[2023 – 2024] Khảo sát HSG cụm Hoằng Hóa – Thanh Hóa

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1C 2C 3C 4B 5C 6D 7B 8B 9B 10A
11B 12C 13A 14B 15A 16B 17C 18A 19C 20D
21A 22B 23C 24A 25B 26C 27B 28C 29B 30D
31A 32D 33B 34B 35D 36A 37C 38C 39D 40C
41A 42A 43D 44B 45C 46A 47D 48C 49C 50A

(Xem giải) Câu 1: Tại khu vực bị ô nhiễm, pH của nước mưa đo được là 4,5 còn pH của nước mưa tại khu vực không bị ô nhiễm là 5,7. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Nồng độ ion H+ trong dung dịch nước mưa bị ô nhiễm là 10^-4,5.

B. Nồng độ ion H+ trong dung dịch nước mưa không bị ô nhiễm là 10^-5,7.

C. Nồng độ ion H+ trong nước mưa bị ô nhiễm thấp hơn so với trong nước mưa không bị ô nhiễm.

D. Nồng độ ion OH- trong nước mưa bị ô nhiễm thấp hơn hơn so với trong nước mưa không bị ô nhiễm.

(Xem giải) Câu 2: Phân biệt được đung dịch NH4Cl và NaCl bằng thuốc thử là dung dịch

A. KCl.       B. KNO3.       C. KOH.       D. K2SO4.

Câu 3: Số nhóm chức hiđroxyl có trong phân tử glyxerol là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

Câu 4: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng?

A. Cu.       B. Hg.       C. Al.       D. Ag.

Câu 5: Este X được tạo bởi ancol etylic và axit fomic. Công thức của X là

A. HCOOCH3.       B. CH3COOCH3.       C. HCOOC2H5.       D. CH3COOC2H5.

(Xem giải) Câu 6: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là

A. (3), (2), (4), (1).       B. (4), (1), (2), (3).       C. (1), (2), (3), (4).       D. (2), (3), (4), (1).

(Xem giải) Câu 7: Tiến hành thí nghiệm trộn từng cặp dung dịch sau: (a) NH3 và AlCl3; (b) (NH4)2SO4 và Ba(OH)2; (c) NH4Cl và AgNO3; (d) NH3 và HCl. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 1.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 8: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 4. Nung nóng X trong bình kín ở nhiệt độ khoảng 450°C có bột Fe xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp là

A. 20%.       B. 25%.        C. 30%.       D. 10%.

(Xem giải) Câu 9: Capsaicin là chất tạo nên vị cay của quả ớt. Capsaicin có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học, có thể kết hợp Capsaicin với một số chất khác để trị các bệnh nhức mỏi, sưng trặc gân, đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh,… Khi phân tích định lượng Capsaicin thấy thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 70,13%; %H = 9,09%; %O = 20,78%. Công thức phân tử của Capsaicin là

A. C9H16O2.       B. C9H14O2.       C. C8H14O3.       D. C8H8O2.

(Xem giải) Câu 10: Hiđrocacbon thơm C9H8 (X) làm mất màu nước brom, cộng hợp được với brom theo tỉ lệ mol 1 : 2, khi oxi hóa tạo thành axit benzoic, khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa đặc trưng. Phát biểu nào sau đây sai?

A. X có 3 công thức cấu tạo phù hợp.       B. X có tên gọi là benzylaxetilen.

C. X có độ bất bão hòa bằng 6.       D. X có liên kết ba ở đầu mạch.

(Xem giải) Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 12,9.       B. 15,3.       C. 16,9.       D. 12,3.

