[2020] Kiểm tra giữa kỳ 1 Hóa 12 – THPT Hoằng Hóa 4 – Thanh Hóa

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1B 2A 3C 4D 5B 6B 7D 8C 9C 10D
11C 12A 13C 14C 15A 16D 17D 18D 19A 20B
21D 22D 23C 24A 25A 26C 27B 28B 29B 30A
31A 32B 33D 34B 35D 36B 37D 38D 39A 40C

Câu 1: Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. KCl.         B. HCl.       C. NaOH.        D. K2SO4.

Câu 2: Công thức của axit oleic là

A. C17H33COOH.       B. CH3COOH.       C. HCOOH.        D. C17H35COOH.

(Xem giải) Câu 3: Cho a mot este A (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 6.       B. 3.       C. 4.        D. 2.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Lực bazơ của anilin lớn hơn metyl amin.       B. Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh.

C. Đimetylamin là amin bậc 1.        D. Metylamin ở điều kiện thường là chất khí.

Câu 5: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. C15H31COOCH3.        B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)2C2H4.         D. CH3COOCH2C6H5.

Câu 6: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. NaOH       B. H2NCH2COOH.       C. CH3NH2.        D. HCl.

Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Fructozơ.       B. Glucozơ.        C. Saccarozơ.        D. Tinh bột.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện thường, glyxin là chất lỏng.       B. Phân tử Gly-Ala có một nguyên tử nitơ.

C. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa.      D. Phân tử axit glutamic có hai nguyên tử oxi.

Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Số liên kết peptit trong phân tử X là

A. 2.         B. 1.         C. 4.          D. 3.

Câu 10: Công thức của tristearin là

A. (CH3COO)3C3H5.       B. (C2H5COO)3C3H5.

C. (HCOO)3C3H5.         D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 11: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri fomat?

A. CH3COOC2H5.       B. CH3COOCH3.       C. HCOOCH3.       D. C2H5COOC2H5.

Câu 12: Công thức của etyl axetat là

A. CH3COOCH2CH3.       B. HCOOCH2CH3.       C. CH3COOCH3.        D. CH3CH2COOCH3.

(Xem giải) Câu 13: Cho 7,5 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 11,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là

A. 9.       B. 11.       C. 5.       D. 7.

Câu 14: Polime nào sau đây phân tử chỉ chứa nguyên tố C, H?

A. Poli (vinyl axetat) (PVA).       B. Poli (metyl metacrylat) (PMM).

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp Chuyên Trần Phú - Hải Phòng (Lần 3)

C. Polietilen (PE).       D. Poli (vinylclorua) (PVC).

Câu 15: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri axetat?

A. CH3COOC2H5.        B. HCOOC2H5.        C. HCOOCH3.        D. C2H5COOCH3.

Câu 16: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. Glucozơ và fructozơ.        B. Saccarozơ và glucozơ.

C. Saccarozơ và xenlulozơ.        D. Fructozơ và saccarozơ.

Câu 17: Hợp chất NH2-CH2-COOH có tên gọi là

A. Valin.        B. Alanin.        C. Lysin.         D. Glyxin.

(Xem giải) Câu 18: Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và NH2CH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 9,2.         B. 16,6.         C. 19,4.         D. 17,9.

(Xem giải) Câu 19: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 55,600.         B. 53,775.        C. 61,000.        D. 32,250.

Câu 20: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Anilin.       B. Metylamin.       C. Glyxin.        D. Glucozơ.

Câu 21: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Fructozơ.       B. Xenlulozơ.       C. Glucozơ.       D. Saccarozơ.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.

B. Fructozơ có nhiều trong mật ong.

C. Metyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este.

D. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.

