Tổng ôn lý thuyết (Phần 4)

⇒ Đề thi và đáp án:

1C 2D 3C 4C 5D 6D 7D 8B 9A 10C
11B 12D 13D 14A 15D 16C 17B 18C 19D 20D
21D 22C 23B 24A 25B 26B 27A 28C 29A 30A
31B 32C 33A 34B 35C 36B 37C 38D 39C 40B
41C 42C 43C 44D 45D 46A 47C 48D 49D 50C
51D 52B 53C 54C 55B 56B 57A 58C 59C 60A

(Xem giải) Câu 1. Cho dãy các kim loại: Li, Ca, Na, Mg, K. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 4.         B. 2.         C. 3.         D. 5.

(Xem giải) Câu 2. Nhận xét nào không đúng?

A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có tính khử mạnh.

B. Trong công nghiệp, axit photphoric được điều chế bằng cách cho axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với Ca3(PO4)2.

C. Muối NH4NO3 là chất điện li mạnh.

D. Cacbon đioxit là oxit trung tính.

(Xem giải) Câu 3. Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phản ứng thủy luyện?

A. CuO + CO → Cu + CO2         B. 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu         D. CuSO4 + H2O → Cu + 0,5O2 + H2SO4

(Xem giải) Câu 4. Đốt cháy kim loại X trong oxi thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là.

A. Mg         B. Cr         C. Fe         D. Al

(Xem giải) Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Corinđon ở trạng thái tinh thể và có nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Nhôm oxit và nhôm hiđroxit đều có tính lưỡng tính.

C. Trong tự nhiên, nhôm oxit tồn tại cả ở dạng khan và dạng ngậm nước.

D. Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

(Xem giải) Câu 6. Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH?

A. NaHSO4.         B. AlCl3.         C. BaCO3.         D. Fe(NO3)2.

(Xem giải) Câu 7. Hợp chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

A. Metyl metacrylat.         B. Vinyl clorua.         C. Acrilonitrin.         D. Axit ε-aminocaproic.

(Xem giải) Câu 8. Dãy các polime đều có thể tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng là

A. Tơ visco, tơ nilon-6; polibutađien; tơ lapsan.

B. Tơ nilon-6; tơ enang; tơ lapsan; tơ nilon-6,6.

C. Tơ nilon-6,6; poli(metyl metacrylat); tơ visco; tơ nitron.

D. Tơ lapsan; tơ capron; polietilen; tơ nilon-7.

(Xem giải) Câu 9. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Có màu tím.
Y Đun nóng với dung dịch NaOH dư, sau đó làm nguội, cho tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Xuất hiện màu xanh lam.
Z Nước Br2. Kết tủa trắng.
T Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Kết tủa Ag trắng sáng.

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Lòng trắng trứng (anbumin), triolein, anilin, glucozơ.

B. Lòng trắng trứng (anbumin), anilin, triolein, glucozơ.

C. Triolein, lòng trắng trứng (anbumin), glucozơ, anilin.

D. Lòng trắng trứng (anbumin), glucozơ, anilin, triolein.

(Xem giải) Câu 10. Thuốc thử để dùng nhận nhiết Gly-Gly và Gly-Gly-Gly là

A. Nước Br2.         B. quì tím.         C. Cu(OH)2.         D. NaOH.

(Xem giải) Câu 11. Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

A. 2FeCl3 + 2NaI → 2FeCl2 + 2NaCl + I2.         B. Na2SO4 + 2HCl → 2NaCl + H2SO4.

C. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.         D. Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag.

(Xem giải) Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt là

A. Nhôm và sắt đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

B. Nhôm có tính khử mạnh hơn sắt.

C. Nhôm và sắt tác dụng với khí clo dư theo cùng tỉ lệ mol.

D. Nhôm và sắt đều bền trong không khí ẩm và nước.

(Xem giải) Câu 13. Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là

A. 3.         B. 8.         C. 5.         D. 4.

(Xem giải) Câu 14. Cho các chất sau: etyl acrylat, etylen, glucozơ, saccarozơ, axetilen, glixerol, phenylamin, triolein. Số chất tác dụng với nước brom dư theo tỉ lệ mol 1 : 1 là

A. 3.         B. 2.         C. 5.         D. 4.

(Xem giải) Câu 15. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: anilin, glucozơ, alanin, ta dùng dung dịch nào sau đây?