(Xem giải) Câu 12: Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch X. Thêm tiếp NaOH dư vào X, thu được kết tủa Y. Công thức của Y là

A. Fe(OH)2.       B. Fe2(SO4)3.       C. Fe(OH)3.       D. FeSO4.

Câu 13: Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương. Công thức của thạch cao nung là

A. CaSO4.H2O.       B. CaSO4.2H2O.       C. CaCO3.       D. Ca(OH)2.

(Xem giải) Câu 14: Cho 4,6 gam kim loại Na tác dụng với nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2. Giá trị của V là

A. 1,12.       B. 2,24.       C. 3,36.       D. 4,48.

(Xem giải) Câu 15: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm gồm ancol metylic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là

A. C2H5COOH.       B. HCOOH.       C. C2H5OH.       D. CH3COOH.

Câu 16: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Tinh bột.       B. Fructozơ.       C. Xenlulozơ.       D. Saccarozơ.

(Xem giải) Câu 17: Cho hỗn hợp gồm 27 gam glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 32,4.       B. 21,6.       C. 43,2.       D. 16,2.

(Xem giải) Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trùng ngưng buta-1,3-đien thu được polime dùng để sản xuất chất dẻo.

B. Trùng hợp etilen thu được polime dùng để sản xuất chất dẻo.

C. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được policaproamit.

Bạn đã xem chưa:  [2020 - 2021] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

D. Trùng hợp vinyl xianua thu được polime dùng để sản xuất tơ nitron (tơ olon).

Câu 19: Số gốc α-aminoaxit trong phân tử tripeptit là

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 20: Trung hòa 1 mol α-amino axit X cần 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,286% về khối lượng. Công thức cấu tạo của X là

A. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.       B. H2N-CH2-COOH.

C. H2N-CH2-CH2-COOH.       D. CH3–CH(NH2)-COOH.

(Xem giải) Câu 21: Hoa đậu biếc tên tiếng Anh là butterfly pea, là một loại hoa được trồng phổ biến tại các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Việt Nam…. Hoa có tên gọi như vậy vì cây đậu biếc thuộc họ đậu, sống dây leo và cánh hoa có màu xanh tím giống hình con bướm. Khi sử dụng đậu biếc làm chất tạo màu tự nhiên, người ta thường đun sôi hoa đậu biếc với nước, hoặc ngâm cánh hoa trong nước sôi từ 10 đến 15 phút, màu hoa sẽ được trích ly tạo thành màu xanh biếc. Sắc tố tạo màu đặc trưng cho đậu biếc là các hợp chất thuộc nhóm anthocyanin, một trong những chất chống oxy hóa tự nhiên. Điểm đặc biệt của nhóm anthocianin là màu của chúng thay đổi dưới tác dụng pH của môi trường. Ở môi trường pH < 7 (môi trường Acid), anthocyanin chuyển sang đỏ tím, ngược lại chúng chuyển sang màu xanh thẫm khi môi trường pH ≥ 7. Dự đoán màu của dung dịch khi trộn lẫn 20 ml dung dịch NaOH 0,01M với 20 ml dung dịch HCl 0,03 M được dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là

A. đỏ tím.       B. xanh.       C. tím.       D. vàng.

(Xem giải) Câu 22: Tổng các hệ số các chất tham gia và tạo thành (nguyên, tối giản) của phương trình hóa học phản ứng oxi hóa – khử: KMnO4 + KI + H2SO4 → MnSO4 + I2 + K2SO4 + H2O là

A. 31.       B. 41.       C. 38.       D. 25.

(Xem giải) Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. Ca(OH)2, HCl, NaOH.       B. HCl, NaOH, CO2.

C. Ba(OH)2, CO2, HCl.       D. NaOH, CO2, HCl.

(Xem giải) Câu 24: Giấm ăn có thể được sản xuất bằng cách cho giấm cái (con giấm) vào dung dịch rượu etylic loãng rồi để một thời gian. Cho 4 hệ được bố trí như sau:

Hệ nào thuận lợi nhất cho quá trình lên men?

