[2022-2023][Hóa 10] Kiểm tra giữa kỳ 2 trường Tủa Chùa – Điện Biên

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 042

1A 2C 3C 4A 5B 6A 7C 8C 9A 10D
11B 12D 13D 14A 15B 16B 17D 18C 19B 20B
21D 22A 23D 24C 25A 26D 27C 28B

I. Phần trắc nghiệm: (7 điểm)

(Xem giải) Câu 1: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là?

A. Có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

B. Có xuất hiện sản phẩm là chất kết tủa.

C. Có xuất hiện hiện sản phẩm là chất khí.

D. Có sự thay đổi trạng thái của chất phản ứng.

(Xem giải) Câu 2: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất

A. nhường electron.         B. nhận proton.

C. nhận electron.       D. nhường proton.

(Xem giải) Câu 3: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết khi các chất ở trạng thái nào?

A. Cả 3 trạng thái trên.       B. Chất rắn;

C. Chất khí;       D. Chất lỏng;

(Xem giải) Câu 4: Phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào?
C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g)   = −137,0kJ

A. Phản ứng tỏa nhiệt.       B. Phản ứng thu nhiệt.

C. Không thuộc loại nào.       D. Vừa thu nhiệt, vừa tỏa nhiệt.

(Xem giải) Câu 5: Trong phản ứng hóa học: 2K + 2H2O → 2KOH + H2, chất oxi hóa là

A. K.         B. H2O.         C. H2.         D. KOH.

(Xem giải) Câu 6: Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?

A. Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4.

B. Phản ứng đốt cháy cồn.

C. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí.

D. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2.

(Xem giải) Câu 7: Hiện tượng thực tiễn nào sau đây không phải phản ứng oxi hóa – khử?

A. Sản xuất acid sulfuric.         B. Sắt bị han gỉ.

C. Mưa.        D. Đốt cháy than trong không khí.

(Xem giải) Câu 8: Trong phản ứng C + O2 (t°) → CO2. C đóng vai trò là chất?

Bạn đã xem chưa:  [2022-2023][Hóa 10] Kiểm tra giữa kỳ 1 trường Võ Nguyên Giáp - Quảng Nam

A. Chất sản phẩm       B. Chất xúc tác       C. Chất khử       D. Chất oxi hóa

(Xem giải) Câu 9: Trong hợp chất, số oxi hóa của H thường là:

A. +1       B. -2.       C. -1       D. +2

(Xem giải) Câu 10: Cho phản ứng: 2CH3OH (l) + 3O2 (g) → 2CO2 (g) + 4H2O (l)  = -285,66 kJ
Xác định giá trị của  khi lấy gấp 3 lần khối lượng của các chất phản ứng.

A. –1142,64 kJ.       B. –285,66 kJ.       C. –571,32 kJ.       D. –856,98 kJ.

(Xem giải) Câu 11: Pha viên sủi vitamin C vào nước, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn, đó là do

A. xảy ra phản ứng tỏa nhiệt.       B. xảy ra phản ứng thu nhiệt.

C. xảy ra phản ứng trung hòa.       D. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.

(Xem giải) Câu 12: Số oxi hóa của N trong phân tử KNO3 là

A. –2.       B. +4.       C. +2.       D. +5.

(Xem giải) Câu 13: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận

A. cation.       B. proton.       C. neutron.       D. electron.

(Xem giải) Câu 14: Biến thiên enthalpy chuẩn được xác định ở nhiệt độ nào?

A. 25°C.       B. 0°C.       C. 100°C.       D. 40°C.

(Xem giải) Câu 15: Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là

A. +2.       B. +4.       C. -1.       D. +6.

(Xem giải) Câu 16: Phản ứng xảy ra khi pin được sử dụng trong điện thoại, máy tính, … giải phóng năng lượng chủ yếu dưới dạng

A. hóa năng.       B. điện năng.       C. nhiệt năng.       D. cơ năng.

(Xem giải) Câu 17: Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:
N2(g) + 3H2(g) → 2NH3 (g)  = – 91,8 kJ
Giá trị của  phản ứng: 2NH3 (g) → N2 (g) + 3H2(g) là

Bạn đã xem chưa:  [2022-2023][Hóa 10] Kiểm tra giữa kỳ 1 trường Hồ Nghinh - Quảng Nam

A. – 91,8 kJ       B. -45,9 kJ.       C. +45,9 kJ.       D. +91,8 kJ.

(Xem giải) Câu 18: Phản ứng oxi hóa khử nào xảy ra trong câu ca dao sau:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

A. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.       B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

C. N2 + O2 → 2NO       D. C + O2 → CO2.

(Xem giải) Câu 19: Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) có kí hiệu là:

A. ΔS.         B. .       C. ΔT.       D. .

(Xem giải) Câu 20: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O.       B. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.

C. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.       D. CaO + CO2 → CaCO3.

(Xem giải) Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Số oxi hóa của O thường là -2

B. Số oxi hóa của H thường là +1

C. Số oxi hóa của kim loại kiềm thổ nhóm IIA là +2.

D. Số oxi hóa của kim loại kiềm nhóm IA là -1

(Xem giải) Câu 22: Trong phản ứng hóa học: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2, mỗi nguyên tử Zn đã

A. nhường 2 electron.       B. nhận 1 electron.

C. nhường 1 electron.       D. nhận 2 electron.

(Xem giải) Câu 23: Số oxi hóa của đơn chất luôn bằng

A. -1.       B. -2       C. +1       D. 0

(Xem giải) Câu 24: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là gì?

A. Nhiệt lượng tỏa ra.       B. Biến thiên năng lượng.

C. Biến thiên enthalpy.       D. Nhiệt lượng thu vào.

(Xem giải) Câu 25: Phản ứng thu nhiệt có:

A. ΔH > 0.       B. ΔH < 0.       C. ΔH = 0.       D. ΔH ≠ 0.

(Xem giải) Câu 26: Cho sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng sau:

Bạn đã xem chưa:  [2022-2023][Hóa 10] Kiểm tra giữa kỳ 1 trường Lương Văn Can - Hồ Chí Minh

Phương trình nhiệt hóa học ứng với phản ứng trên là

A. Cl2O(g) + 3F2O(g) → 2ClF3(g) + 2O2(g);  = ‒ 394,10 kJ.

B. Cl2O(g) + 3F2O(g) → 2ClF3(g) + 2O2(g);  = + 394,10 kJ.

C. 2ClF3(g) + 2O2(g) → Cl2O(g) + 3F2O(g);  = ‒ 394,10 kJ.

D. 2ClF3(g) + 2O2(g) → Cl2O(g) + 3F2O(g);  = + 394,10 kJ.

(Xem giải) Câu 27: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau đây:
(1) 2ClO2(g) + O3(g) → Cl2O7(g); ∆H1 = -75,7 kJ/mol
(2) C(s) + O2(g) → CO2(g); ∆H2 = -393,5 kJ/mol;
(3) N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g); ∆H3 = -46,2 kJ/mol
(4) O2(g) → 2O(g); ∆H4 = 498,3 kJ/mol
Số quá trình tỏa nhiệt là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 1.

(Xem giải) Câu 28: Phản ứng tỏa nhiệt là

A. phản ứng trong đó có sự trao đổi electron.

B. phản ứng tỏa năng lượng dưới dạng nhiệt.

C. phản ứng trong đó có tạo thành chất khí hoặc kết tủa.

D. phản ứng thu năng lượng dưới dạng nhiệt.

II. Phần tự luận: (3 điểm)

(Xem giải) Câu 29: (1 điểm) Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron?
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O

(Xem giải) Câu 30: (1 điểm) Dựa vào giá trị enthalpy tạo thành ở bảng:

Hợp chất CS2(l) CO2(g) SO2(g)
Năng lượng (kJ/mol) +87,90 -393,5 -296,80

Tính giá trị  của phản ứng sau: CS2(l) + 3O2(g) → CO2(g) + 2SO2(g)

(Xem giải) Câu 31: Nitric acid (HNO3) là hợp chất vô cơ, trong tự nhiên được hình thành trong những cơn mưa giông kèm sấm chớp. Nitric acid là một acid độc, ăn mòn và dễ gây cháy, là một trong những tác nhân gây ra mưa acid.
Thực hiện thí nghiệm xác định công thức của một oxide của kim loại sắt (FexOy) bằng nitric acid đặc, nóng thu được 2,479 lít (đkc) khí màu nâu là nitrogen dioxide (NO2). Phần dung dịch đem cô cạn thu được 72,6 gam Fe(NO3)3. Giả sử phản ứng không tạo thành các sản phẩm khác (biết 1 mol khí chiếm 24,79 lít đo ở đkc 25°C, 1bar).
a) Viết phản ứng và cân bằng bằng phương pháp thăng bằng electron.
b) Xác định công thức của iron oxide.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!