[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Pleiku – Gia Lai

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1D 2C 3D 4B 5D 6D 7B 8B 9C 10C
11A 12A 13C 14D 15A 16D 17D 18B 19C 20B
21D 22A 23D 24D 25C 26B 27A 28D 29C 30D
31D 32A 33B 34A 35C 36? 37D 38B 39B 40?

Câu 1: Cho các chất sau: Tinh bột; glucozơ; saccarozơ; xenlulozơ; fructozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là

A. 2.         B. 1.         C. 4.         D. 3.

Câu 2: “Nước đá khô” được sử dụng để bảo quản thực phẩm, công thức hóa học của “nước đá khô” là

A. H2O.         B. CO.         C. CO2.         D. SO2.

Câu 3: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ có thể dùng

A. Cu(OH)2.      B. dung dịch H2SO4, t°.      C. dung dịch NaOH.      D. dung dịch I2.

Câu 4: Nguyên tử 24Cr có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

A. 4.         B. 1.         C. 2.         D. 3.

Câu 5: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 4.         B. 1.         C. 3.         D. 2.

Câu 6: Tên của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3 là

A. N-metyletylamin.         B. Metyletanamin.         C. Metyletylamin.         D. Etylmetylamin.

Câu 7: Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong phân tử?

A. Tơ nilon-6.         B. Polietilen.         C. Tơ tằm.         D. Poliacrilonitrin.

Câu 8: Có 4 cốc nước lần lượt chứa: nước cất, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần. Để nhận biết cốc chứa nước cứng tạm thời thì cách làm hợp lý nhất là :

A. Dùng dung dịch HCl.       B. Đun sôi nước.      C. Dùng dung dịch NaCl.       D. Dùng Na2CO3.

Câu 9: Thí nghiệm nào sau đây không thu được muối sắt II ?

A. Hòa tan Fe(OH)2 bằng lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng).

B. Hòa tan FeO bằng lượng dư dung dịch HCl.

C. Hòa tan FeCO3 bằng lượng dư dung dịch HNO3 loãng.

D. Hòa tan Fe bằng lượng dư dung dịch Fe(NO3)3.

Câu 10: Trong số các kim loại: Nhôm, Sắt, Đồng, Chì, Crôm thì kim loại cứng nhất là:

A. Nhôm.         B. Đồng.         C. Crôm.         D. Sắt.

Câu 11: Khi chúng ta ăn chè, bánh trôi, bánh chay,… người bán thường vẩy vài giọt chất lỏng không màu có mùi thơm được gọi là dầu chuối. Dầu chuối có thể được chiết suất từ quả chuối chín hoặc được điều chế bằng cách trộn axit axetic với ancol isoamylic, có mặt xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng. Một số loại ong, như ong mật khi đốt kẻ thù nó cũng tiết ra isoamyl axetat tạo mùi thơm để các con ong khác ngửi mùi và tấn công tiếp vào kẻ thù. Công thức phân tử của isoamyl axetat là

A. C7H14O2.         B. C6H12O2.         C. C4H8O2.         D. C5H10O2.

Câu 12: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. Al2O3.         B. Al2(SO4)3.         C. NaAlO2.         D. AlCl3.

(Xem giải) Câu 13: Một α-amino axit X (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho 9,00 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 11,64 gam muối. X là

A. Axit glutamic.         B. Valin.         C. Glyxin.         D. Alanin.

(Xem giải) Câu 14: Đun nóng dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được 38,88 gam Ag. Giá trị m là

A. 16,2.         B. 48,6.         C. 64,8.         D. 32,4.

(Xem giải) Câu 15: Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại đơn chất trong Y là:

A. 16,6 gam.         B. 11,2 gam.         C. 5,6 gam.         D. 22,4 gam.

(Xem giải) Câu 16: Cho các chất sau: Tinh bột, saccarozơ, triolein, Gly-Ala-Gly. Số chất trong dãy chỉ bị thủy phân trong môi trường axit mà không bị thủy phân trong môi trường kiềm là :

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia của Sở GDĐT Bắc Giang (Lần 2 - Đề 1)

A. 3.         B. 4.         C. 1.         D. 2.

(Xem giải) Câu 17: Dẫn luồng khí CO dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,76 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 55,28%.         B. 45,72%.         C. 66,67%.         D. 33,33%.

Câu 18: Nhóm các ion nào dưới đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?

A. Fe2+, K+, NO3-, OH-, NH4+.         B. Na+, Ca2+, NO3-, Fe3+, Cl-.

C. Cu2+, Cl-, Na+, OH-, NO3-.         D. NH4+, CO32-, HCO3-, OH-, Al3+.

(Xem giải) Câu 19: Cho dãy các chất sau: CO2, Al, Cr(OH)3, Cr2O3, Al(OH)3, Ca(HCO3)2 và Al2O3. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, vừa tác dụng với dung dịch HCl loãng là

A. 7.         B. 6.         C. 5.         D. 4.

(Xem giải) Câu 20: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm sau:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dùng thí nghiệm trên có thể điều chế được Cu từ CuO.

