[2017 – 2018] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Đồng Tháp

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1C 2C 3A 4D 5B 6A 7B 8C 9C 10B
11A 12D 13A 14A 15B 16C 17C 18B 19D 20D
21D 22C 23D 24C 25A 26B 27C 28D 29A 30D
31B 32C 33A 34B 35D 36B 37A 38A 39D 40A
41B 42C 43D 44C 45D 46A 47D 48A 49A 50A

(Xem giải) Câu 1: Cho các phát biểu sau:
(a) Khí NO2, SO2 gây ra hiện tượng mưa axít.
(b) Khí CH4, CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(c) Ozon trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.
(d) Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin.
(e) Có thể bảo quản thực phẩm an toàn bằng fomon.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 1.

(Xem giải) Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp thứ 2. Số proton trong hạt nhân nguyên tử X là

A. 8.       B. 6.       C. 7.       D. 5.

(Xem giải) Câu 3: Biết rằng a mol chất béo X có thể cộng hợp tối đa với 4a mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít khí CO2 (đo ở đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là

A. V = 22,4(b + 6a).       B. V = 22,4(4a – b).       C. V = 22,4(b + 3a).       D. V = 22,4(b + 7a).

(Xem giải) Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm: Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đo ở đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 11,65.       B. 13,50.       C. 17,00.       D. 15,20.

(Xem giải) Câu 5: Cho các sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết phân tử E chỉ chứa một loại nhóm chức. Phân tử khối của E là

A. 118.       B. 146.       C. 132.       D. 104.

(Xem giải) Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, Mg, MgO và CuO vào 200 gam dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat trung hòa của kim loại, hỗn hợp khí Y gồm 0,01 mol N2O và 0,02 mol NO. Cho X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 89,15 gam kết tủa. Lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 84,386 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,85           B. 1,06           C. 1,45           D. 1,86

(Xem giải) Câu 7: Cho các hidrocacbon: metan, etilen, buta-1,3-dien, xiclopropan, cumen, isopren, vinyl axetilen, stiren. Số hidrocacbon làm mất màu cả dung dịch brom và dung dịch thuốc tím là

A. 4.       B. 5.       C. 7.       D. 6.

Câu 8: Hỗn hợp muối nào sau đây là phân amophot?

A. (NH4)2HPO4 và KNO3.       B. (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.

C. (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.       D. (NH4)3PO4 và NH4H2PO4.

(Xem giải) Câu 9: Cho các phản ứng tạo các chất khí sau:
(a) NaHCO3 + KHSO4 → khí X +…
(b) FeCO3 + HNO3 (đặc) → khí X + khí Y + …
(c) FeS + H2SO4 (loãng) → khí Z +…
(d) Cu(NO3)2 → khí Y + khí T +…
Số chất khí không tác dụng với dung dịch NaOH là

A. 4.       B. 3.       C. 1.       D. 2.

(Xem giải) Câu 10: Cho 7,20 gam glucozơ lên men rượu. Toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch NaOH dư thu được 6,36 gam muối. Hiệu suất phản ứng lên men là

A. 80,0%.       B. 75,0%.       C. 50,0%.       D. 62,5%.

(Xem giải) Câu 11: Cho m gam kim loại Mg và Al và 500 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được (m + 57,8) gam 2 kim loại. Cho lượng kim loại vừa thu được tác dụng HNO3 dư thì thu được 6,72 lit NO. Tìm giá trị của m

A. 9           B. 11           C. 8            D. 15

(Xem giải) Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, axeton và phenol được điều chế từ cumen.
(b) Các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng màu biure.
(c) Dung dịch axit axetic tác dụng với CaCO3.
(d) Dung dịch phenol trong nước làm quì tím hóa đỏ.
(e) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.
Số phát biểu luôn đúng là

A. 5.       B. 4.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 13: Cho phản ứng 2A (khí) + 3B (khí) ⇌ 2C (khí). Khi tăng nồng độ của chất A lên 3 lần và giữ nguyên nồng độ của chất B thì tốc độ của phản ứng thuận thay đổi như thế nào?

