[2022] Thi thử TN cụm Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng – Hà Nội
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
⇒ Mã đề: 134
41D | 42D | 43D | 44A | 45C | 46A | 47D | 48A | 49D | 50B |
51A | 52A | 53D | 54B | 55A | 56B | 57C | 58B | 59B | 60A |
61C | 62C | 63C | 64C | 65C | 66A | 67C | 68C | 69B | 70D |
71A | 72B | 73D | 74B | 75B | 76B | 77D | 78A | 79C | 80D |
(Xem giải) Câu 41. Cho sơ đồ chuyển hóa (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2. B. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2.
C. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2. D. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
(Xem giải) Câu 42. Dẫn khí CO dư đi qua hỗn hợp CuO, Fe2O3 và MgO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Cu, Fe, Mg. B. Cu, Fe2O3, Mg. C. Cu, Fe2O3, MgO. D. Cu, Fe, MgO.
Câu 43. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm thổ là
A. ns2np1. B. ns2np2. C. ns1. D. ns2.
(Xem giải) Câu 44. Cho hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa hai muối. Hai muối đó là
A. Mg(NO3)2, Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2. D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3.
Câu 45. Công thức phân tử của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n+2O2 (n ≥ 3). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
C. CnH2nO2 (n ≥ 2). D. CnH2nO2 (n ≥ 3).
Câu 46. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sợi bông, tơ tằm đều là các polime thiên nhiên.
B. Polietilen và poli(vinyl clorua) là các sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
C. Amilopectin và xenlulozơ đều có mạch cacbon không phân nhánh.
D. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
Câu 47. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. C6H12O6. B. Mg(OH)2. C. CH3COOH. D. CuSO4.
Câu 48. Chất nào sau đây là amin bậc một?
A. Isopropylamin. B. Etylmetylamin. C. Đietylamin. D. Trimetylamin.
Câu 49. Trong công nghiệp, quặng nào sau đây được sử dụng để sản xuất nhôm?
A. Manhetit. B. Pirit. C. Xiđerit. D. Boxit.
Câu 50. Etilen là nguyên liệu quan trọng trong tổng hợp polime và các chất hữu cơ khác. Chất nào sau đây có thể là chất đồng đẳng của etilen?
A. C4H10. B. C3H6. C. C4H6. D. C3H8.
(Xem giải) Câu 51. Cho các phát biểu sau:
(a) Hai đồng phân este có công thức phân tử C3H6O2 đều có phản ứng tráng bạc.
(b) Triolein, tristearin và tripanmitin tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, hexan, clorofom,…
(c) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản chỉ thu được hỗn hợp các α- amino axit.
(d) Poli(metyl metacrylat) được dùng làm kính bảo hiểm.
(e) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
(g) Các chất có công thức dạng Cn(H2O)m đều thuộc loại cacbohiđrat.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 52. Kali nitrat là hợp chất có nhiều ứng dụng trong thực tế. Nó được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ,… Công thức hóa học của kali nitrat là
A. KNO3. B. K2CO3. C. KOH. D. KCl.
(Xem giải) Câu 53. Dung dịch X chứa 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa m gam Fe. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-, giá trị của m là
A. 3,36. B. 2,24. C. 4,48. D. 5,60.
(Xem giải) Câu 54. Một cốc nước khi đun nóng thì mất tính cứng. Nước trong cốc trên thuộc loại
A. nước mềm. B. nước có tính cứng tạm thời.
C. nước có tính cứng vĩnh cửu. D. nước có tính cứng toàn phần.
(Xem giải) Câu 55. Chất nào sau đây tác dụng với muối NaHCO3 sinh ra khí CO2?
A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. HCHO. D. C6H5OH.
(Xem giải) Câu 56. Thủy phân pentapeptit X thu được các đipeptit Gly-Gly; Glu-Ala và tripeptit Gly-Ala-Glu. Công thức cấu tạo của peptit X là
A. Glu-Ala-Gly-Ala-Gly. B. Gly-Gly-Ala-Glu-Ala.
C. Ala-Gly-Ala-Glu-Gly. D. Ala-Gly-Gly-Ala-Glu.
Câu 57. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thủy phân saccarozơ thu được 2 loại monosaccarit.
B. Ở dạng mạch hở, phân tử glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
C. Tinh bột và xenlulozơ là các chất đồng phân.
D. Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
(Xem giải) Câu 58. Hỗn hợp X chứa a mol Na và b mol Al. X tan hết trong nước dư. Tỉ lệ (a : b) nào sau đây phù hợp?