Câu 23: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là

A. CO2.         B. Cl2.         C. CH4.         D. N2.

(Xem giải) Câu 24: Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a mol/l với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam kêt tủa. Giá trị của a là

A. 1,0.         B. 0,1.         C.0,2         D. 0,5.

(Xem giải) Câu 25: Đun nóng 25 gam dung dịch glucozơ nồng độ a% với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của a là

A. 14,40.         B. 28,80.         C. 12,96         D. 25,92.

Câu 26: Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử THPT Quốc gia trường Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc (Lần 1)

A. Glucozơ và xenlulozơ.         B. Saccarozơ và tinh bột.

C. Glucozơ và saccarozơ.         D. Fructozơ và glucozơ.

(Xem giải) Câu 27: Cho 54 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75% thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là?

A. 10,35.       B. 20,70.       C. 36,80.        D. 27,60.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đimetylamin có công thức CH3CH2NH2.        B. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.

C. Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa.         D. Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.

(Xem giải) Câu 29: Cho các chất sau: Fructozơ, Glucozơ, Etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiểm, tạo dung dịch màu xanh lam là

A.1.       B. 2.       C. 4.        D. 3.

Câu 30: Số đồng phân cấu tạo este ứng với công thức C4H8O2 là

A. 4.       B. 3.        C. 2.         D. 1.

(Xem giải) Câu 31: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là

A. 89 gam.       B. 101 gam.       C. 85 gam.        D. 93 gam.

(Xem giải) Câu 32: Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34,0 gam muối. Công thức phân tử của hai amin là

A. C3H9N và C4H11N.       B. C2H7N và C3H9N.

C. CH5N và C2H7N.       D. C3H7N và C4H9N.

(Xem giải) Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glyxerol với axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(f) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là

A. 2.         B. 5.         C. 3.         D. 4.

(Xem giải) Câu 34: Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là

A. CH3COOH và C3H5OH.        B. C2H3COOH và CH3OH.

C. HCOOH và C3H5OH.        D. HCOOH và C3H7OH.

(Xem giải) Câu 35: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala–Gly, Gly–Ala, Gly–Gly–Ala nhưng không có Val–Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là

A. Ala và Gly.        B. Ala và Val.        C. Gly và Gly.        D. Gly và Val.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN sở GDĐT Bắc Ninh (Lần 2)

Câu 36: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Quỳ tím Chuyển màu hồng
Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím
Z Dung dịch AgNO3/NH3 Kết tủa Ag
T Nước brôm Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.        B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.

C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.         D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.

(Xem giải) Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO2 và 1,53 mol H2O. Cho 25,74 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 24,18.         B. 27,72.         C. 27,42.         D. 26,58.

(Xem giải) Câu 38: Cho các phát biểu sau:
(1) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(2) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng trắng bạc.
(3) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(4) Anilin và các amin thơm dùng để sản xuất phẩm nhuộm.
(5) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
(6) Glucozơ dùng sản xuất thuốc tăng lực và ancol etylic.
Số phát biểu đúng là

A. 5.          B. 3.          C. 4.         D. 6.

(Xem giải) Câu 39: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m-3O6N5) là pentapeptit được tạo bởi một aminoaxit. Cho 0,26 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng thu được etylamin và dung dịch T chỉ chứa 62,9 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 63,42%.          B. 51,78%.          C. 46,63%.          D. 47,24%.

(Xem giải) Câu 40: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai loại nhóm chức. Thủy phân X trong môi trường axit vô cơ loãng, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T (Y và Z thuộc loại hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon và đều tác dụng với Na giải phóng H2). Nếu đốt cháy hoàn toàn Y thì thu được nCO2 = nH2O. Nếu đốt cháy hoàn toàn Z thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. Cho 0,52 gam T phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3, thu được 1,08 gam Ag và chất hữu cơ E (ME – MT = 50). Chọn nhận xét sai?

 A. Tổng số nguyên tử C trong X, Y, Z và T bằng 14

 B. Tỉ lệ nguyên tử H trong Y và T là 1:1

 C. Ở nhiệt đô thường chất Y không tác dụng với Cu(OH)2

 D. Chất T có mạch cacbon không phân nhánh

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!