[2020] Thi hết kỳ 1 Hóa 12 – Sở GDĐT Đồng Nai

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1C 2C 3D 4A 5A 6D 7C 8B 9A 10A
11B 12C 13D 14C 15D 16D 17B 18B 19C 20C
21B 22A 23B 24A 25C 26A 27B 28D 29B 30D
31C 32A 33A 34D 35C 36B 37D 38B 39A 40B

Câu 1: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo dung dịch màu xanh tím với dung dịch iot. X là

A. glucozơ.       B. xenlulozơ.       C. tinh bột.       D. saccarozơ.

Câu 2: Trùng hợp vinyl clorua thu được polime có tên gọi là

A. polipropilen.       B. polietilen.       C. poli(vinyl clorua).       D. polistiren.

(Xem giải) Câu 3: Cho các chất sau: metylamin, axit glutamic, axit axetic, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 1.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

Câu 4: Chất không bị thủy phân trong môi trường axit là

A. fructozơ.       B. xenlulozơ.       C. tinh bột.       D. saccarozơ.

Câu 5: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?

A. Bột lưu huỳnh.       B. Bột sắt.       C. Bột than.       D. Nước.

(Xem giải) Câu 6: Trong các chất sau: CH3COOH, CH3CH2OH, CH3COOCH3, HCOOH, chất có độ tan trong nước nhỏ nhất là

A. HCOOH.       B. CH3CH2OH.       C. CH3COOH.       D. CH3COOCH3.

Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. Anilin.       B. Alanin.       C. Metylamin.       D. Glyxin.

Câu 8: Chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng màu biure?

A. Gly-Ala-Ala.       B. Ala-Gly.       C. Ala-Gly-Gly.       D. Ala-Ala-Gly-Gly.

Câu 9: Chất nào sau đây tạo kết tủa trắng với nước brom?

A. Anilin.       B. Alanin.       C. Metylamin.       D. Glyxin.

Câu 10: Cho các polime sau: (1) polistiren; (2) nilon-7; (3) nilon-6,6; (4) poli (vinyl axetat). Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:

A. (2), (3).       B. (2), (4).       C. (1), (4).       D.(1), (2).

Câu 11: Xà phòng hóa hoàn toàn CH3COOCH2CH3 trong dung dịch NaOH đun nóng thu được CH3COONa và

A. CH3OH.       B. CH3CH2OH.       C. (CH3)2CHOH.       D. CH3CH2CH2OH.

Câu 12: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Fructozơ.       B. Glucozơ.       C. Saccarozơ.       D. Tinh bột.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Đề tập huấn thi THPT Quốc gia của sở GDĐT Bắc Ninh

Câu 13: Phân tử vinyl axetat có số nguyên tử H là

A. 4.       B. 2.       C. 8.       D. 6.

Câu 14: Chất béo X là trieste của glixerol với axit cacboxylic Y. Y có thể là axit nào dưới đây?

A. C6H5COOH.       B. CH3COOH.       C. С17Н35СООН.       D. C2H5COOH

Câu 15: Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nhọ. Công thức của glucozơ là

A. C12H22O11.       B. (C6H10O5)n.       C. C2H4O2.       D. C6H12O6.

Câu 16: Chất nào sau đây là aminoaxit?

A. Etyl axetat.       B. Etylamin.       C. Anilin.       D. Alanin.

Câu 17: Cho các polime sau: tinh bột, poli(vinyl clorua), tơ tằm, polietilen. Số polime thiên nhiên là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

Câu 18: Trong các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Kim loại có tính khử yếu nhất là

A. AI.       B. Ag.       C. Cu.       D. Fe.

Câu 19: Chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là

A. CH3-CH(OH)-COOH.       B. H2N-CH2-COOH.

C. CH2=CH-COO-CH3.       D. CH3CH2-COO-CH3.

Câu 20: Để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ có thể dùng chất nào sau đây làm thuốc thử?

A. HCl.       B. AgNO3/NH3.       C. Nước Br2.       D. NaOH.

Câu 21: Polime X có phân tử khối trung bình là 33600 và hệ số polime hóa trung bình là 1200. X là

A. poli(vinyl clorua).       B. polietilen.       C. polipropilen.       D. nilon-6.

Câu 22: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái lỏng?

A. Triolein.       B. Natri stearat.       C. Tripanmitin.       D. Tristearin.

Câu 23: Số đồng phân este có cùng công thức phân tử C3H6O2 là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 1.

Câu 24: Ở nhiệt độ thường, kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là

A. Ag.       B. Cu.       C. Al.       D. Au.

Câu 25: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm mạnh?

