[2022] Thi thử TN của sở GDĐT Lào Cai (Lần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
⇒ Mã đề: 112
41C | 42B | 43A | 44C | 45C | 46B | 47B | 48A | 49B | 50A |
51C | 52D | 53B | 54C | 55D | 56B | 57A | 58D | 59B | 60C |
61A | 62D | 63B | 64C | 65A | 66B | 67D | 68D | 69B | 70B |
71A | 72A | 73C | 74A | 75A | 76C | 77B | 78D | 79A | 80C |
Câu 41: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
A. Khí butan (gas). B. Than đá. C. Khí hiđro. D. Xăng, dầu.
(Xem giải) Câu 42: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dung dịch etylamin làm quỳ tím hóa xanh.
B. Nước ép quả nho chín có phản ứng màu biure.
C. Glyxin là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
D. Hiđro hóa hoàn toàn fructozơ thì thu được sobitol.
(Xem giải) Câu 43: Cho Fe lần lượt tác dụng với lượng dư các dung dịch: CuSO4, H2SO4 loãng, AgNO3, H2SO4 đặc nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra muối sắt(III) là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 44: Số nguyên tử cacbon trong phân tử triolein là
A. 48. B. 51. C. 57. D. 54.
Câu 45: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Fe. B. Al. D. Mg. C. Cu.
(Xem giải) Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, đơn, mạch hở) thu được CO2, H2O và V lít khí N2 (đktc). Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là 0,4 mol. Giá trị của V là?
A. 2,24 lít. B. 4,48 lit. C. 8,96 lit. D. 3,36 lit.
Câu 47: Nhôm không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. H2SO4 đặc, nguội.
C. HNO3 loãng. D. CuSO4.
Câu 48: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế từ monome nào sau đây?
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2=CHCOOC2H5.
C. C6H5CH=CH2. D. CH2=CH-Cl.
Câu 49: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường
A. Mg. B. Na. C. Fe. D. Al.
(Xem giải) Câu 50: Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong X là
A. 4,6 gam. B. 4,05 gam. C. 1,9 gam. D. 5,4 gam.
Câu 51: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch nước brom?
A. Isopren. B. Axetilen. C. Metan. D. Etilen.
Câu 52: Etyl propionat là este có mùi dứa. Công thức của etyl propionat là
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. C2H5COOC2H5.
Câu 53: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeSO4?
A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Zn.
(Xem giải) Câu 54: Dung dịch nào sau đây phản ứng với Al(OH)3?
A. NaNO3. B. NH3. C. NaHSO4. D. NaCl.
Câu 55: Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với chất nào sau đây tạo ra khí không màu bị hóa nâu trong không khí?
A. Fe2O3. B. Fe(OH)3. C. Fe(NO3)3. D. FeO.
Câu 56: Chất nào sau đây dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thuỷ tinh?
A. FeCO3. B. CaCO3. C. MgCO3. D. CaSO4.
Câu 57: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. HCI. B. Ca(OH)2. C. NaCl. D. NaOH.
Câu 58: Trong các kim loại sau, kim loại dễ bị oxi hóa nhất là
A. Ag. B. Fe. C. Ca. D. K.
Câu 59: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là
A. Glicogen. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ.
Câu 60: Cho các kim loại sau: Au, Al, Cu, Fe. Kim loại có tính dẻo cao nhất là
A. Al. B. Cu. C. Au. D. Fe.
Câu 61: Anilin (C6H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. H2SO4. B. KOH. C. Na2SO4. D. KCl.
Câu 62: Sắt phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. MgSO4. B. AlCl3. C. KCl. D. H2SO4 loãng nguội.
(Xem giải) Câu 63: Cho luồng khí CO (dư) qua ống sứ chứa hỗn hợp Fe3O4, Al2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm
A. Fe, Al và Mg. B. Fe, Al2O3 và MgO.
C. Fe, Al và MgO. D. Fe3O4, Al và MgO.
(Xem giải) Câu 64: Để hòa tan hoàn toàn m gam Al2O3 cần dùng tối thiểu 80 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là
A. 3,06. B. 2,04. C. 4,08. D. 1,02.
(Xem giải) Câu 65: Đun nóng vinyl axetat trong dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì sản phẩm thu được là
A. CH3COOH, CH3CHO. B. HCOOH, CH3CHO.
C. HCOOH, CH2=CH-CH2OH. D. CH3COOH, CH2=CHOH.
(Xem giải) Câu 66: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 69 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là
A. 40%. B. 45%. C. 54%. D. 60%.
Câu 67: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?
A. Etylamin. B. Metylamin. C. Trimetylamin. D. Anilin.
(Xem giải) Câu 68: Trong các polime sau: poli(metyl metacrylat); poli(vinyl clorua); poli(etylen terephtalat); tơ nilon-6,6; tơ nitron. Số lượng polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 69: Cho các phát biểu sau:
(a) Etyl axetat là chất lỏng, tan nhiều trong nước.
