit có công thức CH3-CH(NH2)-COOH là.

A. axit 2-aminopropionic          B. axit α-aminopropanoic

C. axit 2-aminopropanoic         D. axit α-aminopropionic.

(Xem giải) Câu 2. Cho dãy các chất: 1,3-propan-điol; glyxerol; axit axetic; phenol; axit aminoetanoic; triolein; glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, metyl acrylat. Số chất trong dãy tác dụng được với Cu(OH)2 là.

A. 7         B. 5         C. 4         D. 6

(Xem giải) Câu 3. Dãy gồm các ion được sắp xếp theo thứ tự oxi hoá giảm dần từ trái sang phải là:

A. Al3+, Cu2+, K+.     B. K+, Al3+, Cu2+.     C. Cu2+, Al3+, K+.     D. K+, Cu2+, Al3+.

(Xem giải) Câu 4. Cho bột Al đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion kim loại bị khử lần lượt là:

A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+, Mg2+.         B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Mg2+.

C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.         D. Ag+, Fe3+, Cu2+, Mg2+.

(Xem giải) Câu 5: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

A. I, II và IV.         B. I, II và III.         C. I, III và IV.         D. II, III và IV.

(Xem giải) Câu 6: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

A. Fe, Cu, Ag.         B. Mg, Zn, Cu.         C. Al, Fe, Cr.         D. Ba, Ag, Au.

(Xem giải) Câu 7. Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại:

A. ancol no, đa chức.     B. axit no, đa chức.     C. este no, đơn chức.     D. axit no, đơn chức.

(Xem giải) Câu 8. Thí nghiệm nào sau đây thu được axetanđehit?

A. Lên men glucozơ với enzim làm xúc tác.

B. Dẫn hơi ancol propan-2-ol qua ống sứ chứa CuO, đun nóng.

C. Đun nóng vinyl axetat với dung dịch NaOH dư.

D. Đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 170°C.

(Xem giải) Câu 9. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng, dư.
(2) Cho bột Al tiếp xúc với khí Cl2.
(3) Cho CrO3 vào lượng nước dư.
(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(5) Cho CaO vào nước dư.
(6) Cho Al(OH)3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường là.

A. 6         B. 4         C. 5         D. 3

(Xem giải) Câu 10. Kim loại crom không tác dụng với dung dịch nào sau đây?

A. FeCl3.     B. HNO3 loãng, nguội.    C. NaOH loãng.     D. CuSO4.

(Xem giải) Câu 11. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na2O vào nước dư.
(b) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp.
(c) Cho cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(d) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2 với tỉ lệ mol 1 : 1
Các thí nghiệm tạo ra natri hiđroxit là

A. (a),(b),(c).         B. (b),(c),(d).         C. (a),(c),(d).         D. (a),(b),(d).

(Xem giải) Câu 12. Điều chế kim loại K bằng phương pháp

A. Cho CO phản ứng với K2O ở nhiệt độ cao.      B. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.

C. Điện phân KCl nóng chảy.      D. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.

(Xem giải) Câu 13. Thí nghiệm nào sau đây không thu được kết tủa?

A. Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.

B. Cho nước brom vào dung dịch phenol.

C. Cho nước brom vào dung dịch glucozơ.

D. Cho dung dịch fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.

(Xem giải) Câu 14. Cho dãy các chất: etylen glicol; glucozơ; glixerol; saccarozơ; xenlulozơ; ancol etylic; fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam là

A. 3.         B. 6.         C. 4.         D. 5.

(Xem giải) Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thạch cao khan (CaSO4.H2O) được dùng làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.

B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng hợp chất.

C. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Cl-, HCO3- và SO42-.

D. Sắt là kim loại nặng, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất trong tất cả các kim loại.

(Xem giải) Câu 16. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm từ Li đến Cs có tính khử tăng dần.

B. Natri được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.

C. Kim loại liti (Li) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong các kim loại kiềm.

D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng hợp chất.

(Xem giải) Câu 17. Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có?

A. Al2O3.         B. Fe.         C. Fe2O3.         D. Al.

(Xem giải) Câu 18. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho anilin vào dung dịch Br2.
(2) Sục metylamin vào dung dịch FeCl3.
(3) Sục khí etylen vào dung dịch KMnO4.
(4) Cho anđehit oxalic vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
(5) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(6) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(7) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
(8) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch saccarozơ.
Số thí nghiệm thu được kết tủa là.