A. Fe.       B. Al.       C. Na.       D. Cu.

Câu 26: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông gòn…. Công thức của xenlulozơ là

A. (C6H10O5)n.       B. C12H22O11.       C. C6H12O6.       D. C2H4O2.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Đề luyện thi ĐH Y Hà Nội (Đề 8)

Câu 27: Kim loại có độ cứng cao nhất là

A. Al.       B. Cr.       C. Fe.        D. Ag.

(Xem giải) Câu 28: X là este no, đơn chức, mạch hở. Biết 9,00 gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,75M đun nóng. X là

A. CH3COOC2H5.        B. CH3COOCH3.       C. HCOOC2H5.       D. HCOOCH3.

Câu 29: X là chất rắn, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Thủy phân chất Y thu được X và glucozơ. X và Y lần lượt là

A. glucozơ và fructozơ.       B. fructozơ và saccarozơ.

C. saccarozơ và glucozơ.        D. saccarozơ và xenlulozơ.

Câu 30: Nilon-6 có tính dai, mềm, óng mượt, ít thấm nước, mau khô, kém bền với nhiệt, axit, kiềm. Trong thực tế, nilon-6 thường dùng để dệt vải, vải lót săm lốp xe, bít tất, dây cáp, dây dù, đan lưới… Nilon-6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng chất nào sau đây?

A. HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-[CH2]6-NH2.       B. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.

C. HOOC-[CH2]4-COOH và HO-[CH2]2-OH.       D. H2N-[CH2]5-COOH.

(Xem giải) Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam amin no, đơn chức, mạch hở X thu được CO2, H2 và 1,12 lít N2 (đktc). X là

A. C3H9N.       B. C3H7N.       C. C2H7N.       D. CH5N.

(Xem giải) Câu 32: Cho 5,6 gam sắt tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch CuCl2 thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 6,4.       B. 3,2.       C. 12,8.        D. 9,6.

(Xem giải) Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m (gam) hỗn hợp glucozơ và saccarozơ, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Giá trị của m là

A. 8,64.       B. 13,76.       C. 8,36.        D. 9,28.

(Xem giải) Câu 34: Đun nóng 250 ml dung dịch glucozơ x (mol/l) với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 27,0 gam Ag. Giá trị của x là

A. 1,0.       B. 0,1.       C. 0,2.       D. 0,5.

(Xem giải) Câu 35: Thực hiện lần lượt các bước thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho chất X vào ống nghiệm chứa nước, khuấy đều, thấy dung dịch bị vẩn đục.
Bước 2: Cho lượng dư dung dịch chất Y vào ống nghiệm sau bước thì thấy dung dịch trong suốt.
Bước 3: Cho lượng dư dung dịch chất Z vào ống nghiệm sau bước 2, khuấy đều thì thấy dung dịch lại bị vẩn đục.
X, Y, Z lần lượt là:

A. C6H5NH2 (anilin), NaOH, HCl.       B. CH3NH2, HCl, NaOH.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp trường Nguyễn Chí Thanh - Quảng Bình (Lần 3)

C. C6H5NH2 (anilin), HCl, NaOH.       D. C2H5NH, NaOH, HCl.

(Xem giải) Câu 36: X, Y là 2 axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y với một ancol Z (hai chức). Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng lượng khí O2 vừa đủ, thu được 2,576 lít CO2 (đktc) và 2,07 gam H2O. Mặt khác, 3,21 gam M phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch gồm KOH 0,1M và NaOH 0,1M, đun nóng. Cho các phát biểu sau
(a) Đun X với dung dịch AgNO3/NH3 dư không sinh ra Ag.
(b) Trong M, tổng số mol của T và Z chiếm 50%.
(c) Phần trăm khối lượng của Y trong M gần bằng 9,34%.
(d) Tổng số nguyên tử cacbon trong T bằng 6.
Số phát biểu không đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 1.

Câu 37: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Quỳ tím Quỳ tím chuyển hồng
Y Dung dịch AgNO3/NH3 Kết tủa Ag
Z Nước brôm Kết tủa trắng

X, Y, Z lần lượt là:

A. axit axetic, fructozơ, metylamin.       B. metyl amin, fructozo, phenylamin.

C. axit aminoaxetic, glucozơ, anilin.       D. axit glutamic, glucozơ, phenylamin.

(Xem giải) Câu 38: Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các aminoaxit có dạng H2NCnH2nCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần vừa đủ 4,2 lít O2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch giảm m (gam) so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 32,0.       B. 22,0.       C. 25,0.       D. 29,0

(Xem giải) Câu 39: Để xác định độ mạnh yếu của bazơ (lực bazơ) có thể dựa vào đại lượng pKb. Giá trị pKb càng lớn thì tính bazơ càng yếu. Cho các chất sau: amoniac (NH3), metylamin (CH3NH2), anilin (C6H5NH2), p-toluidin (p-CH3-C6H4-NH2) được đánh dấu bằng các chữ cái bất kỳ trong các chữ cái X, Y, Z, T. Giá trị pKb được thể hiện trong bảng sau:

Chất X Y Z T
pKb 3,37 4,75 9,40 8,88

Chọn phát biểu đúng

A. X là metylamin.       B. Y là anilin.       C. Z là p-toluidin.       D. T là amoniac.

Câu 40: Tên gọi của este có công thức CH3COOCH3 là

A. etyl axetat.       B. metyl axetat.       C. vinyl axetat.         D. metyl propionat.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!