(b) Hợp chất H2NCH2CONHCH2CH2COOH là đipeptit.
(c) Có thể sử dụng dung dịch HCl để rửa các ống nghiệm sau khi thí nghiệm với anilin.
(d) Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
(e) Tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo có nguồn gốc từ xenlulozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 70: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Fe2O3. Trộn 2,7 gam bột Al vào 31 gam X rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư, thu được 9,408 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Z chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 89,813. B. 117,979. C. 121,546. D. 96,679.
(Xem giải) Câu 71: Tiến hành điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đội I = 5A, sau một thời gian thấy khối lượng catot tăng 11,52 gam; đồng thời thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 12,875. Nếu thời gian điện phân là 8685 giây, tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 3,472 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,8m gam hỗn hợp rắn. Giá trị m là:
A. 23,90 gam. B. 18,24 gam. C. 19,12 gam. D. 20,16 gam.
(Xem giải) Câu 72: Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(a) X + 2NaOH → Y + Z + T
(b) X + 2H2 → E
(c) E + 2NaOH → 2Y + T
(d) Y + HCl → NaCl + F
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X là este hai chức.
(b) Dung dịch chất T hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(c) Chất Z làm mất màu nước brom.
(d) Chất F là axit propionic.
(e) Chất X tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
(Xem giải) Câu 73: Đốt cháy hoàn toàn 5,98 gam hỗn hợp E gồm hai este no mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < 174) cần dùng 6,16 lít O2 thu được 5,6 lít CO2. Mặt khác cho 5,98 gam E tác dụng hết với 200 ml dung dịch NaOH 0,55M rồi chưng cất dung dịch thu được hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T thu được Na2CO3, CO2 và 0,27 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25%. B. 26%. C. 27%. D. 28%.
(Xem giải) Câu 74: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Ba và Al2O3 (tỷ lệ mol tương ứng 2: 3) tan hết trong nước dư.
(b) Đun nóng dung dịch Ba(HCO3)2 có xuất hiện kết tủa.
(c) Phèn chua được dùng là chất cầm màu trong ngành nhuộm vải
(d) Kim loại Cu oxi hóa được Ag+ trong dung dịch.
(e) Miếng gang để trong không khí ẩm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học
(g) Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
(Xem giải) Câu 75: Dẫn 0,18 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,3 mol hỗn hợp khí Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ông đựng CuO (dư, nung nóng) thu được chất rắn Z gồm 2 chất. Cho Z vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 15,36. B. 7,68. C. 3,84. D. 10,24.
(Xem giải) Câu 76: Cho sơ đồ chuyển hoá:
Các chất X và T lần lượt là
A. FeO và NaNO3. B. Fe2O3 và Cu(NO3)2.
C. Fe2O3 và AgNO3. D. FeO và AgNO3.
(Xem giải) Câu 77: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung C17HyCOONa. Đốt cháy 0,14 mol E thu được 3,69 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 109,12. B. 115,48. C. 110,8. D. 100,32.
(Xem giải) Câu 78: Tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X như sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn được trộn đều gồm natri hiđroxit, canxi oxit, natri axetat.
Bước 2: Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.
Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm tại vị trí hỗn hợp bột phản ứng bằng đèn cồn.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 2, ống thí nghiệm được nắp trên giá sao cho miệng ống nghiệm hơi dốc xuống.
(b) Khí X thu được trong thí nghiệm trên là etan.
(c) Để thu được khí X có độ tinh khiết cao thì cần đặt ống dẫn khí vào bình thu trước khi tiến hành bước 3.
(d) Muốn thu khí X thoát ra ở thí nghiệm trên ít lẫn tạp chất ta phải thu bằng phương pháp dời nước.
(e) Dẫn khí X làm mất màu dung dịch Br2, KMnO4.
(g) sau khi phản ứng hoàn toàn ở bước 3, hỗn hợp bột thu được tan hết trong nước.
(h) Khí X là thành phần chính của khí thiên nhiên, khí bùn ao, khí của hầm biogas.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 79: Hòa tan hết m gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, Fe3O4, Mg và FeCO3 vào dung dịch chứa NaNO3 và 0,286 mol H2SO4, thu được 0,08 mol hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2 và 0,02 mol H2) có khối lượng 2,056 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,514 mol NaOH, thu được 18,616 gam kết tủa và 0,01 mol khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 12,544. B. 22,195. C. 7,039. D. 17,500.
(Xem giải) Câu 80: Dẫn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni (nung nóng), thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 16 gam Br2 và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z, thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị của V là:
A. 8,96. B. 5,60. C. 11,20. D. 13,44.
Bình luận