Bạn đã xem chưa:  Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) (Phần 1)

A. 5         B. 7         C. 6         D. 4

(Xem giải) Câu 19. Cho dãy các chất sau: glucozơ, saccarozơ, isoamyl axetat, phenylamoni clorua, Gly-Val, etylen glicol, triolein. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là

A. 5.         B. 3.         C. 4.         D. 6.

(Xem giải) Câu 20. Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột và xenlulozơ đều do các mắt xích -C6H12O6- liên kết với nhau tạo nên.
(b) Đốt cháy hoàn toàn isoamyl axetat thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1.
(c) Khi đun nóng dung dịch protein thì chúng đông tụ lại và tách ra khỏi dung dịch.
(d) Anilin còn có tên gọi khác là benzenamin.
Các phát biểu đúng là

A. (a),(b),(c).         B. (b),(c),(d).         C. (a),(c),(d).         D. (a),(b),(d).

(Xem giải) Câu 21. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ nào sau đây?

A. Tơ thiên nhiên.         B. Tơ polieste.         C. Tơ vinylic.         D. Tơ poliamit.

(Xem giải) Câu 22. Cho các nhận định sau:
(a) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.
(b) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozo đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
(c) Thủy phân hoàn toàn các protein đơn giản trong môi trường kiềm, thu được các muối của các α-amino axit.
(d) Ở điều kiện thường, tripanmitin và tristearin đều là chất rắn.
(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo poliancol.
(g) Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
Các nhận định đúng là

A. 3.         B. 4.         C. 5.         D. 6.

(Xem giải) Câu 23. Kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất là

A. Al.         B. Cr.         C. Fe.         D. Cu.

(Xem giải) Câu 24. Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt vào các dung dịch: HCl loãng, Na2CO3, Na2S, AgNO3, NaOH. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 5.         B. 3.         C. 2.         D. 4.

(Xem giải) Câu 25. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(b) Cho dung dịch saccarozơ vào Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(c) Nhỏ dung dịch iốt vào dung dịch hồ tinh bột;
(d) Nhỏ axit H2SO4 98% vào saccarozơ.
(e) Cho nước Br2 vào dung dịch anilin.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 5.

(Xem giải) Câu 26. Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là

A. 3.         B. 4.         C. 5.         D. 8.

(Xem giải) Câu 27. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Al vào dung dịch FeCl3 dư.
(b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
(c) Nhiệt phân Cu(NO3)2.
(d) Nhiệt phân FeCO3 trong không khí.
(e) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
(g) Đốt cháy HgS trong oxi dư.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 5

(Xem giải) Câu 28. Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe3+, Zn2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là

A. Ag+.         B. Cu2+.         C. Fe3+.         D. Zn2+.

(Xem giải) Câu 29. Để xử lý chất thải có tính axit, người ta thường dùng?

A. giấm ăn         B. nước vôi         C. muối ăn         D. phèn chua.

(Xem giải) Câu 30. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, từ Li đến Cs có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

B. Các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.

C. Tính chất chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn nhiệt, dẫn điện và ánh kim.

D. Ở điều kiện thường, các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước.

(Xem giải) Câu 31. Cho các chất sau: HOOC-[CH2]2-CH(NH2)COOH (1); H2N-CH2-COOCH3 (2); ClH3N-CH2-COOH (3); H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH (4); HCOONH4 (5). Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH là.

A. 2         B. 5         C. 4         D. 3

(Xem giải) Câu 32. Cho các nhận định sau:
(1) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(2) Trong công nghiệp dược phẩm, saccacrozơ được dùng để pha chế thuốc.
(3) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.
(4) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ.
(5) Muối mononatri của axit glutaric là thuốc hỗ trợ thần kinh.
(6) Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm.
Số nhận định đúng là.

A. 5         B. 3         C. 6         D. 4

(Xem giải) Câu 33. Phèn chua có công thức là

A. KAl(SO4)2.12H2O.         B. NaAl(SO4)2.12H2O.

C. LiAl(SO4)2.12H2O.         D. (NH4)Al(SO4)2.12H2O.

Bạn đã xem chưa:  Xác định công thức dựa vào phản ứng, tính chất và đặc điểm của chất (Phần 4)

(Xem giải) Câu 34. Cho phản ứng: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2. Chất oxi hóa trong phản ứng trên là

A. NaOH.         B. H2.         C. Al.         D. H2O.

(Xem giải) Câu 35: Nhận xét nào đúng khi nói về sắt tráng thiếc (sắt tây) và sắt tráng kẽm (tôn) trong môi trường điện li:

