[2020] Kiểm tra giữa kỳ 1 Hóa 12 – THPT C Nghĩa Hưng – Nam Định
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1A | 2D | 3C | 4C | 5B | 6B | 7D | 8C | 9B | 10C |
11A | 12D | 13D | 14C | 15B | 16B | 17B | 18B | 19A | 20C |
21D | 22B | 23A | 24D | 25A | 26B | 27D | 28C | 29C | 30A |
31A | 32A | 33C | 34D | 35C | 36A | 37C | 38B | 39A | 40D |
Câu 1. Phenol không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. NaHCO3 B. Br2 C. KOH D. Na
Câu 2. Amin CH3-NH-CH3 có tên gọi gốc – chức là
A. propan-2-amin B. N-metyletanamin C. metyletylamin D. etylmetylamin
Câu 3. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát là
A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2) B. CnH2nO2 (n ≥ 1) C. CnH2nO2 (n ≥ 2) D. CnH2nO (n ≥ 2)
Câu 4. Etyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3 B. CH3CH2COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. CH3COOCH=CH2
Câu 5. Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là
A. HCOOH B. CH3COOH C. HOOCCOOH D. CH3CH(OH)COOH
Câu 6. Người ta dùng đèn xì oxi – axetilen để hàn và cắt kim loại. Công thức phân tử của axetilen là
A. CH4 B. C2H2 C. C2H4 D. C6H6
Câu 7. Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?
A. Trimetylamin B. Metylamin. C. Phenylamin D. Đimetylamin
Câu 8. Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3N B. CH4N C. CH5N D. C2H5N
Câu 9. Glucozơ và fructozơ không có phản ứng nào sau đây?
A. Tráng gương B. Thủy phân C. Hòa tan Cu(OH)2 D. Khử bởi H2
Câu 10. Chất nào sau đây không tan trong nước?
A. CH3COOH B. C2H5OH C. HCOOCH3 D. CH3NH2
Câu 11. Hợp chất nào sau đây không phải là chất hữu cơ?
A. NH4NO3 B. (NH2)2CO C. CH3NH2 D. C2H5OH
Câu 12. Saccarozơ và glucozơ đều thuộc loại
A. disaccarit B. monosaccarit C. polisaccarit D. cacbohiđrat
(Xem giải) Câu 13. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH, HCHO, CH3CHO và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:
Chất | X | Y | Z | T |
Nhiệt độ sôi (°C) | 21 | 118,2 | 249,0 | -19 |
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Y là C6H5COOH B. T là CH3COOH C. Z là HCHO D. X là CH3CHO
(Xem giải) Câu 14. Thực hiện thí nghiệm theo tiến trình sau: Cho vài giọt anilin vào nước, thêm từ từ dung dịch HCl vào đến dự, nhỏ tiếp dung dịch NaOH dư vào. Hiện tượng quan sát được lần lượt là
A. dung dịch bị vẩn đục sau đó trong suốt
B. dung dịch trong suốt sau đó vẩn đục và cuối cùng lại trong suốt
C. dung dịch vẩn đục sau đó trong suốt và cuối cùng lại vẩn đục
D. dung dịch trong suốt sau đó vẩn đục
(Xem giải) Câu 15. Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam metyl axetat bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 400 ml B. 300 ml C. 150 ml D. 200 ml
(Xem giải) Câu 16. Chất nào sau đây không điều chế được trực tiếp từ axit cacboxylic và ancol?
A. CH3COOCH2CH=CH2 B. CH3COOC6H5 C. C2H5COOCH3 D. CH3COOCH3
Câu 17. Khi ủ men rượu, người ta thu được một hỗn hợp chủ yếu gồm nước, ancol etylic và bã rượu. Muốn thu được ancol etylic người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp chiết lỏng – lỏng B. Phương pháp chưng cất
C. Phương pháp kết tinh D. Phương pháp chiết lỏng – rắn
(Xem giải) Câu 18. Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl a(M). Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch (X) có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của a là
A. 1,30 B. 1,50 C. 1,25 D. 1,36
Câu 19. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. HOOCCH2NH3CI B. C6H5ONa C. CH3NH2 D. H2NCH2COONa
Câu 20. Cặp chất nào sau đây luôn là đồng đẳng của nhau?
