[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Thanh Bình 2 – Đồng Tháp (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1C 2A 3B 4A 5B 6A 7B 8D 9A 10A
11D 12B 13A 14C 15D 16C 17B 18D 19D 20D
21B 22D 23D 24A 25C 26A 27B 28A 29C 30C
31C 32C 33B 34B 35A 36A 37A 38C 39D 40D

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên.

Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?

A. 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO (k) + 4H2O.

B. 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 (k) + 6H2O.

C. NH4Cl + NaOH → NH3 (k) + NaCl + H2O.

D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 (k) + H2O.

Câu 2: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh. Chất X là

A. CuCl2.       B. FeCl3.       C. MgCl2.         D. FeCl2.

Câu 3: Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

A. HCOOC2H5.       B. CH3COOCH2C6H5.       C. C6H5COOCH3.       D. CH3COOCH3.

Câu 4: Hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên. Chất khí gây hiệu ứng nhà kính là

A. khí cacbonic.       B. khí sunfurơ.       C. khí hidro sunfua       D. khí cacbon monooxit.

Câu 5: Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là

A. Glucozơ, axit gluconic.       B. Glucozơ, amoni gluconat.

C. Saccarozơ, glucozơ.       D. Fructozơ, amoni gluconat.

Câu 6: Al2O3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. BaCl2.       B. Ba(OH)2.       C. HCl.       D. NaOH.

Câu 7: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được 9,2 gam ancol etylic. Giá trị của m là

A. 32,4.       B. 36,0.       C. 18,0.       D. 16,2.

Câu 8: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CH-CH3.       B. CH3-CH3.       C. CH2=CH2.       D. CH2=CHCl.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,4 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là

A. C4H11N.       B. C2H7N.       C. C4H9N.       D. C2H5N.

Câu 10: Cho các chất sau: Ala-Gly, alanin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 3.       B. 1.       C. 2.       D. 4.

Câu 11: Dung dịch Ala-Ala không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. KOH.       B. NaOH.       C. HCl.       D. NaCl.

Câu 12: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?

A. Al.       B. Fe.       C. Na.       D. Ca.

Câu 13: Cho V ml dung dịch HCl 2M vào 200 ml dung dịch NaAlO2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 325.       B. 375.       C. 25.       D. 175.

Câu 14: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Tinh bột.       B. Glucozơ.       C. Saccarozơ.       D. Xenlulozơ.

Câu 15: Kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Hg.       B. Zn.       C. Cu.       D. Ag.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia sở GD-ĐT Hà Nam

Câu 16: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là Ba2+ + SO42- → BaSO4?

A. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.       B. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.

C. Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH.       D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.

Câu 17: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Al.       B. Ca.       C. Fe.       D. Na.

Câu 18: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?

A. Al2O3.       B. Cr2O3.       C. CrO3.       D. Fe2O3.

Câu 19: Cho 8 gam Fe vào 100 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.       B. 4,48.       C. 3,2.       D. 1,12.

Câu 20: Thạch cao nung dùng để đúc tượng, bó bột gãy xương. Công thức của thạch cao nung là

A. CaSO4.       B. Ca(HCO3)2.       C. CaSO4.2H2O.       D. CaSO4.H2O.

Câu 21: Cho các chất sau: CrO3, FeO, Cr(OH)3, Cr2O3. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là

A. 4.       B. 2.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 22: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (m + 9,125) gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 7,7) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 33,75.       B. 26,40.       C. 39,60.       D. 32,25.

(Xem giải) Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Để rửa sach ống nghiệm đựng anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
(b) Ở điều kiện thường, tristearin là chất lỏng.
(c) Các loại tơ poliamit không bền trong môi trường axit hoặc bazơ.
(d) Fibroin thuộc loại protein đơn giản.
(e) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh và xoắn.
(g) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh .
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 2.       C. 5.       D. 4.

Câu 24: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Nhúng thanh sắt vào nước.
(c) Nhúng thanh bạc vào dung dịch H2SO4 loãng.
(d) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch KOH.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Hòa tan 0,805 gam Na vào 100ml dung dịch AlCl3 0,1M.
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(e) Cho 0,45 mol dung dịch HCl vào 0,1 mol NaAlO2.
(g) Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch K2SiO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm thu được chất kết tủa là

A. 6.       B. 4.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 26: Dung dịch X gồm KHCO3 1M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 1M và HCl 1M. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được V lít khí CO2 và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là

A. 82,4 và 2,24.       B. 23,3 và 2,24.       C. 62,7 và 4,48.       D. 39,4 và 4,48.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông (13/06)

