[2018] Giải đề thi thử THPT chuyên KHTN – Hà Nội (Lần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Đáp án và giải chi tiết:
41D | 42B | 43C | 44D | 45C | 46B | 47C | 48A | 49B | 50B |
51D | 52C | 53B | 54A | 55A | 56B | 57D | 58C | 59A | 60A |
61A | 62D | 63C | 64A | 65A | 66D | 67D | 68B | 69C | 70C |
71A | 72C | 73B | 74B | 75D | 76A | 77A | 78A | 79C | 80A |
Câu 41: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) gọi là
A. thạch cao nung B. đá vôi C. thạch cao khan D. thạch cao sống
Câu 42: Dung dịch chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng tráng bạc?
A. lipit B. glucozơ C. saccarozơ D. xenlulozơ
Câu 43: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli (metyl metacrylat) B. poli (vinyl clorua)
C. nilon-6,6 D. polietilen
Câu 44: Cho 12,15 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thoát ra 15,12 lít H2 (đktc). Kim loại M là
A. Na B. Fe C. Mg D. Al
Câu 45: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. metylamin B. etylamin C. glyxin D. anilin
Câu 46: Thuốc thử nhận biết hồ tinh bột là:
A. phenolphtalein B. dung dịch iot C. dung dịch brom D. quỳ tím
Câu 47: Để thu được Fe tinh khiết từ hỗn hợp của Fe và Al, có thể dùng lượng dư dung dịch
A. HCl B. MgCl2 C. FeSO4 D. HNO3 đặc, nguội
Câu 48: Chất nào dưới đây gây hiệu ứng nhà kính?
A. CO2 B. O3 C. N2 D. O2
Câu 49: Tên gọi của chất CH3COOCH3 là:
A. metyl fomat B. metyl axetat C. etyl fomat D. etyl axetat
Câu 50: Có thể dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch (hoặc chất lỏng) trong dãy nào sau đây?
A. anilin; metylamin; alanin B. alanin; axit glutamic; lysin
C. metylamin; lysin; anilin D. valin; glyxin; alanin
Câu 51: Cho dãy các dung dịch: glucozơ; saccarozơ; etanol; glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam là
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 52: Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra trong dung dịch?
A. Fe + ZnCl2 B. Mg + NaCl C. Fe + Cu(NO3)2 D. Al + MgSO4
Câu 53: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu; Mg; MgO trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 4,48 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, nếu hỗn hợp đó phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng Cu trong X là
A. 6,4 gam B. 9,6 gam C. 12,8 gam D. 3,2 gam
⇒ Xem giải
Câu 54: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở điều kiện thường?
A. Na B. Al C. Fe D. Mg
Câu 55: Cho phản ứng sau: Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tính khử: Cu > Fe2+ B. Tính oxi hóa: Fe2+ > Cu2+
C. Kim loại Cu đẩy được Fe ra khỏi muối D. Tính oxi hóa: Cu2+ > Fe3+
Câu 56: Cho dung dịch FeCl2 phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa X gồm
A. Ag B. AgCl và Ag C. Fe và Ag D. AgCl
Câu 57: Cho a gam Mg vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M và CuSO4 3M, thu được 21,9 gam hỗn hợp chất rắn gồm hai kim loại. Giá trị của a là
A. 14,4 B. 21,6 C. 13,4 D. 10,8
⇒ Xem giải
Câu 58: Hỗn hợp X gồm etilen glicol; ancol etylic; ancol propylic và hexan, trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam X tác dụng hết với Na thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 2,235 B. 1,788 C. 2,384 D. 2,682
⇒ Xem giải
Câu 59: Toàn bộ khí CO2 sinh ra khi lên men rượu 360 gam glucozơ hấp thụ hết vào dung dịch NaOH dư, thu được 318 gam muối. Hiệu suất của phản ứng lên men là
A. 75,0% B. 80,0% C. 62,5% D. 50,0%
Câu 60: Cho một lượng α-aminoaxit X vào cốc đựng 100 ml dung dịch HCl 2M. Dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 0,45 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 46,45 gam muối khan. Tên gọi của X là
A. valin B. axit glutamic C. glyxin D. alanin.
⇒ Xem giải
Câu 61: Cho dung dịch X chứa AlCl3 và HCl. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 71,75 gam kết tủa.
– Phần 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x là
A. 0,62 B. 0,33 C. 0,51 D. 0,57
⇒ Xem giải
Câu 62: Cho các nhận định sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.
(b) Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam.
(c) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột hay xenlulozơ đều thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ.
(d) Để phân biệt anilin và ancol etylic ta có thể dùng dung dịch Br2.