A. NaOH         B. AgNO3/NH3         C. HCl         D. Br2

(Xem giải) Câu 16. Cho dãy các chất: anlyl axetat; glucozơ; fructozơ, metyl acrylat; anilin, axit glutamic. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2 là.

A. 5         B. 3         C. 4         D. 2

(Xem giải) Câu 17. Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Amipectin.         B. Saccarozơ.         C. Glucozơ.         D. Xenlulozơ.

(Xem giải) Câu 18. Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

A. Axit fomic.         B. Fructozơ.         C. Metyl acrylat.         D. Glucozơ.

Bạn đã xem chưa:  Xác định công thức dựa vào phản ứng, tính chất và đặc điểm của chất (Phần 1)

(Xem giải) Câu 19. Chất nào sau đây điều chế trực tiếp bằng một phản ứng thu được axetanđehit?

A. CH3-CH(OH)-CH3.        B. CH3-OCOCH=CH2.      C. CH3COOH.        D. CH2=CH2.

(Xem giải) Câu 20. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như: benzen, xăng, ete,…
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5
(e) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(f) Ở điều kiện thường, etylamin và propylamin là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu đúng là:

A. 4       B. 5       C. 2       D. 3

(Xem giải) Câu 21. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dùng crom để mạ các đồ vật vì lớp mạ crom bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.

B. Crom là kim loại nặng, có màu trắng bạc, rất cứng dùng để cắt thủy tinh.

C. Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất thép.

D. Trong các phản ứng hóa học, muối Cr(III) chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(Xem giải) Câu 22. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH loãng.
(2) Cho CaO vào lượng nước dư.
(3) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2.
(4) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
(5) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là.

A. 2         B. 3         C. 4         D. 5

(Xem giải) Câu 23. Cho dãy chất: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe, Al, ZnCl2, ZnO, BaCl2. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch AgNO3, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là:

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 24: Ngâm một lá Zn vào cốc đựng dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X vào cốc thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là

A. CuSO4         B. MgSO4         C. NaOH         D. H2SO4

(Xem giải) Câu 25. Cho bột Cu lần lượt vào các dung địch sau: HNO3, FeCl3, AgNO3, FeCl2. số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 1.         B.3         C.4         D. 2

(Xem giải) Câu 26. Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối X, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch có khối lượng giảm so với dung dịch ban đầu. Muối X là muối nào sau đây?

A. Ni(NO3)2.         B. AgNO3.         C. Fe(NO3)3.         D. Cu(NO3)2.

(Xem giải) Câu 27. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch Br2?

A. alanin         B. triolein         C. anilin         D. glucozơ

(Xem giải) Câu 28. Cho dãy các chất: tristearin, phenylamoni clorua, đimetylamin, metyl axetat, alanin, amoni fomat. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là.

A. 4         B. 2         C. 5         D. 3

(Xem giải) Câu 29. Cho dãy các oxit sau: Na2O, Al2O3, Cr2O3, CaO, CrO3, MgO. Số oxit trong dãy tác dụng với nước ở điều kiện thường là.

A. 3         B. 1         C. 4         D. 2

(Xem giải) Câu 30. Cho các phản ứng sau:
(1) CaO + H2O → Ca(OH)2     (2) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
(3) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (4) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + H2
Số phản ứng mà trong đó, H2O đóng vai trò là chất oxi hóa là.

A. 2         B. 1         C. 4         D. 3

(Xem giải) Câu 31. Thực hiện hai thí nghiệm sau:
(1) Cho chất hữu cơ X vào nước thu được dung dịch X1 trong suốt. Sục CO2 vào dung dịch X1, thấy dung dịch vẩn đục.
(2) Cho chất hữu cơ Y vào nước thu được dung dịch Y1 phân lớp. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Y1 thu được dung dịch trong suốt.
Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Phenol và natri phenolat.         B. Natri phenolat và anilin.

C. Natri phenolat và phenylamoni clorua.         D. Phenylamoni clorua và anilin.

(Xem giải) Câu 32. Tên gọi của amin có công thức cấu tạo (CH3)2NH là

A. Đimetanamin.      B. Metylmetanamin.      C. Đimetylamin.       D. N-metanmetanamin.

(Xem giải) Câu 33. Cho phản ứng: Fe3O4 + xH2SO4 → Fe2(SO4)3 + ySO2 + H2O. Khi phương trình đã cân bằng, tỉ lệ x : y là

A. 10 : 1.         B. 5 : 2.         C. 6 : 1.         D. 3 : 2.

(Xem giải) Câu 34. Quặng nào sau đây có hàm lượng sắt thấp nhất?

