[2020] Thi thử THPT trường Đội Cấn – Vĩnh Phúc (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

41D 42B 43D 44B 45D 46A 47B 48A 49D 50C
51A 52B 53C 54B 55B 56A 57C 58D 59A 60A
61A 62A 63C 64C 65D 66A 67C 68B 69C 70D
71B 72B 73C 74A 75C 76D 77C 78B 79D 80D

(Xem giải) Câu 41: Thủy phân hoàn toàn 18 gam HCOOCH3 trong dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được ancol X. Cho X tác dụng hết với Na dư thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 6,72.       B. 4,48.       C. 2,24.       D. 3,36.

(Xem giải) Câu 42: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là

A. 90,0.       B. 75,6.       C. 64,8.       D. 72,0.

(Xem giải) Câu 43: Cho 7,4 gam một este X đơn chức tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 8,2 gam muối khan. Công thức cấu tạo của este là

A. CH3COOC2H5.       B. C2H5COOCH3.       C. HCOOC2H5.       D. CH3COOCH3.

(Xem giải) Câu 44: Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lương muối thu được là

A. 7,60 gam.       B. 8,15 gam.       C. 7,65 gam.       D. 8,10 gam.

Câu 45: Kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Cu.       B. Au.       C. Ag.       D. Mg.

(Xem giải) Câu 46: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol một este E đơn chức, mạch hở bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng và 12,88 gam chất rắn khan Y. Nung chất rắn Y trong bình kín với lượng oxi vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, hơi nước và 8,97 gam một muối duy nhất. Cho các phát biểu liên quan đến bài toán
(1) Thể tích CO2 (ở đktc) thu được 5,264 lít.
(2) Tổng số nguyên tử C, H, O có trong một phân tử E là 21.
(3) Este E tạo bởi ancol có phân tử khối là 74.
(4) Este E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 1.

(Xem giải) Câu 47: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl axetat. Thủy phân hoàn toàn 47,3 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối và 15,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 47,3 gam X bằng oxi, thu được 92,4 gam CO2 và 26,1 gam H2O. Giá trị của m là

A. 54,3.       B. 57,9.       C. 58,2.       D. 52,5.

Câu 48: Chất nào sau đây là amin bậc một?

A. CH3CH2NH2.       B. CH3NHCH2CH3.       C. (CH3)3N.       D. (CH3)2NH.

(Xem giải) Câu 49: Cho 62,5 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,7 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 1)

A. 0,10M.       B. 0,02M.       C. 0,01M.       D. 0,20M.

Câu 50: Este X có công thức phân tử CH3COOC6H5. Phát biểu nào sau đây về X là đúng?

A. Tên gọi của X là benzyl axetat.

B. X có phản ứng tráng gương.

C. Khi cho X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thì thu được 2 muối.

D. X được điều chế bằng phản ứng của axit axetic với phenol.

(Xem giải) Câu 51: Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol aminoaxit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH. Nếu đốt cháy một phần hỗn hợp X (nặng a gam) cần vừa đủ 38,976 lít O2 (đktc) thu được 5,376 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 60.       B. 50.       C. 40.       D. 70.

Câu 52: Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Đipeptit hòa tan Cu(OH)2 (phản ứng màu biure) tạo dung dịch xanh lam.

B. Trong phân tử protein luôn có nguyên tố nitơ.

C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

D. Este là những chất hữu cơ dễ tan trong nước.

(Xem giải) Câu 53: X là hợp chất hữu cơ vừa tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, vừa tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không làm quỳ tím đổi màu. Vậy X là

A. axit fomic.       B. etyl axetat.       C. metyl fomat.       D. axit axetic.

(Xem giải) Câu 54: Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây?

A. glyxin, valin, axit glutamic.       B. glyxin, lysin, axit glutamic.

C. glyxin, alanin, lysin.       D. alanin, axit glutamic, valin.

Câu 55: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vàng.       B. Bạc.       C. Nhôm.       D. Đồng.

Câu 56: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu Thí nghiệm Hiện tượng
X Tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch kiềm Có màu xanh lam
X Đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng. Thêm tiếp
dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng
Tạo kết tủa Ag
Y Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội.
Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4.
Tạo dung dịch màu xanh lam.
Z Tác dụng với quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh.
T Tác dụng với nước Brom Có kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. saccarozơ, triolein, lysin, anilin.       B. xenlulozơ, vinyl axetat, natri axetat, glucozơ

C. hồ tinh bột, triolein, metylamin, phenol.       D. saccarozơ, etyl axetat, glyxin, anilin.

(Xem giải) Câu 57: Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 38,8.       B. 50,8.       C. 42,8.       D. 34,4.

Câu 58: Hợp chất hữu cơ X có công thức: H2N – CH2 – COOH. X có tên gọi là

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử THPT trường Đồng Đậu - Vĩnh Phúc (Lần 2)

A. lysin.       B. alanin.       C. valin.       D. glyxin.

(Xem giải) Câu 59: Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 44,95.       B. 53,95.       C. 22,35.       D. 22,60.

