[2019] Thi thử THPT Quốc gia của Sở GD-ĐT Gia Lai
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41A | 42A | 43D | 44D | 45C | 46D | 47C | 48B | 49A | 50B |
51C | 52A | 53C | 54D | 55D | 56C | 57B | 58A | 59C | 60D |
61B | 62B | 63A | 64B | 65D | 66D | 67C | 68D | 69B | 70A |
71A | 72C | 73B | 74D | 75B | 76B | 77C | 78C | 79A | 80D |
Câu 41. Để đánh giá sự ô nhiễm không khí của một nhà máy, người ta dẫn không khí qua dung dịch Pb(NO3)2 dư, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này chứng tỏ trong không khí của nhà máy có khí
A. H2S. B. NH3. C. CO2. D. SO2.
Câu 42. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. FeCl3. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Câu 43. Polime nào sau đây là polime tổng hợp?
A. Tơ visco. B. Tơ tằm. C. Tinh bột. D. Thủy tinh hữu cơ.
(Xem giải) Câu 44. Cho hỗn hợp X gồm bột Al, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH loãng, dư vào dung dịch Z thu được kết tủa gồm 2 hiđroxit. Dung dịch Z chứa
A. Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2.
C. Al(NO3)3, AgNO3, Fe(NO3)3. D. Al(NO3)3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
(Xem giải) Câu 45. Hòa tan hết hỗn hợp 3 chất rắn: Ca(HCO3)2, NaOH và Ca(OH)2 (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1) vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các chất thu được là
A. NaHCO3. B. Ca(OH)2. C. CaCO3, NaHCO3. D. Na2CO3.
Câu 46. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử có cấu hình electron 3s1 là
A. 13Al. B. 19K. C. 12Mg. D. 11Na.
Câu 47. Dãy gồm các kim loại bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Cu, Fe, Al. B. Cu, Pb, Ag. C. Fe, Al, Cr. D. Fe, Mg, Al.
Câu 48. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken thu được 8,36 gam CO2 và 4,50 gam H2O. Số mol ankan có trong hỗn hợp là
A. 0,08. B. 0,06. C. 0,04. D. 0,09.
Câu 49. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3 ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. HNO3. C. Na2SO4. D. HCl.
Câu 50. Este CH2=C(CH3)-COO-CH2-CH3 có tên gọi là
A. metyl acrylat. B. etyl metacrylat. C. vinyl propionat. D. etyl fomat.
(Xem giải) Câu 51. Cho bột Fe đến dư vào dung dịch AgNO3, thu được dung dịch X. Trong các chất sau: Cl2, Cu, Fe, HCl, NaNO3, NaOH, số chất tác dụng được với dung dịch X là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 52. Dung dịch không hòa tan được kim loại Cu là dung dịch
A. KHSO4. B. hỗn hợp KNO3 và HCl. C. HNO3 đặc, nguội. D. Fe(NO3)3.
(Xem giải) Câu 53. Hòa tan hết 30,0 gam hỗn hợp Mg và MgCO3 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí X và dung dịch chứa 47,5 gam muối. Tỉ khối của X so với H2 là
A. 9,4. B. 20,4. C. 13,6. D. 11,5.
Câu 54. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, HCOOCH3.
B. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3.
C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3.
D. HCOOCH3, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
Câu 55. Thành phần chính của đường mía là
A. Fructozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
(Xem giải) Câu 56. Este X mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2 được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là
A. CH3COOH. B. C3H5COOH. C. C2H5COOH. D. HCOOH.
Câu 57. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Cr2O3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. NaHCO3.
Câu 58. Tripeptit mạch hở là hợp chất mà phân tử có
A. Hai liên kết peptit và 3 gốc α-amino axit. B. Ba nguyên tử oxi và ba nguyên tử nitơ.
C. Hai liên kết peptit và 2 gốc α-amino axit. D. Ba liên kết peptit và 3 gốc α-amino axit.
Câu 59. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp chất rắn thu được là
A. Cu, Al2O3, Mg. B. Cu, Al, Mg. C. Cu, Al2O3, MgO. D. Cu, Al, MgO.
Câu 60. Thuốc thử để phân biệt Gly-Ala và Gly-Ala-Gly là
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaCl. C. Dung dịch NaOH. D. Cu(OH)2/OH-.
Câu 61. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, poli(vinyl clorua).
B. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, chất béo.
C. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, polietilen.
D. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ.
Câu 62. Phản ứng nào sau đây tạo sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic?
A. HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH. B. HCOOCH2CH=CH2 + NaOH.
C. CH2=C(CH3)COOH + NaOH. D. HCOOCH=CH-CH3 + NaOH.
Câu 63. Cho các cation kim loại sau: Ca2+, Cu2+, Na+, Zn2+. Cation có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Cu2+. B. Ca2+. C. Zn2+. D. Na+.