A. Manhetit.         B. Pyrit.         C. Xiđerit.         D. Hemantit đỏ.

(Xem giải) Câu 35. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(metyl metacrylat).         B. Poliacrilonitrin.

C. Poli(etylen terephtalat).         D. Poli(vinyl clorua).

(Xem giải) Câu 36. Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime tổng hợp?

A. Polipropilen, xenlulozơ, nilon-7, nilon-6,6.

B. Polipropilen, polibutađien, nilon-7, nilon-6,6.

C. Polipropilen, tinh bột, nilon-7, poli(metyl metacrylat).

Bạn đã xem chưa:  200 câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ (Phần 4)

D. Tinh bột, xenlulozơ, poli(metyl metacrylat), polibutađien.

(Xem giải) Câu 37. Ở điều kiện thường, thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn

A. Cho Cu vào dung dịch FeCl3.         B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

C. Cho Ag vào dung dịch Fe(NO3)3.         D. Cho Al vào dung dịch NaOH.

(Xem giải) Câu 38. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
(2) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(3) Nhỏ từ từ từng giọt đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(4) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
(6) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AgNO3.
(7) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.
(8) Cho từ từ đến dư dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaAlO2.
Số thí nghiệm có cùng hiện tượng “ban đầu thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần, thu được dung dịch đồng nhất” là.

A. 5         B. 3         C. 2         D. 4

(Xem giải) Câu 39. Cho các chất hữu cơ sau: axit fomic, glucozơ, vinyl axetilen, metyl acrylat, glixerol, saccarozơ, fructozơ. Số chất có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa bạc trắng là

A. 4.         B. 5.         C. 3.         D. 6.

(Xem giải) Câu 40. Cho các chất sau: etilen, axetilen, glucozơ, axit axetic, anilin. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là

A. 5.         B. 4.         C. 3.         D. 2.

(Xem giải) Câu 41. Chất X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là

A. Propyl axetat.         B. Etyl axetat.         C. Metyl axetat.         D. Metyl propionat.

(Xem giải) Câu 42. Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức C4H8O2, phản ứng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng nhưng không có phản ứng tráng bạc là

A. 2.         B. 5.         C. 4.         D. 3.

(Xem giải) Câu 43. Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn.

A. Cho CrO3 vào dung dịch NaOH dư.         B. Cho Al(OH)3 vào dung dịch NaOH loãng dư.

C. Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.         D. Cho Cr2O3 vào dung dịch HCl loãng, đun nóng

(Xem giải) Câu 44. Thực hiện thí nghiệm sau:
(a) Dẫn khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3 dư.
(b) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(c) Cho dung dịch HCl đặc vào dung dịch Na2CrO4.
(d) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3.
(e) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp tạo đơn chất khí là

A. 5.         B. 2.         C. 4.         D. 3.

(Xem giải) Câu 45: Nếu quy ước độ dẫn điện của Hg là đơn vị thì ta được độ dẫn điện của một số kim loại như bảng sau:

Kim loại X Y Z T
Độ dẫn diễn 49 35,5 26 46

Với X, Y, Z, T là một trong những kim loại: Al, Cu, Au và Ag. Chọn nhận định đúng?

A. Z là Cu         B. X là Al         C. T là Ag         D. Y là Au

(Xem giải) Câu 46: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, Fe, Zn, MgO.         B. Cu, Fe, ZnO, MgO.

C. Cu, Fe, Zn, Mg.         D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

(Xem giải) Câu 47. Kim loại nào sau đây có khả năng khử ion Fe3+ trong dung dịch thành Fe?

A. Cu.         B. Ni.         C. Mg.         D. Na.

(Xem giải) Câu 48. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

A. AgNO3 và Zn(NO3)2.         B. Fe(NO3)2 và AgNO3.

C. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.         D. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

(Xem giải) Câu 49. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. Axit axetic.         B. Ancol etylic.         C. Axit propionic.         D. Metyl fomat.

(Xem giải) Câu 50. Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?

A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat).      B. CH3COO−[CH2]2−OOCCH2CH3.