A. Đối với tôn ở cực (+) sắt bị oxi hoá.         B. Sắt tây bền hơn tôn.

C. Đối với sắt tây ở cực (-) sắt bị oxi hoá.         D. Đối với sắt tây ở cực (-) sắt bị khử.

(Xem giải) Câu 36: Có 4 cốc chứa dung dịch HCl cùng nồng độ và thể tích. Cho vào cốc 1 một thanh Zn, cho vào cốc hai một thanh Fe, cho vào cốc ba hai thanh Fe và Cu đặt tiếp xúc nhau, Cho vào cốc bốn hai thanh Zn và Cu đặt tiếp xúc nhau. Tốc độ giải phóng khí ở bốn cốc

A. 1 > 2 > 3 > 4.     B. 3 > 4 > 1 > 2.     C. 4 > 3 > 1 > 2.     D. 4 > 3 > 2 > 1.

(Xem giải) Câu 37. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch muối X, thu được kết tủa Y màu trắng. Hòa tan hết m gam Y vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z có khối lượng tăng m gam. Muối X là.

A. MgCl2.         B. Na2CO3.         C. KHSO4.         D. FeCl3.

(Xem giải) Câu 38. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Na2O vào nước dư.
(2) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4.
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng dư.
(4) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Nung nóng Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là.

A. 4.         B. 1.         C. 3.         D. 2.

(Xem giải) Câu 39. Cho dãy các chất: HCl, Na2CO3, AgNO3, NaOH, NaCl, Cu(NO3)2. Số chất trong dãy có khả năng tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 là

A. 3.         B. 4.         C. 2.         D. 5.

(Xem giải) Câu 40. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước khi đun nóng.

B. Các kim loại loại kiềm từ Li đến Cs có nhiệt độ nóng chảy tăng dần.

C. Sắt là kim loại có màu trắng hơi xám, có tính dẻo, dẫn nhiệt tốt và có tính nhiễm từ.

D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chủ yếu tồn tại dưới dạng đơn chất.

(Xem giải) Câu 41. Cho dãy các polime gồm: tơ tằm; tơ capron; nilon-7; tơ nitron; poli(metyl metacrylat); tơ visco; poli(vinyl clorua); poli(etylen terephtalat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là

A. 6.         B. 4.         C. 5.         D. 3.

(Xem giải) Câu 42. Cho các chất sau: CrO3, Fe, Al(OH)3, Zn. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là.

A. 1.          B. 3.          C. 2.          D. 4.

(Xem giải) Câu 43. Cho các phát biểu sau:
(a) Phenyl axetat và metyl benzoat là đồng phân của nhau.
(b) Tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit là amilozơ và amilopectin.
(c) Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat không thể thủy phân được.
(d) Ở điều kiện thường, triolein ở trạng thái lỏng.
Các phát biểu đúng là

A. (a),(b),(c).         B. (a),(b),(d).         C. (b),(c),(d).         D. (a),(c),(d).

(Xem giải) Câu 44. Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Xenlulozơ là polisaccarit có cấu tạo mạch phân nhánh.

B. Vinyl axetat và metyl acrylat là đồng phân của nhau.

C. Anilin để lâu trong không khí sẽ chuyển sang màu đen.

D. Các amino axit thiên nhiên đều có tính lưỡng tính.

(Xem giải) Câu 45. Nhận đinh nào sau đây là sai?

A. Phản ứng thủy phân etyl axetat trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

B. Đốt cháy hoàn toàn metyl propionat thu được số mol CO2 bằng số mol của H2O.

C. Nhiệt độ sôi của các este luôn thấp hơn các axit cacboxylic có cùng số cacbon.

D. Ở điều kiện thường, triolein là chất rẳn.

(Xem giải) Câu 46. Thủy phân hoàn toàn este X mạch hở có công thức C6H10O2 trong môi trường axit, thu được axit cacboxylic Y và ancol Z có cùng số cacbon. Số đồng phân của X là

A. 2.         B. 4.         C. 3         D. 5.

(Xem giải) Câu 47. Este mạch hở, không no chứa một liên kết đôi C=C có công thức tổng quát dạng CnHmO2. Biểu thức liên hệ n và m là

A. m = 2n.         B. m + 4 = 2n.         C. m + 2 = 2n.         D. m = 2n + 2.

(Xem giải) Câu 48. Tristearin có phân tử khối là

A. 886.         B. 890.         C. 884.         D. 888.

(Xem giải) Câu 49. Cho dãy các kim loại: Na, Li, K, Cs. Kim loại trong dãy có khối lượng riêng nhỏ nhất là

A. Na.         B. Cs.         C. Li.         D. K.

(Xem giải) Câu 50. Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là?