(e) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Số nhận định đúng là
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 63: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
A. 12,0 B. 13,1 C. 16,0 D. 13,8
⇒ Xem giải
Câu 64: Cho 3,68 gam hỗn hợp Al và Zn phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,1 mol H2. Khối lượng muối kẽm thu được sau phản ứng là
A. 6,44 gam B. 6,48 gam C. 2,60 gam D. 1,08 gam
Câu 65: Cho 1,97 gam fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch fomalin là
A. 38,1% B. 76,1% C. 37,5% D. 38,9%
Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn một amin X bằng lượng không khí vừa đủ, thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giá thiết rằng không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
⇒ Xem giải
Câu 67: Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình sau:
Khí C có thể là
A. NO; CO2; H2; Cl2 B. N2O; NH3; H2; H2S
C. N2; CO2; SO2; NH3 D. NO2; Cl2; CO2; SO2
⇒ Xem giải
Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol muối natri của một axit cacboxylic, thu được H2O, Na2CO3 và 0,15 mol CO2. Công thức của muối ban đầu là:
A. C2H3COONa B. CH3COONa C. C2H5COONa D. (COONa)2
⇒ Xem giải
Câu 69: Hấp thụ 4,48 lít CO2 (đktc) vào 0,5 lít dung dịch chứa NaOH 0,4M và KOH 0,2M, thu được dung dịch Y. Thêm 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 9,85 B. 29,55 C. 39,40 D. 19,70
⇒ Xem giải
Câu 70: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
(1) X + Y → Z (Xúc tác (CH3COO)2Mn); (2) Z + NaOH → T + G
(3) T + NaOH → CH4 + Na2CO3 (Xúc tác CaO, t°); (4) G + H2 → I (Xúc tác Ni, t°)
(5) I → C2H4 + H2O (Xúc tác H2SO4 đặc, nóng); (6) X + NaOH → T + H2O
Nhận định nào sau đây đúng?
A. X có phản ứng tráng gương. B. Y và G đều có phản ứng tráng gương.
C. Y và Z làm mất màu nước brom. D. dung dịch X làm quỳ tím chuyển xanh.
⇒ Xem giải
Câu 71: Cho 26,5 gam hỗn hợp X gồm 3 ancol tác dụng với Na dư, thu được 8,96 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 26,5 gam X cần 27,44 lít O2 (đktc). Khối lượng CO2 thu được là:
A. 39,6 gam B. 35,2 gam C. 41,8 gam D. 30,8 gam
⇒ Xem giải
Câu 72: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (hiệu suất 100%, điệc cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả 2 điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 25,6 B. 50,4 C. 51,1 D. 23,5
⇒ Xem giải
Câu 73: Hỗn hợp X gồm metan, propen, isopren. Đốt cháy hoàn toàn 10 gam X cần vừa đủ 24,64 lít O2 (đktc). Mặt khác, 10 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,15 B. 0,20 C. 0,25 D. 0,30
⇒ Xem giải
Câu 74: Cho 31,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Cu(NO3)2 vào một bình kín, không chứa không khí rồi nung bình ở nhiệt độ cao để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng giảm 9,2 gam so với ban đầu. Cho lượng chất rắn này tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu là
A. 18,8 gam B. 12,8 gam B. 11,6 gam D. 6,4 gam
⇒ Xem giải
Câu 75: Thủy phân hoàn toàn m gam este X mạch hở bằng dung dịch KOH dư, sau phản ứng thu được m1 gam ancol Y không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 và 18,2 gam hỗn hợp muối của 2 axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam Y bằng oxi dư, thu được 13,2 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Giá trị của m là
A. 10,6 B. 16,2 C. 11,6 D. 14,6
⇒ Xem giải
Câu 76: Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60%, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 mol KOH 1M, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là
A. 28,66% B. 29,89% C. 30,08% D. 27,09%
⇒ Xem giải
Câu 77: Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít khí O2 ở đktc, thu được 10,08 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Mặt khác, m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,15 mol hỗn hợp ancol. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 11,8 B. 12,9 C. 24,6 D. 23,5
⇒ Xem giải
Câu 78: Cho 8,64 gam Mg vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4, đun nhẹ hỗn hợp phản ứng, lúc đầu tạo ra sản phẩm khử là NO, sau đó thấy thoát ra khí không màu X. Sau phản ứng thấy còn lại 4,08 gam chất rắn không tan. Biết rằng tổng thể tích của NO và X là 1,792 lít (đktc) và tổng khối lượng 1,84 gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 29,60 B. 36,52 C. 28,70 D. 31,52
⇒ Xem giải
Câu 79: Cho 29,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO nung nóng phản ứng với CO, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 9,85 gam kết tủa. Hòa tan hết Y trong 150 gam dung dịch HNO3 63%, đun nóng, thu được dung dịch T và 4,48 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T, phản ứng hoàn toàn tạo ra kết tủa có khối lượng lớn nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X và giá trị của V là
A. 20,54% và 1,300 B. 20,54% và 0,535 C. 79,45% và 1,300 D. 79,45% và 0,525
⇒ Xem giải
Câu 80: Cho X, Y, Z là 3 peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy hoàn toàn a mol mỗi peptit X, Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol. Mặt khác, nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E gồm X, Y và 0,16 mol Z (nX < nY) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của Alanin và Valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12% B. 95% C. 54% D. 10%
⇒ Xem giải
Bình luận