Bạn đã xem chưa:  [2022 - 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Phú Thọ

A. Tăng lên 9 lần.       B. Giảm xuống 9 lần.       C. Tăng lên 6 lần.       D. Giảm xuống 6 lần.

(Xem giải) Câu 14: Cho 51,44 gam hỗn hợp X gồm Ca, MgO, Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch HCl 2,45M thì thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với

A. 300.       B. 281.       C. 165.         D. 68.

Câu 15: Cho các dung dịch glucozơ, saccarozơ, mantozơ và fructozơ. Số dung dịch làm mất màu dung dịch nước brom là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 16: Chất X có cấu tạo: H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-CH2-CONH-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-CONH-(CH2)4-CH(NH2)-COOH. Thuỷ phân X trong môi trường axit sẽ thu được bao nhiêu loại α-amino axit?

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 1.

(Xem giải) Câu 17: Chất X màu lục thẫm, không tan trong dung dịch axit, dung dịch kiềm loãng. Nấu chảy X với KOH (có mặt KClO3) được chất Y màu vàng, dễ tan trong nước. Trong môi trường axit, Y tạo thành chất Z có màu da cam. X, Y, Z lần lượt là:

A. CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7.       B. CrO3, K2Cr2O7, K2CrO4.

C. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7.       D. Cr2O3, K2Cr2O7, K2CrO4.

(Xem giải) Câu 18: Cho các nhận xét sau:
(a) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai.
(b) Anilin ít tan trong nước, để lâu trong không khí dần chuyển sang màu hồng.
(c) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
(d) Tất cả các amino axit đều tan trong nước và làm đổi màu quỳ tím.
(e) Các peptit đều cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2/NaOH.
Những nhận xét đúng là:

A. 4.       B. 1.       C. 2.       D. 3.

Câu 19: Phản ứng có phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O là

A. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.       B. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.

C. KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O.       D. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.

(Xem giải) Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(a) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước ở 70°C.
(b) Tính axit của phenol mạnh hơn ancol là do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm -OH.
(c) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (-C6H5 là gốc phenyl).
(d) Hiđro hóa triolein ở trạng thái lỏng thu được tripanmitin ở trạng thái rắn.
(e) Dung dịch etylamin làm hồng phenolphtalein.
(g) Toluen không làm mất màu dung dịch KMnO4, ngay cả khi đun nóng.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 21: Cho các phản ứng sau:
(a) Cho BaCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
(b) Cho dung dịch Na2S tác dụng với dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch CaCl2.
(d) Cho dung dịch KHCO3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2.
(f) Cho dung dịch Na2S tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2.
(g) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(h) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Số phản ứng tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là

A. 2.       B. 5.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 22: Đun nóng 3,8 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4, C3H6, C3H4 và H2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dụng dịch KOH dư thấy khối lượng bình 1 tăng 7,2 gam. Khối lượng tăng lên ở bình 2 là

A. 6,0.       B. 9,6.       C. 11,0.       D. 22,0.

(Xem giải) Câu 23: Cho 13,7 gam Ba tan hết vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 24,09 gam kết tủa. Giá trị của V gần nhất với

A. 355.       B. 185.       C. 260.       D. 305.

Câu 24: Nguyên tố nào dưới đây chỉ có tính oxi hóa khi tham gia phản ứng hóa học?

A. Clo.       B. Brom.       C. Flo.       D. Iot.

(Xem giải) Câu 25: Hỗn hợp X gồm: CH3OH, CH2=CH-CH2OH, CH3CH2OH, C3H5(OH)3. Cho 25,4 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đo ở đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 25,4 gam X thu được a mol CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của a là

A. 1,20.       B. 1,25.       C. 1,00.       D. 1,30.

Câu 26: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh có thể dùng muối nào sau đây?

A. NaCl.       B. NH4HCO3.       C. K2CO3.       D. (NH4)2SO4.

(Xem giải) Câu 27: Có bao nhiêu kim loại trong số các kim loại sau: Mg, Al, Na, Cu, Zn, Ag có thể khử được Fe3+ trong dung dịch tạo thành Fe?

