[2020] Kiểm tra giữa kỳ 1 Hóa 12 – THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1D | 2B | 3D | 4C | 5A | 6B | 7D | 8D | 9C | 10A |
11D | 12A | 13D | 14A | 15C | 16A | 17B | 18A | 19D | 20A |
21C | 22A | 23B | 24D | 25C | 26B | 27C | 28B | 29B | 30C |
31B | 32B | 33A | 34C | 35A | 36D | 37B | 38C | 39D | 40C |
Câu 1. Dầu mỡ (thực phẩm) để lâu bị ôi thiu là do
A. chất béo bị vữa ra.
B. chất béo bị thủy phân với nước trong không khí.
C. chất béo phản ứng với khí CO2 trong không khí.
D. chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí.
Câu 2. Số trieste tối đa thu được khi đun nóng hỗn hợp gồm glixerol, axit stearic và axit panmitic (có H2SO4 đặc xúc tác) là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 3. Công thức của xenlulozơ là
A. [C6H5O2(OH)3]n. B. [C6H8O2(OH)3]n. C. [C6H7O3(OH)3]n. D. [C6H7O2(OH)3]n.
Câu 4. X là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều trong quả ngọt như dứa, xoài,. Đặc biệt trong mật ong có tới 40% X làm cho mật ong có vị ngọt sắc. X là
A. tinh bột. B. glucozơ. C. fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 5. Không thể phân biệt dung dịch HCOOCH3 và dung dịch CH3COOH bằng dung dịch nào trong các dung dịch sau?
A. KCl. B. CaCO3. C. AgNO3/NH3. D. nước Br2.
Câu 6. Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là
A. đều tham gia pứ tráng gương.
B. đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh.
C. đều dược sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”.
D. đều có nhiều trong củ cải đường.
Câu 7. Este etyl butirat (có mùi dứa) có công thức cấu tạo là
A. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2. B. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3.
C. CH3COOCH2CH(CH3)2. D. CH3CH2CH2COOC2H5.
Câu 8. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 9. Số đồng phân este của axit axetic ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 10. Để phân biệt glucozo và fructozơ ta có thể dùng
A. nước brom. B. Cu(OH)2/OH-. C. kim loại Na. D. AgNO3/NH3, to.
Câu 11. Etylamin là tên gọi của chất nào dưới đây?
A. CH3OH. B. CH3NH2. C. CH3Cl. D. CH3CH2NH2.
Câu 12. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ. D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
Câu 13. Số đồng phân amin bậc 2 ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 14. Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?
A. C6H5NH2 (anilin). B. (CH3)2NH. C. NH3. D. CH3NH2.
Câu 15. Chất nào trong các chất sau có khả năng làm mất màu nước brom?
A. Propyl axetat. B. Metyl axetat. C. Vinyl axetat. D. Etyl axetat.
Câu 16. Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào
A. anilin. B. axit axetic. C. ancol etylic. D. benzen.
Câu 17. Một este có công thức phân tử C3H6O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên este đó là
A. etyl axetat. B. etyl fomat. C. metyl axetat. D. metyl fomiat.
Câu 18. Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), dung dịch đường đó là
A. glucozơ. B. tinh bột. C. saccarozơ. D. fructozơ.
Câu 19. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2nO2 (n ≥ 1). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
C. CnH2n-2O2 (n ≥ 2). D. CnH2nO2 (n ≥ 2).
Câu 20. Chất nào trong các chất sau thuộc loại đisaccarit?
A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ.
(Xem giải) Câu 21. Cho các chất: C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), CH3NH2, NH3. Chất nào làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. C6H5NH2, CH3NH2. B. C6H5OH, NH3. C. CH3NH2, NH3. D. C6H5OH, CH3NH2.
(Xem giải) Câu 22. Xà phòng hóa hoàn toàn 21,12 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,68. B. 11,52. C. 23,04. D. 9,84.
(Xem giải) Câu 23. Từ 10,692 tấn xenlulozo nguời ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozo là 90%). Giá trị của m là
A. 19,6020. B. 17,6418. C. 21,7800. D. 16,8168.
(Xem giải) Câu 24. Thủy phân hoàn toàn 6,23 kg tristearin trong dung dịch NaOH dư thu được bao nhiêu kg glixerol?
A. 2,576 kg. B. 1,288 kg. C. 3,864 kg. D. 0,644 kg.
(Xem giải) Câu 25. Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. CH5N. C. C4H11N. D. C3H9N.
