[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Thái Phúc – Thái Bình (Lần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41C | 42A | 43D | 44D | 45C | 46B | 47D | 48D | 49A | 50C |
51D | 52B | 53B | 54A | 55A | 56B | 57A | 58A | 59B | 60B |
61B | 62A | 63B | 64D | 65B | 66C | 67B | 68B | 69D | 70A |
71C | 72D | 73D | 74A | 75A | 76D | 77B | 78A | 79A | 80C |
Câu 41: Công thức nào sau đây không thể là công thức của chất béo?
A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)2C2H4. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 42: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli (etylen terephtalat). B. Poli acrilonnitrin C. PoliStiren D. Poli (metyl metacrylat).
Câu 43: Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là:
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.
(Xem giải) Câu 44: Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẵng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của 2 amin là
A. C3H9N và C4H11N B. C3H7N và C4H9N. C. C2H5N và C3H7N. D. C2H7N và C3H9N.
Câu 45: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 46: Chất nào sau đây tác dụng với Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. NaCl. B. Ca(HCO3)2. C. KCl. D. KNO3.
Câu 47: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là?
A. N2. B. N2O. C. NO. D. NO2.
Câu 48: Nung nóng Fe(OH)2 ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe3O4. B. Fe. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 49: Trùng hợp vinyl clorua thu được polime có tên gọi là
A. poli(vinyl clorua). B. polipropilen. C. polietilen. D. polistiren
(Xem giải) Câu 50: Cho các chất: NaOH, Cu, HCl, HNO3, AgNO3, Mg. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
(Xem giải) Câu 51: Cho các chất: anilin, phenylamoni clorua, alanin, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 52: Cho 0,85 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước dư, thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Khối lượng kim loại Na trong X là
A. 0,23 gam. B. 0,460 gam. C. 0,552 gam. D. 0,69 gam.
(Xem giải) Câu 53: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 60ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit là?
A. MgO. B. Fe2O3. C. CuO. D. Fe3O4.
(Xem giải) Câu 54: Cho 3,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). Khối lượng Mg trong X là:
A. 1,20 gam. B. 1,80 gam. C. 0,84 gam. D. 0,96 gam.
(Xem giải) Câu 55: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là:
A. 89 gam. B. 101 gam. C. 85 gam. D. 93 gam.
Câu 56: Cho các chất sau: Fructozơ, Glucozơ, Etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là:
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 57: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Kim loại Cu khử được Fe2+ trong dung dịch. B. Kim loại Al td được với dung dịch NaOH.
C. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li. D. Kim loại cứng nhất là Cr.
Câu 58: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây Sai?
A. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái lỏng.
B. Fructozơ có nhiều trong quả chín.
C. Metyl acrylat, Tripanmitin và Tristearin đều là este.
D. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được Glixerol.
(Xem giải) Câu 60: Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và NH2CH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 23,25. B. 17,9. C. 19,4. D. 9,2.
Câu 61: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là:
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
(Xem giải) Câu 62: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 55,600. B. 53,775. C. 61,000. D. 32,250.
Câu 63: Trong phòng Thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên.
Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?
A. 2Fe + 6H2SO4(đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
B. NH4Cl + NaNO2 → NaCl + N2 + 2H2O.
C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
D. 3Cu + 8HNO3(loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
(Xem giải) Câu 64: Cho các phát biểu sau:
1. Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.
2. Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).
3. Nhôm bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.
4. Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối.
5. Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
6. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
(Xem giải) Câu 65: X là α-amino axit trong phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH. Lấy 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Cho 400 ml dung dịch KOH 0,2M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 6,27 gam rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. (CH3)2-CH-CH(NH2)-COOH B. CH3-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-CH2-COOH D. H2N-CH2-COOH
Câu 66: Cho các nhận định sau
(1) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(2) Trong công nghiệp dược phẩm, saccacrozơ được dùng để pha chế thuốc.
(3) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.
(4) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ.
(5) Axit α-amino glutaric dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh.
(6) Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm.
Số nhận định đúng là
A. 5 B. 3 C. 6 D. 4
Câu 67: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bẳng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Quỳ tím | Chuyển màu hồng |
Y | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Z | Dung dịch AgNO3/NH3 | Kết tủa Ag |
T | Nước brom | Kết tủa trắng |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.
C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin. D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.