Bạn đã xem chưa:  [2021 - 2022] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Ninh Bình

A. 4.        B. 1.        C. 3.        D. 2.

(Xem giải) Câu 28: Cho các phản ứng sau đúng theo tỉ lệ mol các chất:
(a) X + H2 → Y
(b) Y + 3NaOH → 3C18H35O2Na + C3H5(OH)3
Phân tử khối của X là

A. 884.        B. 890.        C. 886.        D. 888.

(Xem giải) Câu 29: Hợp chất X có công thức phân tử C4H6O4. 1 mol X tác dụng vừa đủ với NaHCO3 thu được 1 mol CO2. Mặt khác, X phản ứng vừa đủ với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2. X chứa nhóm chức nào?

A. axit và este.       B. axit và anđehit.       C. axit 2 chức.       D. axit và ancol.

Câu 30: Phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây không thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử?

A. NH4NO2.        B. NaNO3.        C. KMnO4.        D. NaHCO3.

(Xem giải) Câu 31: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 16,8 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 22,7 gam chất rắn. Giá trị của t là

A. 2,00.       B. 1,00.        C. 0,50.       D. 0,25.

(Xem giải) Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch KHSO4 dư vào dung dịch BaCl2.
(d) Sục khí CO2 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Al2(SO4)3.
Số thí nghiệm khi kết thúc phản ứng tạo kết tủa là

A. 4.        B. 3.        C. 5.        D. 2.

(Xem giải) Câu 33: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đo ở đktc) vào 200ml dung dịch chứa KOH 0,5M và Na2CO3 0,75M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa có khối lượng là

A. 19,70.        B. 39,40.        C. 29,55.        D. 9,85.

(Xem giải) Câu 34: Hỗn hợp M gồm CH3CH2OH, CH2=CHCH2OH, CH3COOH, CH2=CHCOOH, HCOOCH3. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Mặt khác, cho m gam M trên tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x%. Giá trị của x là

A. 68,40.       B. 17,10.       C. 34,20.       D. 8,55.

(Xem giải) Câu 35: Để phát hiện được sự có mặt của hiđrosunfua trong không khí thì người ta dùng dung dịch nào sau đây?

A. Ca(OH)2.        B. KOH.        C. FeCl2.        D. Pb(NO3)2

(Xem giải) Câu 36: Cho 30,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, Mg, MgO, MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2 và dung dịch Z chỉ chứa 60,4 gam hỗn hợp muối sunfat trung hòa. Tỉ khối của Y so với He là 6,5. Khối lượng của FeSO4 có trong dung dịch Z là

A. 26,8 gam.           B. 30,4 gam.           C. 22,4 gam.           D. 30,0 gam.

(Xem giải) Câu 37: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit Y và pentapeptit Z bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 23,7) gam muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ muối sinh ra bằng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi T gồm CO2, H2O và N2. Dẫn T qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít N2 (đktc) thoát ra khỏi bình. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với:

A. 53%.           B. 54%.           C. 55%.           D. 56%.

(Xem giải) Câu 38: Cho m gam hỗn hợp gồm C2H6, C2H4(OH)2 và C2H5OH tác dụng với K dư thì thu được 2,24 lit khí H2 (đo ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp trên thì thu được 8,96 lít khí CO2 (đo ở đktc). Giá trị của m là

A. 9,2.        B. 7,0.        C. 8,6.        D. 8,0.

(Xem giải) Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp X chứa Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và FeCO3 bằng dung dịch hỗn hợp chứa 0,06 mol KNO3 và 0,53 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 72,26 gam hỗn hợp các muối sunfat của kim loại và a mol hỗn hợp khí T gồm CO2, NO và H2 (0,06 mol). Biết trong X oxi chiếm 26,06% về khối lượng. Giá trị của a là