(Xem giải) Câu 26. Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (5). D. (3), (4), (5).
(Xem giải) Câu 27. Khi đốt cháy m gam một este X thu được 14,336 lít CO2 (đktc) và 11,52 gam nước. Mặt khác khi xà phòng hoá m gam este X đó thì cần 100 ml dung dịch NaOH 1,6M. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2. B. C4H6O4. C. C4H8O2. D. C4H6O2.
(Xem giải) Câu 28. Cho 4,32 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư, đun nóng)). Khối lượng Ag thu được là
A. 3,456 gam. B. 5,184 gam. C. 1,728 gam. D. 2,592 gam.
(Xem giải) Câu 29. Khi lên men 3 tấn ngô chứa 65% tinh bột với hiệu suất quá trình là 80% thì khối lượng ancol etylic thu được là
A. 870,0 kg. B. 885,9 kg. C. 900,0 kg. D. 1050,0 kg.
(Xem giải) Câu 30. Đốt cháy một este no, đơn chức, mạch hở thu được V lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 2,24. C. 4,48. D. 8,96.
(Xem giải) Câu 31. Để sản xuất ancol etylic người ta dùng nguyên liệu mùn cưa và vụn gỗ chứa 50% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế 2 tấn ancol etylic, với hiệu suất quá trình là 70% thì khối lượng nguyên liệu cần dùng là
A. 10000 kg. B. 10062 kg. C. 12400 kg. D. 10200 kg.
(Xem giải) Câu 32. Lysin (C6H14N2O2) tham gia cấu tạo nhiều protein trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi, tạo cơ bắp, tổng hợp các hoóc môn, enzim và kháng thể. Đối với học sinh THPT nhu cầu bổ sung lysin mỗi ngày là 12 mg/kg cân nặng. Một học sinh nặng 40 kg cần bổ sung bao nhiêu mg lysin mỗi ngày?
A. 12 mg. B. 480 mg. C. 52 mg. D. 40 mg.
(Xem giải) Câu 33. Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam este C4H8O2 rồi dẫn từ từ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa tạo thu được là
A. 60 gam. B. 30 gam. C. 90 gam. D. 15 gam.
(Xem giải) Câu 34. Điều chế este CH3COOC2H5 trong phòng thí nghiệm được mô tả theo hình vẽ sau:
Cho các phát biểu sau:
(a) Etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp (77°C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
(b) H2SO4 đặc có vai trò vừa là chất xúc tác vừa có tác dụng hút nước làm tăng hiệu suất phản ứng.
(c) Etyl axetat qua ống dẫn dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ.
(d) Vai trò của đá bọt giúp hỗn hợp phản ứng sôi đều, không sôi cục bộ.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
(Xem giải) Câu 35. Xà phòng hoá hoàn toàn 2,388 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,46 gam muối của một axit cacboxylic và 1,128 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. D. HCOOCH3 và HCOOC2H5.
(Xem giải) Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(a) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(b) Các đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.
(c) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(d) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
(e) Đốt cháy hoàn toàn metylamin thu được CO2, H2O và N2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
(Xem giải) Câu 37. Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH tỉ lệ mol 1 : 1. Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH có xúc tác H2SO4 đặc thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là
A. 16,20. B. 6,48. C. 8,10. D. 10,12.
(Xem giải) Câu 38. Cho 14,58 gam hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit Z (trong đó Y được tạo từ glixerol và axit Z) tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH, thu được 0,92 gam glixerol. Phân tử khối của Z là
A. 256 đvC. B. 280 đvC. C. 284 đvC. D. 282 đvC.
(Xem giải) Câu 39. Cho 0,06 mol hỗn hợp E gồm 2 este đơn chức (có khối lượng 7,4 gam) tác dụng vừa đủ với 44 gam dung dịch NaOH 10%. Sau phản ứng hoàn toàn thu thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thì thu được 10,58 gam chất rắn. Tên của ancol tạo nên este trong E là
A. ancol anlylic. B. etanol. C. propan-1-ol. D. metanol.
(Xem giải) Câu 40. Hỗn hợp E gồm hai amin đơn chức X và Y (MX < MY) có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3. Đun nóng 9,56 gam E với dung dịch HNO3 dư, thu được 22,16 gam muối. Khối lượng của Y trong 0,1 mol E là
A. 1,80 gam. B. 2,36 gam. C. 3,54 gam. D. 2,70 gam.
Bình luận