A.C2H2 và C4H6 B. C2H5OH và CH3OCH2CH3
C. C2H6 và C5H12 D. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3
(Xem giải) Câu 21. Cho các chất sau: Benzen, stiren, butan, axetilen, etilen. Số chất làm mất màu nước brom là
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 22. Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử alanin bằng
A. 15,05% B. 15,73% C. 12,96% D. 18,67%
Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, muối mono natri glutamat dùng làm mì chính
B. Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, không độc
C. Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm
D. Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac
Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dầu thực vật và mỡ động vật đều là chất béo
B. Dầu thực vật là chất béo thành phần có nhiều gốc axit béo không no nên ở thể lỏng
C. Phản ứng xà phòng hóa chất béo là phản ứng 1 chiều, xảy ra chậm
D. Tristearin có CTPT là C54H110O6
(Xem giải) Câu 25. Cho sơ đồ điều chế ancol etylic từ tinh bột: Tinh bột → Glucozơ → Ancol etylic. Lên men 3,24 kg tinh bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 75% và 80%. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml. Thể tích dung dịch ancol etylic 20° thu được là
A. 6,90 lít B. 3,45 lít. C. 19,17 lít D. 9,58 lit
(Xem giải) Câu 26. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch fomon dùng để bảo quản thịt cá một chách an toàn.
(b) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói
(c) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn.
(d) Glucozơ là nguyên liệu dùng trong công nghiệp tráng gương, tráng ruột phích.
(e) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
(Xem giải) Câu 27. Thủy phân hoàn toàn 10,32 gam este đơn chức X rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 51,84 gam kết tủa Ag. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X có thể làm mất màu nước brom B. X có đồng phân hình học
C. Trong phân tử X có 6 nguyên tử hidro
D. Có thể điều chế X bằng phản ứng este hóa giữa axit fomic và ancol anlylic
(Xem giải) Câu 28. Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của X trong Y là 71,875%. Cho 6,4 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít H2 (đktc). Số nguyên tử H có trong công thức phân tử ancol X là .
A. 10 B. 4 C. 8 D. 6
(Xem giải) Câu 29. Hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức có tỷ lệ mol 1 : 1. Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 1,32m gam hỗn hợp Y gồm các axit. Mặt khác, cho 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được lượng Ag có khối lượng vượt quá 21,6 gam. Công thức của 2 anđehit trong hỗn hợp X là
A. HCHO và CH3CH2CHO B. HCHO và CH2=CH-CHO
C. HCHO và C3H5CHO D. CH3CHO và CH3-CH2-CHO
(Xem giải) Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm 3 ancol thu được x mol CO2 và y mol H2O. Mặt khác, cho 0,5m gam hỗn hợp T tác dụng với Na dư thu được z mol H2. Mối liên hệ giữa m, x, y, z là
A. m = 12x + 2y + 64z B. m = 24x + 2y + 64z
C. m = 12x + 2y + 32z D. m = 12x + y + 64z
(Xem giải) Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 86,10 B. 57,40 C. 83,82 D. 57,16
(Xem giải) Câu 32. Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở (đều chứa liên kết ba, phân tử hơn kém nhau một liên kết π. Biết 0,56 lít X (đktc) phản ứng tối đa với 14,4 gam brom trong dung dịch. Mặt khác, 2,54 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 11,100 B. 7,140 C. 4,770 D. 7,665
(Xem giải) Câu 33. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Rửa sạch ống nghiệm thủy tinh bằng cách cho vào một ít kiềm, đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi và tráng lại ông nghiệm bằng nước cất.