(Xem giải) Câu 68: Cho các phát biểu sau:
1. Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.
2. Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
3. Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O được sử dụng để bó bột khi gãy xương.
4. Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.
5. Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3.
6. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit, bazơ.
7. Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm tạo thành glucozo và fructozo
Số phát biểu sai là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
(Xem giải) Câu 69: Hoà tan một hỗn hợp gồm 0,2 mol Al và 0,15 mol Al2O3 trong dung dịch gồm KNO3 và a mol H2SO4 vừa đủ thu được dung dịch T và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp M có khối lượng 0,76 gam gồm 2 khí (đều là đơn chất). Giá trị của a là:
A. 0,785 B. 1,590 C. 1,570 D. 0,795
(Xem giải) Câu 70: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch CuCl2;
(c) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng;
(d) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4;
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
(Xem giải) Câu 71: Điện phân (với điện cực trơ và màng ngăn) dung dịch chứa 0,05 mol CuSO4 và x mol KCl bằng dòng điện có cường độ 5A, sau một thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,475 gam. Dung dịch thu được tác dụng với Al dư, phản ứng giải phóng 1,68 lít khí H2(đktc). Thời gian đã điện phân là:
A. 2895 giây. B. 3860 giây. C. 4825 giây. D. 5790 giây.
(Xem giải) Câu 72: Đốt cháy 14,04 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ cần dùng 0,48 mol O2. Đun nóng 14,04 gam X trên với dung dịch H2SO4 loãng, axit hóa dung dịch sau phản ứng, lấy các chất hữu cơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 25,92 gam B. 12,96 gam C. 21,60 gam D. 17,28 gam
(Xem giải) Câu 73. Hòa tan hết 17,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Mg, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được dung dịch Y và 1,6128 lít khí NO (đktc). Cho từ từ AgNO3 vào Y đến phản ứng hoàn toàn thì thấy lượng AgNO3 phản ứng là 0,588 mol, kết thúc phản ứng thu được 82,248 gam kết tủa; 0,448 lít khí NO2 (đktc) và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối. Giá trị m gần nhất với
A. 42. B. 41. C. 43. D. 44.
(Xem giải) Câu 74. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y, Z đều mạch hở, không phân nhánh). Đun nóng 0,275 mol X cần dùng 200ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng toàn bộ hỗn hợp cả 2 ancol này với H2SO4 đặc ở 140°C thu được 7,5 gam 3 ete. Lấy hỗn hợp 2 muối trên nung với vôi tôi xút chỉ thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 44 gam Br2 thu được sản phẩm chứa 85,106% brom về khối lượng. Khối lượng của Z trong X là
A. 19,75 gam. B. 18,86 gam. C. 23,70 gam. D. 10,80 gam.
(Xem giải) Câu 75. Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 30,3 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Nhỏ từ từ 400ml dung dịch HCl 2M vào Y được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 33,8. B. 31,2. C. 39,0. D. 54,6.
(Xem giải) Câu 76. Điện phân 0,5 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 8,96 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX – mY) gần nhất là?
A. 46. B. 51. C. 50,5. D. 45,5.
(Xem giải) Câu 77. Hòa tan hết 40,56 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 3,24 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 9,408 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 3,42 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới m không đổi thu được 28,8 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là
A. 19,97%. B. 23,96%. C. 31,95%. D. 27,96%.
(Xem giải) Câu 78. Cho m gam hỗn hợp X gồm Gly và Ala tác dụng vừa đủ với KOH, thu được 26,26 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cũng từ lượng X trên ở điều kiện thích hợp người ta điều chế được hỗn hợp Y chỉ gồm hỗn hợp các peptit có tổng khối lượng a gam và nước. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp peptit trên cần dùng vừa đủ 14,448 lít O2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 17,9. B. 18,20. C. 15,0. D. 20,00.
(Xem giải) Câu 79: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol FeCl3 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):
Tỉ lệ x : y là
A. 9 : 11. B. 8 : 11. C. 9 : 12. D. 9 : 10.
(Xem giải) Câu 80: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 13,76 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 11,2 lit CO2 (đktc) và 6,48 gam nước. Mặt khác 13,76 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 25,92 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 2M là :
A. 21,08 gam B. 28,08 gam C. 25,56 gam D. 27,32 gam
Bình luận