A. 0,75. B. 1,2. C. 0,9. D. 0,5.
Câu 59. Phèn chua là một loại muối kép có nhiều ứng dụng trong thực tế. Trong thành phần của phèn chua có chứa loại muối nhôm nào sau đây?
A. Al(NO3)3. B. Al2(SO4)3. C. AlCl3. D. AlBr3.
Câu 60. Sản phẩm tạo thành khi đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S là
A. FeS. B. Fe2S3. C. FeS2. D. FeS và Fe2S3.
Câu 61. Thủy phân este X trong môi trường kiềm thu được muối axetat và ancol etylic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 62. Dãy các kim loại đều tan trong dung dịch HCl là
A. Zn, Ba, Ca, Ag. B. K, Fe, Cu, Zn. C. Ca, Mg, Al, Zn. D. Na, Ag, Fe, Mg.
Câu 63. Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau. Số nhóm hiđroxyl có trong mỗi gốc β-glucozơ của phân tử xenlulozơ là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
(Xem giải) Câu 64. Cho m gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Giá trị của m là
A. 36,0. B. 45,0. C. 27,0. D. 54,0.
Câu 65. Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Cu. B. Al. C. Ag. D. Fe.
Câu 66. Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen để lọc không khí. Chất đó là
A. than hoạt tính. B. đá vôi. C. lưu huỳnh. D. thạch cao.
(Xem giải) Câu 67. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi. Chất rắn thu được là
A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO.
(Xem giải) Câu 68. Hỗn hợp X gồm CH4 (a mol), C2H2 (b mol) và C2H4 (c mol). Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch nước brom dư. Số mol brom tối đa đã phản ứng với hỗn hợp X là
A. b + c. B. a + 2b + c. C. 2b + c. D. a + b + c.
Câu 69. Polime nào sau đây không chứa nguyên tố oxi?
A. nilon-6,6. B. polietilen. C. nilon-6. D. tơ axetat.
Câu 70. Công thức của tripanmitin là
A. (C17H35COO)3C3H5. B. C17H35COOH.
C. C15H31COOH. D. (C15H31COO)3C3H5.
(Xem giải) Câu 71. Dung dịch X chứa Na2CO3 và NaOH. Dung dịch Y chứa Ca(HCO3)2 0,25M và NaHCO3 0,25M. Trộn X và Y thu được 4 gam kết tủa và 360ml dung dịch Z. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl 1M vào 360ml Z, sự phụ thuộc số mol khí vào thể tích dung dịch HCl được mô tả như đồ thị hình bên.
Coi thể tích dung dịch không đổi, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ NaOH trong dung dịch X là
A. 0,5M. B. 0,2M. C. 0,4M. D. 0,1M.
(Xem giải) Câu 72. Tiến hành các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho dung dịch HCl đặc, dư tác dụng với KMnO4.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH dư.
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl dư.
(d) Cho a mol Na vào dung dịch chứa 2a mol CuSO4.
(e) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol KOH.
(g) Cho 2a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2 và 2a mol NaHCO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối có cùng số mol là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
(Xem giải) Câu 73. Chuẩn bị hai ống nghiệm sạch và tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm thứ nhất 2 ml dung dịch saccarozơ 1%, nhỏ thêm 1 giọt dung dịch H2SO4 1M rồi đun nóng ống nghiệm từ 2 đến 3 phút; sau đó thêm tiếp 2 giọt dung dịch NaOH 1M và lắc đều.
Bước 2: Cho vào ống nghiệm thứ hai 2 ml dung dịch AgNO3 1%. Thêm tiếp từng giọt dung dịch NH3 vào cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết.
Bước 3: Rót dung dịch ở ống nghiệm thứ nhất sang ống nghiệm thứ hai, lắc đều rồi ngâm ống nghiệm trong nước nóng (khoảng 60°C đến 70°C). Để yên một thời gian, quan sát hiện tượng.
Cho các phát biểu:
(a) Ở bước 1 có thể thay dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch HCl 2M.
(b) Ở bước 1 có thể thay dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch NaHCO3 1M.
(c) Ở bước 2 có thể thay dung dịch NH3 bằng dung dịch có tính bazơ như NaOH loãng.
(d) Ở bước 3 xảy ra phản ứng oxi hóa glucozơ và fructozơ.
(e) Ở bước 3, nếu đun sôi dung dịch thì trong ống nghiệm sẽ xuất hiện kết tủa vón cục.