A. NaNO2.         B. NaOH.         C. Na2O.         D. Na.

(Xem giải) Câu 51: Cho các hỗn hợp rắn dạng bột có tỉ lệ số mol trong ngoặc theo thứ tự chất như sau:
(1) Na và Al2O3 (2 : 1) (2) Cu và FeCl3 (1 : 3)
(3) Na, Ba và Al2O3 (1 : 1 : 2) (4) Fe và FeCl3 (2 : 1)
(5) Al và Na (1 : 2) (6) K và Sr (1 : 1)
Có bao nhiêu hỗn hợp có thể tan hết trong nước dư?

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết trong đề thi THPT của Bộ Giáo Dục (Phần 1)

A. 3         B. 5         C. 6         D. 4

(Xem giải) Câu 52: Cho các mệnh đề sau:
(1) Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(2) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
(3) Trimetylamin là một amin bậc ba.
(4) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.
(5) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.
(6) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
Số mệnh đề đúng là

A. 4         B. 5         C. 6         D. 3

(Xem giải) Câu 53: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(2) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 5       B. 3       C. 4       D. 6

(Xem giải) Câu 54: Cho các phát biểu sau:
(1) Các protein đều cho phản ứng màu biurê.
(2) Các este của axit fomic cho được phản ứng tráng gương.
(3) Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin.
(4) Tơ nilon-6,6; tơ lapsan; tơ olon đều thuộc tơ tổng hợp.
(5) Trong mỗi mắc xích của phân tử xenlulozơ có 3 nhóm hiđroxyl (-OH) tự do.
(6) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ sẽ hóa đen.
Số phát biểu đúng là

A. 6         B. 4         C. 5         D. 3

(Xem giải) Câu 55: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không có màng ngăn xốp.
(2) Cho BaO vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(4) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
(5) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư.
(6) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(7) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và Cr2O3 trong khí trơ.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là

A. 7         B. 5         C. 8         D. 6

(Xem giải) Câu 56: Cho các nhận xét sau:
(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.
(3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.
(5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.
(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là

A. 5         B. 3         C. 4         D. 6

(Xem giải) Câu 57: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư;
(2) Đốt cháy HgS trong oxi dùng dư;
(3) Nung nóng Cr(OH)3 ở nhiệt độ cao;
(4) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp;
(5) Cho bột Ni vào dung dịch FeCl3 dùng dư;
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 4         B. 1         C. 2         D. 3

(Xem giải) Câu 58: Cho các phát biểu sau:
(1) Sorbitol là hợp chất hữu cơ đa chức.
(2) Anilin tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(3) Thủy phân vinyl fomat thu được sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc.
(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3.
(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ.
(6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.
(7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên.
(8) Thuỷ phân este trong môi trường axit thu được sản phẩm là axit và ancol.
Số phát biểu luôn đúng là

A. 2         B. 5         C. 4         D. 3

(Xem giải) Câu 59: Có 4 dung dịch: X (Na2SO4 0,1M và H2SO4 0,1M); Y (Na2SO4 0,1M và Al2(SO4)3 0,1M); Z (Na2SO4 0,1M và AlCl3 0,1M); T (H2SO4 0,1M và AlCl3 0,1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào V ml dung dịch (a), thu được n1 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 2: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào V ml dung dịch (b), thu được n2 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 3: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào V ml dung dịch (c), thu được n3 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 4: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào V ml dung dịch (d), thu được n4 mol kết tủa.
Biết rằng n1 < n2 < n3 < n4. Dung dịch (b) ứng với dung dịch nào sau đây?

A. T         B. Y         C. X         D. Z

(Xem giải) Câu 60: Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: NaCl, (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2, NH4NO3. Cho dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào từng dung dịch rồi đun nhẹ, kết quả được ghi nhận ở bảng sau:

Chất X Y Z T
Dung dịch Ba(OH)2 Kết tủa Khí mùi khai Không xảy ra phản ứng Kết tủa, có khí mùi khai

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X là NaCl     B. Y là Ca(H2PO4)2     C. Z là NH4NO3     D. T là (NH4)2SO4

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!