C. CH3OOC-COOCH3.        D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat).

(Xem giải) Câu 51: Cho các phát biểu sau:
(a) Phèn chua làm trong nước đục.
(b) Amophot thuộc loại phân hỗn hợp.
(c) Dung dịch kali đicromat có màu da cam.
(d) Sắt là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
(e) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương.
(f) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, dao cắt thủy tinh.
(g) Xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 5)

A. 3         B. 4         C. 6         D. 5

(Xem giải) Câu 52: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được hỗn hợp Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho dung dịch HCl dư vào V ml hỗn hợp Z, thu được n1 mol khí.
– Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml hỗn hợp Z, thu được n2 mol khí.
– Thí nghiệm 3: Cho dung dịch H2SO4 dư vào V ml hỗn hợp Z, thu được n3 mol khí và có kết tủa xuất hiện.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n2 < n1 = n3. Hai chất X, Y lần lượt là

A. BaS và (NH4)2CO3         B. Ba(HCO3)2 và (NH4)2CO3

C. BaCl2 và (NH4)2CO3         D. Mg(HCO3)2 và Na2S

(Xem giải) Câu 53: Cho các phát biểu sau:
(1) Este no đơn hở khi thủy phân đều thu được ancol.
(2) Phenyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra hỗn hợp hai muối.
(3) Phản ứng của saccarozơ với Cu(OH)2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử.
(4) Metyl metacrylat là nguyên liệu để sản xuất thủy tinh hữu cơ.
(5) Thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.
(6) Hiđrocacbon không no làm mất màu dung dịch brom.
(7) Axit fomic có tính axit lớn hơn axit axetic.
Số phát biểu đúng là

A. 3         B. 4         C. 6         D. 5

(Xem giải) Câu 54: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.
(b) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).
(c) Hỗn hợp Cu, Fe3O4 có số mol bằng nhau tan hết trong nước.
(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3 thu được dung dịch chứa hai muối.
(e) Hỗn hợp Al và Na2O (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(f) Cho Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3 sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.
Số phát biểu đúng là

A. 6         B. 5         C. 3         D. 4

(Xem giải) Câu 55: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử ở nhiệt độ thường được ghi lại trong bảng sau.

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch H2SO4 loãng Sủi bọt khí
Y Qùy tím Qùy tím hóa xanh
Z, T Dung dịch BaCl2 Kết tủa trắng
T Dung dịch NaHCO3 Sủi bọt khí
Y Kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. NaNO3, Na2CO3, CuSO4, H2SO4         B. Fe(NO3)2, Ca(OH)2, AgNO3, KHSO4

C. FeCO3, Ca(OH)2, AgNO3, K2SO4         D. NaOH, Fe(NO3)2, KHSO4, H2SO4

(Xem giải) Câu 56: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.
(2) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH dư.
(3) Sục 3b mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2b mol Ca(OH)2.
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(5) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(6) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 6         B. 4         C. 3         D. 5

(Xem giải) Câu 57: Cho các phát biểu sau:
(1) Axit axetic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.
(2) Vinyl axetat có khả năng làm mất màu nước brom.
(3) Tinh bột khi thủy phân hoàn toàn trong môi trường kiềm chỉ tạo glucozơ.
(4) Dung dịch anbumin của lòng trắng trứng khi đun sôi bị đông tụ.
(5) Phenol dùng để sản xuất thuốc nổ (2,4,6-trinitro phenol).
Số phát biểu đúng là

A. 4         B. 2         C. 3         D. 1

(Xem giải) Câu 58: Tiến hành các thí nghiệm:
(1) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
(2) Cho NaNO2 vào dung dịch NH4Cl đến bão hòa, đun nóng.
(3) Cho FeS vào dung dịch HCl/t°.
(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2CO3.
(5) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.
(6) Dung dịch NH4NO3 vào dung dịch NaOH.
(7) Cho Zn vào dung dịch NaHSO4.
Số thí nghiệm có thể tạo ra chất khí là

A. 5         B. 4         C. 7         D. 6

(Xem giải) Câu 59: Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với axit HBr
(b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen
(c) Thành phần của hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố C và H
(d) Các chất hữu cơ có khối lượng phân tử bằng nhau là các chất đồng phân với nhau
(e) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 4         B. 3         C. 2         D. 5

(Xem giải) Câu 60: Cho dãy gồm các chất sau: NaOH, AgNO3, HCl, NH3, CuSO4, Na2S, Cl2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là

A. 6         B. 4         C. 7          D. 5

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!