(Xem giải) Câu 27: Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat, cao su buna. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là

A. 5.       B. 4.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 28: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → X1 + 2X2.
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4.
(c) nX3 + nX4 → poli(hexametylen ađipamit) + 2nH2O.
(d) X2 + CO → X5.
(e) X6 + O2 → X5 (Lên men giấm)
(f) X3 + X6 → X7 + H2O (H2SO4 đặc)
Cho biết: X là este có công thức phân tử C8H14O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X7 là

A. 174.       B. 146.       C. 206.       D. 132.

(Xem giải) Câu 29: Hòa tan hỗn hợp Al và Al2O3 trong 200ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Giá trị của a là:

A. 0,5.       B. 1,5.       C. 2,0.       D. 1,0.

(Xem giải) Câu 30: Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C5H8O2, thu được axit fomic và ancol. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 3.       B. 1.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon, mạch hở cần vừa đủ 20,16 lít O2 (đktc). Mặt khác, 0,3 mol X tác dụng tối đa 0,3 mol Br2 trong dung dịch. Khối lượng của 0,3 mol hỗn hợp X là

A. 8,1.       B. 42,6.       C. 8,4.       D. 9,0.

(Xem giải) Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(a) Muối kali đicromat có màu da cam.
(b) Phèn chua được dùng làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
(c) S, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
(d) Cr và Fe tác dụng với oxi đều tăng lên số oxi hóa +3.
(e) Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm thổ giảm dần từ Be đến Ba.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 4.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 33: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch HCl dư vào V ml dung dịch Z, thu được V1 lít khí .
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được V2 lít khí .
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch NaNO3 và HCl dư vào V ml dung dịch Z, thu được V2 lít khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và V1 < V2. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Fe(NO3)2, FeCl2.       B. FeCl2, NaHCO3.       C. NaHCO3, Fe(NO3)2.       D. FeCl2, FeCl3.

(Xem giải) Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp E gồm metyl axetat, lysin và hai amin đơn chức, mạch hở (đều có 5 nguyên tử cacbon trong phân tử) cần 79,52 lít O2 (đktc), thu được CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng 48,6 gam. Mặt khác, 0,5 mol hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 48 gam nước brom. Phần trăm về khối lượng của metyl axetat trong hỗn hợp E là

A. 15,54%.       B. 13,86%.       C. 15,92%.       D. 54,68%.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Giải chi tiết 20 đề thầy Tào Mạnh Đức (13/20)

(Xem giải) Câu 35: Hỗn hợp E gồm 1 đipeptit X (được tạo nên từ 1 α–amino axit no, mạch hở, chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) và 1 este Y đơn chức, phân tử chứa 2 liên kết π; X, Y mạch hở.
– Đốt cháy hoàn toàn E với 21,504 lít O2 (đktc) sinh ra 36,96 gam CO2.
– E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HCl 1,76M thu được dung dịch T. Cô cạn T được m gam rắn khan.
Giá trị của m là

A. 36,46.       B. 36,14.       C. 30,02.       D. 36,3.

(Xem giải) Câu 36: Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được gam kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 15,3.       B. 16,32.       C. 24,28.       D. 12,24.

(Xem giải) Câu 37: Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ và nX = 2nY). Cho 58,7 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,9 mol NaOH, thu được hai muối của axit cacboxylic đơn chức A, B (A, B hơn kém nhau một nguyên tử cacbon) và một ancol no, mạch hở Z. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư, thấy bình tăng 27 gam. Phần trăm khối lượng của este Y trong T là

A. 22,48%.       B. 40,20%.       C. 37,30%.       D. 41,23%.

(Xem giải) Câu 38: Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điên phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Giá trị của t là

A. 10615.      B. 9650.      C. 11580.      D. 8202,5.

(Xem giải) Câu 39: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,5 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,01 mol KNO3 và 0,15 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 21,23 gam muối trung hoà của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hoá nâu trong không khí). Giá trị của m là:

A. 19,16.       B. 11,32.       C. 13,92.       D. 13,76.

(Xem giải) Câu 40: Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 gam mỡ, 2 ml NaOH 40% vào bát sứ.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều.
Bước 3: Để nguội hỗn hợp, sau đó rót 10 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ rồi giữ yên hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây sai?

A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách hỗn hợp xà phòng ra khỏi hỗn hợp.

B. Sau bước 3, chất lỏng tách lớp.

C. Sau bước 3, thấy có chất rắn màu vàng nổi lên.

D. Sau bước 2, trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!