A. (2).       B. (4).       C. (1).       D. (3).

(Xem giải) Câu 25: Hỗn hợp E gồm hai hiđrocacbon mạch hở X, Y với MX < MY < 80. Cho 0,12 mol E, có khối lượng 5,5 gam, vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 25,83 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 45,45%.       B. 36,36%.       C. 54,55%.       D. 63,64%.

(Xem giải) Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Glucozơ (lên men rượu) → A (O2, Cu) → B (AgNO3/NH3) → C. Biết A, B, C là các hợp chất hữu cơ. Số nguyên tử hiđro có trong phân tử chất C là

A. 4.       B. 5.       C. 7.       D. 6.

(Xem giải) Câu 27: Cho các phát biểu sau :
(a) Sục khí etilen dư vào dung dịch nước brom thấy nước brom bị mất màu.
(b) Bezen là chất lỏng không màu dễ tan trong nước.
(c) Propan-2-ol là ancol bậc hai.
(d) Để giảm đau nhức khi bị ong hoặc kiến đốt có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
(e) Etilen là nguyên liệu để sản xuất anđehit axetic.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 4.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 28: Oxi hóa hoàn toàn 11,5 gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al và Zn) bằng O2, thu được 17,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là

A. 150.       B. 300.       C. 350.       D. 175.

(Xem giải) Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại Fe tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(c) Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(d) Cho dung dịch Na2SO4 loãng vào dung dịch BaCl2 thu được kết tủa gồm hai chất.
(e) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol NaOH thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối.
Số phát biểu đúng là

A. 3       B. 2       C. 5       D. 4

(Xem giải) Câu 30: Cho hơi nước đi qua than nung đỏ, thu được 0,735 mol hỗn hợp khí X (gồm CO, CO2 và H2). Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư, nung nóng) thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được 0,57 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm thể tích của khí CO trong X là

A. 61,22%.       B. 22,45%.       C. 20,41%.       D. 16,33%.

(Xem giải) Câu 31: Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3, Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 19,15.       B. 20,75.       C. 24,55.       D. 30,10.

(Xem giải) Câu 32: Hỗn hợp E chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác), trong E nguyên tố oxi chiếm 10,9777% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 133,38 gam hỗn hợp muối (C15H31COONa, C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa) và 11,04 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 11,625 mol O2. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Quan Hóa - Thanh Hóa (Lần 1)

A. 0,36.       B. 0,33.       C. 0,34.       D. 0,35.

Câu 33: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Quỳ tím Chuyển màu hồng
Y Dd I2 Có màu xanh tím
Z Dd AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag
T Nước brom Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.       B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.

C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.       D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.

(Xem giải) Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amin gây ra.
(b) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
(c) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch phenol (C6H5OH) xuất hiện kết tủa trắng.
(e) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin (xúc tác Na) thu được cao su buna-N.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 5.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 35: Cho dãy các chất: metyl acrylat, triolein, glixerol, xenlulozơ, tơ nilon-6,6, Gly-Ala-Val, saccarozơ. Số chất trong dãy tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp tạo dung dịch xanh lam là

A. 5.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 36: Cho mô hình thí nghiệm sau:

Cho các nhận xét sau:
(a) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ.
(b) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của nước trong sản phẩm cháy.
(c) Ống nghiệm được lắp hơi chúi xuống để oxi bên ngoài dễ vào để đốt cháy chất hữu cơ.
(d) Ống nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí CO.
(e) Chất để sử dụng để oxi hóa chất hữu cơ trong thí nghiệm trên là CuO.
(f) Có thể sử dụng mô hình trên để xác định nitơ trong hợp chất hữu cơ.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 6.