Câu 64. Trong thành phần của chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố
A. C, H, O. B. C. C. C, H, N, O. D. C, H, N.
(Xem giải) Câu 65. Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức mạch hở và 2 amin no, mạch hở, trong đó có 1 amin đơn chức và 1 amin hai chức (hai amin có số mol bằng nhau). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1,0M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 1,20 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,12 mol N2. Giá trị của m là
A. 24,58. B. 20,19. C. 25,14. D. 22,08.
(Xem giải) Câu 66. Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-COOCH=CH-CH3. B. CH2=CH-COO-CH2-CH3.
C. CH2=CH-CH2-COOCH3. D. CH3-CH2-COOCH=CH2.
(Xem giải) Câu 67. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Ngâm lá sắt trong dung dịch HCl có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(2) Ngâm lá Zn trong dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm lá Al trong dung dịch NaOH.
(4) Ngâm hợp kim Fe-Cu trong dung dịch HCl.
(5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
(Xem giải) Câu 68. Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl bằng điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau t giây thu được 2,464 lít khí ở anot. Sau 2t giây thu được tổng thể tích khí ở cả 2 điện cực là 5,824 lít. Biết hiệu suất phản ứng điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch, khí đo ở đktc. Giá trị a là
A. 0,260. B. 0,240. C. 0,180. D. 0,150.
(Xem giải) Câu 69. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dich A chứa a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2. Đồ thị biểu diễn số mol Al(OH)3 theo số mol HCl như sau:
Nếu cho dung dịch A ở trên tác dụng với 820 ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 101,78. B. 102,56. C. 106,20. D. 108,80.
(Xem giải) Câu 70. Cho 0,1 mol chất X (C2H9O6N3) tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH đun nóng thu được hợp chất amin làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 23,1. B. 12,5. C. 17,8. D. 14,6.
(Xem giải) Câu 71. Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và K (tỉ lệ mol 1 : 1) vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 0,5M và H2SO4 1,0M thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 1,5 lít dung dịch HCl 1,0M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,4 gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của m là
A. 105,4. B. 74,4. C. 27,9. D. 130,2.
Câu 72. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Quỳ tím | Chuyển màu hồng |
Y | Dung dịch I2 | Màu xanh tím |
Z | Dung dịch AgNO3/NH3 | Kết tủa Ag trắng |
T | Nước brôm | Kết tủa trắng |
X, Y, Z, T lần lượt là
A. Anilin, tinh bột, axit glutamic, glucozơ. B. Anilin, axit glutamic, tinh bột, glucozơ.
C. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin. D. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.
Câu 73. Cho phát biểu sau:
(1) Quỳ tím đổi màu trong dung dịch phenol.
(2) Este là chất béo.
(3) Các peptit đều có phản ứng màu biurê.
(4) Trong các axit đơn chức, chỉ có một axit đơn chức tham gia phản ứng tráng bạc.
(5) Để điều chế nilon-6 có thể thực hiện phản ứng trùng ngưng.
(6) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch nước brôm.
Phát biểu đúng là
A. (1)(4)(5)(6). B. (4)(5)(6). C. (2)(3)(6). D. (1)(2)(3)(5).
(Xem giải) Câu 74. Để tráng gương một ruột phích người ta thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, sau đó lấy sản phẩm tạo thành thực hiện phản ứng với AgNO3/NH3 đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m gần nhất với
A. 86,5. B. 34,5. C. 96,1. D. 69,1.
(Xem giải) Câu 75. X, Y, Z là ba este đều no và mạch hở (không chứa nhóm chức khác và MX < MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol T và hỗn hợp F chứa hai muối A và B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (MA < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam đồng thời thu được 4,48 lít khí H2 (đo ở đktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 6,3 gam H2O. Số nguyên tử hiđro có trong Y là:
A. 6. B. 8. C. 12. D. 10.
(Xem giải) Câu 76. Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit Y và pentapeptit Z bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 23,7) gam muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ muối sinh ra bằng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi T gồm CO2, H2O và N2. Dẫn T qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít N2 (đktc) thoát ra khỏi bình. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X là
A. 55,920%. B. 53,061%. C. 30,950%. D. 35,371%.
(Xem giải) Câu 77. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
B. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
D. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
(Xem giải) Câu 78. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Al(NO3)3, Fe(NO3)2. B. FeCl2, FeCl3. C. FeCl2, Al(NO3)3. D. NaCl, FeCl2.
(Xem giải) Câu 79. Dung dịch X gồm KHCO3 aM và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc). Nhỏ từ từ cho đến hết 100 dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 0,5 và 15,675. B. 0,5 và 20,600. C. 1,0 và 20,600. D. 1,0 và 15,675.
(Xem giải) Câu 80. Trộn 8,1 gam Al với 35,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa 1,9 mol HCl và 0,15 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z (không chứa muối amoni) và 0,275 mol hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch M; 0,025 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 280,75 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong Y là:
A. 51,14%. B. 62,35%. C. 76,70%. D. 41,57%.
Bình luận