(Xem giải) Câu 60: Hòa tan 8,4 gam Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 13,95 gam       B. 16,75 gam.       C. 19,55 gam.       D. 18,75 gam.

(Xem giải) Câu 61: Cho 17,6 gam etyl axetat tác dụng hoàn toàn với 300ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 20,4 gam.       B. 16,4 gam.       C. 17,4 gam.       D. 18,4 gam.

(Xem giải) Câu 62: Cho sơ đồ phản ứng:

Tên gọi của E là

A. etyl benzoat.       B. phenyl axetat.       C. Phenyl etyl ete.       D. axit benzoic.

(Xem giải) Câu 63: Một học sinh đã điều chế và thu khí NH3 theo sơ đồ sau đây:

Kết quả thí nghiệm không thành công. Lí do chính là

A. NH3 không được điều chế từ NH4Cl và Ca(OH)2.

B. Ống nghiệm phải để hướng xuống chứ không phải hướng lên.

C. NH3 không được thu bằng phương pháp đẩy nước mà là đẩy không khí.

D. Thí nghiệm trên xảy ra ở điều kiện thường nên không cần nhiệt độ.

Câu 64: Axit nào sau đây là axit béo?

A. Axit ađipic.       B. Axit axetic.       C. Axit stearic.       D. Axit glutamic.

Câu 65: Chất nào sau đây là muối axit?

A. NaCl.       B. KNO3.       C. Na2SO4.       D. NaHSO4.

(Xem giải) Câu 66: Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là

A. CO.       B. He.       C. N2.       D. H2.

(Xem giải) Câu 67: Cho m gam hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là

A. 11,28 gam.       B. 9,85 gam.       C. 7,88 gam.       D. 3,94 gam.

Câu 68: Este có công thức phân tử C2H4O2 có tên gọi là

A. metyl axetat.       B. metyl fomat.       C. etyl fomat.       D. metyl propionat.

(Xem giải) Câu 69: Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là

A. 0,64 gam.       B. 1,28 gam.       C. 1,92 gam.       D. 2,56 gam.

(Xem giải) Câu 70: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau, hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HCl dư thu được 2,128 lít H2 (ở đktc). Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lít NO (ở đktc). Tìm M?

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Trần Nguyên Hãn - Vĩnh Phúc (Lần 1)

A. Cu.       B. Mg.       C. Zn.       D. Al.

Câu 71: Gluxit nào sau đây còn được goị là đường mía?

A. Glucozơ.       B. Saccarozơ.       C. Tinh bột.       D. Fructozơ.

(Xem giải) Câu 72: Cho một lượng dư Mg vào 500 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và NaNO3 0,4M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được Mg dư, dung dịch Y chứa m gam muối và thấy chỉ bay ra 2,24 lít khí NO (đkc). Giá trị của m là

A. 61,32.       B. 65,52.       C. 64,84.       D. 71,28.

Câu 73: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất,… Hãng Du Pont đã thu được hàng tỉ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là

A. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.       B. (-NH-[CH2]6-CO-)n.

C. (-NH-[CH2]5-CO-)n.       D. (-CH2-CH=CH-CH2)n.

(Xem giải) Câu 74: Trieste E mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn x mol E thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết y = z + 5x và x mol E phản ứng vừa đủ với 72 gam Br2 trong nước, thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Cho x mol E phản ứng với dung dịch KOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 49,50.       B. 9,90.       C. 8,25.       D. 24,75.

Câu 75: Cho các phản ứng hóa học sau: (1) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu. (2) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + Fe2+. Nhận xét nào sau đây sai?

A. Tính oxi hóa của Fe3+ mạnh hơn Cu2+.       B. Tính khử của Fe mạnh hơn Cu.

C. Tính khử của Cu yếu hơn Fe2+.       D. Tính oxi hóa của Fe2+ yếu hơn Cu2+.

Câu 76: Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

B. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

C. phản ứng với nước brom.

D. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

(Xem giải) Câu 77: Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí metan. Công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. CH3COOCH2NH2.     B. C2H5COONH4.     C. CH3COONH3CH3.     D. HCOONH3CH2CH3.

Câu 78: Polime nào sau đây không phải là polime tổng hợp?

A. Teflon.       B. tơ visco.

C. thủy tinh hữu cơ plexiglas.       D. tơ nilon-6.

(Xem giải) Câu 79: Polime X dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên để dệt vải, may quần áo ấm. Polime X là

A. Polietilen.       B. Polibutađien.       C. Poli(vinylclorua).       D. Poliacrilonitrin.

(Xem giải) Câu 80: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ hỗn hợp gồm alanin và glyxin là

A. 2.       B. 1.       C. 3.         D. 4.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!