B. Khí thoát ra khỏi ống thủy tinh luôn được hấp thụ hết bằng dung dịch H2SO4 đặc dư.

C. Các phản ứng ở thí nghiệm trên đều là phản ứng oxi hóa-khử.

D. Cho sản phẩm khí sau thí nghiệm qua CuSO4 khan, CuSO4 có thể chuyển màu xanh.

(Xem giải) Câu 21: Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là

A. 0,224.         B. 0,448.         C. 1,344.         D. 0,672.

(Xem giải) Câu 22: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3. (b) Nhiệt phân KNO3.
(c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư. (d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư. (g) Nung FeS2 trong không khí.
Số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 1.

(Xem giải) Câu 23: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), tơ lapsan, poli(metyl metacrylat), tơ nilon-6, polietilen, tơ nitron, poli(hexametylen ađipamit), polibuta-1,3-đien. Số polime được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là

A. 4.         B. 2.         C. 5.         D. 3.

Câu 24: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím
Y Ðun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 Tạo dung dịch màu xanh lam
Z Ðun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng Tạo kết tủa Ag
T Tác dụng với dung dịch I2 loãng Có màu xanh tím

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.

B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.

C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.

D. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.

(Xem giải) Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư.
(b) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào dung dịch KHSO4.
(e) Cho dung dịch NaAlO2 vào dung dịch HCl dư.
(f) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.
Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp xuất hiện kết tủa là

A. 5.         B. 2.         C. 3.         D. 4.

(Xem giải) Câu 26: Thực hiện phản ứng este hóa giữa 1 mol CH3COOH và 0,9 mol C2H5OH. Sau mỗi lần hai giờ xác định số mol axit còn lại, kết quả như sau:

t (giờ) 2 4 6 8 10 12 14 16
naxit (còn) 0,570 0,420 0,370 0,340 0,335 0,334 0,333 0,333

Hiệu suất phản ứng este hóa đạt giá trị cực đại gần nhất với

A. 55,0%.         B. 74,1%.         C. 66,7%.         D. 33,3%.

Câu 27: Kết quả thí nghiệm với các dung dịch muối clorua riêng biệt của các cation: X+, Y2+, Z3+, T3+ được ghi vào bảng dưới đây:

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Lương Thế Vinh - Gia Lai (Lần 4)
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
X+ Tác dụng với dung dịch NaOH Có mùi khai
Y2+ Tác dụng với dung dịch K2SO4 Kết tủa trắng
Z3+ Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào đến dư Kết tủa keo trắng
T3+ Tác dụng với dung dịch Na2CO3 Kết tủa nâu đỏ và có khí không màu thoát ra

Các cation X+, Y2+, Z3+, T3+ lần lượt là

A. NH4+, Ba2+, Al3+, Fe3+.         B. NH4+, Mg2+, Al3+, Fe3+.

C. NH4+, Mg2+, Fe3+, Cr3+.         D. NH4+, Ba2+, Fe3+, Cr3+.

(Xem giải) Câu 28: Điều chế este CH3COOC2H5 trong phòng thí nghiệm được mô tả theo hình vẽ sau

Cho các phát biểu sau:
(a) Etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp (77°C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
(b) H2SO4 đặc vừa làm chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước.
(c) Etyl axetat qua ống dẫn dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn hơi etyl axetat.
(e) Vai trò của đá bọt là để bảo vệ ống nghiệm không bị vỡ.
Số phát biểu đúng là

A. 5.         B. 3.         C. 2.         D. 4.

(Xem giải) Câu 29: Một hỗn hợp X gồm hai muối sunfit và hiđrosunfit của cùng một kim loại kiềm. Thực hiện ba thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 21,800 gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được V lít khí A. Biết V lít khí A làm mất màu vừa đủ 400 ml dung dịch KMnO4 0,15M.
Thí nghiệm 2: Cho 54,500 gam X tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1,25M thì thấy phản ứng vừa đủ.
Thí nghiệm 3: Cho V lít khí A hấp thụ vào 250 gam dung dịch Ba(OH)2 6,84%. Sau phản ứng thu được dung dịch B.
Kim loại kiềm và nồng độ phần trăm của dung dịch B là:

A. Na và 4,603%.         B. K và 9,206%.         C. K và 6,010%.         D. Na và 9,206%.

(Xem giải) Câu 30: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol C3H4; 0,2 mol C2H4; 0,35 mol H2 trong bình kín, với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 12. Khối lượng bình đựng dung dịch KMnO4 tăng

A. 7,2 gam.         B. 9,6 gam.         C. 17,2 gam.         D. 3,1 gam.

(Xem giải) Câu 31: Cho 12,56 gam hỗn hợp gồm Mg và Mg(NO3)2 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa 0,98 mol HCl và x mol KNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua và 0,04 mol khí N2. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 42,23.         B. 52,12.         C. 46,26.         D. 49,28.