A. 0,18.        B. 0,15.        C. 0,20.        D. 0,16.

(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp X gồm ba peptit (được tạo bởi Gly, Ala, Val), amin Y no, đơn chức mạch hở và axit glutamic (trong đó số mol của Y và axit glutamic bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 0,15 mol CO2, 0,6048 lít N2 (đo ở đktc) và 2,862 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với

Bạn đã xem chưa:  [2018 - 2019] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

A. 4,3.        B. 4,2.        C. 4,1.        D. 4,4.

Câu 41: Tơ có nguồn gốc xenlulozơ là

A. tơ tằm.        B. sợi bông.        C. tơ nitron.        D. nilon – 6,6.

(Xem giải) Câu 42: Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. X tan hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2, tỉ khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị m gần nhất là

A. 82.         B. 74.          C. 72.          D. 80.

(Xem giải) Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit (hơn kém nhau một nguyên tử cacbon) thì thu được 5,5 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Nếu cho 7,4 gam hỗn hợp X ở trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được bao nhiêu gam Ag?

A. 70,2.        B. 54,0.        C. 43,2.        D. 86,4.

(Xem giải) Câu 44: Chất hữu cơ Z chứa C, H, O có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 5,7 gam Z tác dụng hết với H2O (có H2SO4 loãng xúc tác) thì tạo ra a gam chất hữu cơ X và b gam chất hữu cơ Y. Đốt cháy hết a gam X tạo ra 0,18 mol CO2 và 0,18 mol H2O, còn khi đốt cháy hết b gam Y thu được 0,06 mol CO2 và 0,09 mol H2O. Tổng lượng oxi tiêu tốn cho 2 phản ứng cháy trên đúng bằng lượng oxi tạo ra khi nhiệt phân hoàn toàn 85,32 gam KMnO4. Biết phân tử khối của X bằng 90, chất Z tác dụng được với Na tạo ra H2. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. X và Y đều là hợp chất no, đa chức.       B. Y là hợp chất no, đa chức.

C. Phân tử khối của Z là 190.        D. Phân tử Z có 12 nguyên tử hiđro.

(Xem giải) Câu 45: Hòa tan 10,39 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(OH)2 và Fe(OH)3 vào 0,75 lít dung dịch HNO3 1M thu được khí và dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,96 gam Fe, thu được khí và dung dịch Z. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng muối trong Z là

A. 81 gam.           B. 90 gam.           C. 72 gam.           D. 54 gam.

(Xem giải) Câu 46: Cho hỗn hợp hơi gồm HCHO (x mol) và ankin C3H4 (y mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Mối liên hệ giữa x, y, m là

A. m = 432x + 143,5y.       B. m = 216x + 143,5y.       C. m = 216x.       D. m = 432x.

(Xem giải) Câu 47: Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm các este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được a gam hỗn hợp muối Y và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp muối Y, thu được hỗn hợp khí Z và 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Z qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 23 gam kết tủa, đồng thời thấy khối lượng bình tăng 13,18 gam. Đun b gam hỗn hợp ancol sinh ra với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 4,34 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với

A. 10.      B. 11.      C. 13.      D. 12.

(Xem giải) Câu 48: Cho m gam hỗn hợp gồm Na, K, Ba tác dụng hoàn toàn với lượng nước dư thì thu được dung dịch X và 896 ml khí H2 (đo ở đktc). Thể tích dung dịch H2SO4 0,2M dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 200 ml.        B. 100 ml.        C. 800 ml.        D. 400 ml.

(Xem giải) Câu 49: Một ancol Y mạch hở, có công thức tổng quát CxHyOx (y ≤ 8). Biết Y không làm mất màu dung dịch brom, Y hòa tan Cu(OH)2/NaOH tạo thành dung dịch màu xanh lam. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của Y là

A. 2.        B. 3.        C. 1.        D. 4.

(Xem giải) Câu 50: Cho dung dịch HCl 1M vào dung dịch lysin đến khi phản ứng kết thúc cần tối đa 100 ml. Khối lượng muối thu được là

A. 10,95 gam.       B. 18,25 gam.       C. 11,15 gam.         D. 12,55 gam.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!