(g) Sau bước 3 trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại sáng bóng như gương chứng tỏ saccarozơ có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 74. Chia m gam hỗn hợp bột X gồm Al và một oxit sắt thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí H2. Phần 2 nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Z, phần không tan T và 1,344 lít khí H2. Tách lấy phần không tan T cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch E chỉ chứa 1 muối sắt và 2,016 lít SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit sắt là
A. Fe2O3. B. FeO hoặc Fe2O3.
C. Fe3O4 hoặc Fe2O3. D. Fe3O4.
(Xem giải) Câu 75. Hai este mạch hở X (CnH6O4) và Y (CmH6O4) đều có mạch cacbon không phân nhánh (110 < MX < MY < 150). Từ X và Y thực hiện các phản ứng sau (hệ số phản ứng theo đúng tỉ lệ mol):
X + 2NaOH → Z + 2Q
Y + 2NaOH → T + 2Q
Biết rằng khi đốt cháy Z hoặc T chỉ thu được CO2 và Na2CO3, Q là chất lỏng ở điều kiện thường. Cho các phát biểu sau:
(1) T có đồng phân hình học.
(2) Từ Q điều chế trực tiếp được axit axetic.
(3) a mol Z hoặc a mol Q đều tác dụng tối đa với dung dịch chứa 2a mol HCl.
(4) a mol Y làm mất màu dung dịch chứa tối đa 2a mol Br2.
(5) X và Y là đồng đẳng của nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
(Xem giải) Câu 76. Đốt 3,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn trong khí O2, thu được 4,06 gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, Zn, MgO, Al2O3 và ZnO. Cho Y phản ứng với lượng dư dung dịch chứa HCl thu được dung dịch Z chứa m1 gam muối và 1,12 lít khí H2. Cũng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với dung dịch loãng chứa hỗn hợp gồm x mol HCl và y mol H2SO4 thu được dung dịch T chứa m2 gam muối. Biết m2 – m1 = 1,25. Tỉ lệ x: y là
A. 3 : 5. B. 12 : 5. C. 5 : 12. D. 5 : 3.
(Xem giải) Câu 77. Hỗn hợp E gồm C17Hx+2COOH, C17HxCOOH và triglixerit X (tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 2 : 1). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được 1,23 mol CO2 và 1,18 mol H2O. Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn m gam E rồi cho toàn bộ sản phẩm phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa KOH 0,3M và NaOH 0,4M, thu dung dịch chứa 4 muối có khối lượng là 21,06 gam. Khối lượng của triglixerit X trong m gam hỗn hợp E là
A. 8,68 gam. B. 8,10 gam. C. 8,06 gam. D. 8,04 gam.
(Xem giải) Câu 78. Cho 24,38 gam hỗn hợp E gồm Mg, FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và FeSO4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,18 mol hỗn hợp khí Y gồm CO2 và NO, khối lượng của Y là 6,38 gam. Cho dung dịch NaOH dư vào X, sau phản ứng thu được 29,43 gam kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch X thu được 68,94 gam muối khan. Mặt khác, cho 24,38 gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,225 mol khí SO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Fe(OH)2 trong E là
A. 4,5 gam. B. 5,4 gam. C. 2,7 gam. D. 1,8 gam.
(Xem giải) Câu 79. Hỗn hợp E gồm ba este: X (đơn chức), Y và Z (là đồng phân của nhau và đều no, hai chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol E cần dùng 0,33 mol O2, thu được 0,31 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 13,36 gam E cần vừa đủ 200 ml dung dịch KOH 1M đun nóng, thu được 0,06 mol hỗn hợp hai ancol (đồng đẳng kế tiếp) và 21,36 gam hỗn hợp F gồm bốn muối (trong đó chỉ có hai muối của axit cacboxylic). Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 38. B. 19. C. 41. D. 22.
(Xem giải) Câu 80. Hỗn hợp X gồm chất Y (có công thức H2N-CnH2n-COOH) và 0,02 mol H2NC3H5(COOH)2. Cho X vào dung dịch chứa 0,04 mol HCl, thu được dung dịch Z. Biết Z phản ứng vừa đủ với lượng tối đa dung dịch gồm 0,05 mol NaOH và 0,04 mol KOH, thu được dung dịch chứa 7,77 gam muối. Phân tử khối của Y là
A. 89. B. 103. C. 117. D. 75.
Bình luận