(Xem giải) Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E gồm axit X (không chứa chức khác), một este Y thuần chức (được tạo ra từ X) và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,75 mol O2 tạo ra 19,8 gam H2O. Nếu cho 0,9 mol E vào dung dịch Br2 dư thì có 1,5 mol Br2 phản ứng. Phần trăm khối lượng oxi trong axit X có giá trị gần nhất với

A. 70%.         B. 44%.         C. 37%.         D. 53%

(Xem giải) Câu 33: Cho 7,36 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 5,04 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho NaOH dư vào Z, được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 7,2 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

A. 49,46%.         B. 60,87%.         C. 38,04%.         D. 83,70%.

(Xem giải) Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(1) Triolein có công thức phân tử là C57H106O6.
(2) Các este đều không tham gia phản ứng tráng gương nhưng một số este có thể tham phản ứng trùng hợp tạo polime.
(3) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(4) Amilozơ có cấu trúc mạch phân không phân nhánh.
(5) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Nam Đàn 1 - Nghệ An (Lần 1)

A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 5.

(Xem giải) Câu 35: Hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun nóng 11,1 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh và 6,0 gam hỗn hợp Z gồm một ancol đơn chức và một ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 11,1 gam X cần dùng 11,312 lít O2 (đktc), thu được 7,02 gam nước. Phần trăm khối lượng este có phân tử khối nhỏ nhất trong X có giá trị gần nhất với

A. 7,47%.         B. 4,98%.         C. 7,93%.         D. 4,19%.

(Xem giải) Câu 36: Tại một phòng thí nghiệm, một sinh viên đang nghiên cứu về các phản ứng Sinh học – Hóa học dưới sự quan sát của ông giáo sư. Trong quá trình có công đoạn anh ta được giao việc tiến hành thủy phân đến hoàn toàn một hỗn hợp peptit đơn giản E gồm hai peptit X và Y bằng 690 ml dung dịch NaOH 1M, chỉ thu được hỗn hợp muối natri của glyxin (a gam) và alanin (b gam). Để xác định giá trị chính xác gần nhất của a và b, giáo sư bảo anh ta tiến hành, chia hỗn hợp E thành 2 phần không bằng nhau:

– Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn trong O2 (dư), thu được hỗn hợp sản phẩm với: mCO2 – 1,8mH2O = 2,61997mN2

– Phần 2: Tiếp tục đốt cháy đến hoàn toàn trong O2 (dư), thu được hỗn hợp sản phẩm lần lượt qua bình I đựng H2SO4 (đặc, dư) và bình II chứa Ca(OH)2 (dư) thấy khối lượng bình II tăng 2,7205 lần so với bình I, anh ta thu được giá trị a : b gần nhất là

A. 99/11.         B. 99/94.         C. 97/96.         D. 97/10.

(Xem giải) Câu 37: Hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ, glyxin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X cần dùng 0,99 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 bằng số mol H2O). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 36,48 gam. Nếu cho 51,66 gam X trên vào dung dịch HCl loãng dư (đun nóng) thu được dung dịch Y có chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 59,325.         B. 60,125.         C. 53,655.         D. 59,955.

(Xem giải) Câu 38: Hòa tan hết 45,6342 gam hỗn hợp rắn X gồm FeCl3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và Fe3O4 trong dung dịch chứa 1,3984 mol HCl, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 3 muối và 0,0456 mol khí NO. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 219,9022 gam kết tủa. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phần trăm số mol của FeCl3 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 25,65%.         B. 18,05%.         C. 15,15%.         D. 22,35%.

(Xem giải) Câu 39: Cho các phát biểu sau:
(a). Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O.
(b) Vận dụng phản ứng giữa bột nhôm và bột sắt oxit (hỗn hợp tecmit) để hàn đường ray.
(c) Trong nhóm IA, từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần.
(d) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
(e) Tất cả các muối cacbonat đều kém bền với nhiệt.
(f) Giấy “bạc” được làm từ quá trình dát mỏng các miếng kim loại bạc.
Số phát biểu không đúng là

A. 3.         B. 4.         C. 5.         D. 6.

(Xem giải) Câu 40: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,30 mol hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 6,8% thu được dung dịch B chứa 29,88 gam hỗn hợp 3 muối đều có phân tử khối lớn hơn 68. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 50,48 gam hỗn hợp A bằng lượng oxi vừa đủ thu được 51,072 lít CO2 (đktc) và 35,28 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong B là

A. 42,23%.         B. 82,63%.         C. 83,43%.          D. 70,30%.

2
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Amino

Sao câu 8 lại là đun sôi nước ạ, em thấy đun nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần đều tạo kết tủa mà

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!