+ Bước 2: Nhỏ vào ống nghiệm trên 1 ml dung dịch AgNO3 1% , sau đó thêm từng giọt NH3, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa nâu xám của bạc hiđroxit, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch NH3 đến khi kết tủa tan hết.
+ Bước 3: Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ 1%, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn một thời gian thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
Nhận định nào sau đây sai?
A. Trong phản ứng trên, glucozơ đã bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3
B. Trong bước 2, khi nhỏ tiếp dung dịch NH3 vào, kết tủa nâu xám của bạc hidroxit bị hòa tan do tạo thành phức bạc [Ag(NH3)2]+
C. Trong bước 3, để kết tủa bạc nhanh bám vào thành ống nghiệm ta phải luôn lắc đều hỗn hợp phản ứng
D. Trong bước 1 có thể dùng NaOH để làm sạch bề mặt ống nghiệm do thủy tinh bị NaOH ăn mòn
(Xem giải) Câu 34. Cho các sơ đồ phản ứng sau: (a) 6X → Y (b) X + O2 → Z (c) E + H2O → G (d) E + Z → F (e) F + H2O ⇌ Z + G. Điều khẳng định nào sau đây đúng?
A. Các chất X, Y, Z, E, F, G đều có cùng số C trong phân tử
B. Chỉ có X và E là hiđrocacbon
C. Các chất X, Y, Z, E, F, G đều có nhóm chức -CHO trong phân tử
D. Các chất X, Y, Z, E, F, G đều phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(Xem giải) Câu 35. Cho 0,05 mol một amino axit X có công thức H2NCnH2n-1(COOH)2 vào 100ml dung dịch HCl 1,0M thì thu được một dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với một dung dịch Z có chứa đồng thời NaOH 1M và KOH 1M, thì thu được một dung dịch T, cô cạn T thu được 16,3 gam muối, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của cacbon trong phân tử X là
A. 40,81 B. 32,65 C. 36,09 D. 24,49
(Xem giải) Câu 36. Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất T không có đồng phân hình học B. Chất Z làm mất màu dung dịch nước Br2
C. Chất Y có công thức phân tử là C4H4O2Na2 D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1 : 3
(Xem giải) Câu 37. Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N) và Y (CxHtO5N2) trong đó X không chứa chức este, Y là muối của α-amino axit no với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml NaOH 1,2M đun nóng nhẹ thấy thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc III (thể khí ở điều kiện thường). Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với a mol HCl trong dung dịch thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 9,84 và 0,06 B. 9,84 và 0,03 C. 9,87 và 0,03 D. 9,87 và 0,06
(Xem giải) Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn một este no đa chức X được tạo thành từ axit hai chức mạch hở và ancol ba chức mạch hở bằng oxi, sục toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 60 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 29,1 gam. Khối lượng mol của X là
A. 362 B. 346 C. 350 D. 348
(Xem giải) Câu 39. X, Y là hai hợp chất hữu cơ no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa 1 loại nhóm chức, X, Y khác chức hóa học và MX > MY. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cũng như Y đều thu được x mol CO2 và y mol H2O, với x = y + a. Lấy 0,25 mol hỗn hợp E chứa X và Y tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác, đun nóng 0,25 mol E với NaOH dư thì sản phẩm thu được chứa 15 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam một ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 14,25 gam Y cần dùng V lít O2. Giá trị của V là
A. 21,00 B. 25,20 C. 23,52 D. 26,88
(Xem giải) Câu 40. Chất X là muối của axit vô cơ có công thức phân tử C2H7O3N, Y và Z đều là muối trung hòa của axit cacboxylic hai chức có cùng công thức phân tử C5H14O4N2. Cho 34,2 gam hỗn hợp E gồm X, Y, và Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,5 mol KOH, thu được hai amin và dung dịch chứa 39,12 gam hỗn hợp ba muối. Mặt khác, cho 34,2 gam E tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối trung hòa. Giá trị của m là
A. 28,71 B. 22,57 C. 35,90 D. 33,68
Bình luận