(Xem giải) Câu 37: Dẫn 0,35 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,62 mol hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và a mol Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết Y vào 100 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,01 mol khí CO2. Giá trị của a là

A. 0,05.       B. 0,08.       C. 0,06.       D. 0,10.

(Xem giải) Câu 38: Kết quả phân tích thành phần khối lượng một mẫu apatit như sau:

Thành phần CaO P2O5 SiO2 F SO3 CO2
% khối lượng 52,69% 39,13% 2,74% 1,79% 3,23% 1,18%

Hòa tan m gam mẫu apatit vào lượng vừa đủ 25,0 ml dung dịch H3PO4 1,0M và H2SO4 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng (ở nhiệt độ dưới 60oC), thu được m1 gam chất rắn gồm CaSO4.2H2O, Ca(H2PO4)2, SiO2. Giá trị của m1 gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 4,7.       B. 6,1.       C. 5,8.       D. 5,3.

(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic, trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt cháy hoàn toàn 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít khí CO2 (đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) trên vào 500 ml dung dịch NaOH x mol/l thu được dung dịch Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x là

A. 2,00.       B. 1,44.       C. 1,60.       D. 1,80

(Xem giải) Câu 40: Hoà tan hết hỗn hợp rắn gồm CaC2, Al4C3 và Ca vào nước dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 10. Dẫn X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp khí Y. Tiếp tục cho Y qua bình đựng nước brom dư, thấy khối lượng bình brom tăng m gam và 0,784 lít hỗn hợp khí Z thoát ra có tỉ khối hơi so với He bằng 6,5. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

A. 3,91 gam.       B. 3,45gam.       C. 2,09 gam.       D. 1,35 gam.

(Xem giải) Câu 41: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ và cường dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm CuSO4 và HCl (tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3) sau một thời gian, thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 21,1875 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 22,5 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch Z; 4,2 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp rắn T. Biết các khí sinh ra trong quá trình điện phân hòa tan không đáng kể trong nước và hiệu suất đạt 100%. Giá trị của m là

A. 12,90.       B. 22,95.       C. 16,20.       D. 12,00.

(Xem giải) Câu 42: Cho sơ đồ chuyển hóa: NaOH + X → Z; Z + Y → NaOH; NaOH + X → E; E + Y → BaCO3. Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. Ba(HCO3)2, Ba(OH)2.       B. NaHCO3, BaCl2.

C. NaHCO3, Ba(OH)2.       D. CO2, BaCl2.

(Xem giải) Câu 43: Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, Fe2O3. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 1,05 mol HCl (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 0,07 mol H2 và 250 gam dung dịch Y. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Z (chứa 3 chất tan) và 0,1 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 136,85 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm FeCl3 trong Y là

Bạn đã xem chưa:  [2023 - 2024] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hòa Bình

A. 3,25%.       B. 5,20%.       C. 3,90%.       D. 2,60%.

(Xem giải) Câu 44: Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
E + 2NaOH → Y + 2Z
F + 2NaOH → Y + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất T có nhiệt độ sôi cao hơn axit axetic.
(b) Đun nóng Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C, thu được anken.
(c) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Chất Y là muối của axit cacboxylic hai chức, mạch hở.
(e) Chất F tác dụng với dung dịch NaHCO3, sinh ra khí CO2.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 2.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 45: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X, ancol no đa chức Y và chất Z là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa X với Y. Trong E, số mol của X lớn hơn số mol của Y. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc).
Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 0,65 mol NaOH phản ứng và thu được 32,2 gam ancol Y.
Thí nghiệm 3: Đốt cháy 1 mol E bằng O2 dư thu được 7,3 mol CO2 và 5,7 mol H2O.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là

A. 73,86%.       B. 71,24%.       C. 72,06%.       D. 74,68%.

(Xem giải) Câu 46: Hỗn hợp E gồm hai amin X (CnHmN), Y (CnHm+1N2, với n ≥ 2) và hai anken đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol E, thu được 0,02 mol N2, 0,14 mol CO2 và 0,19 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 45,04%.       B. 28,24%.       C. 56,49%.       D. 22,52%.

(Xem giải) Câu 47: Cho sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 9O2 → 8CO2 + 7H2O
(2) X + 2H2O → 2Y + C2H5OH
(3) Y + NaHCO3 → Z + T + H2O
Cho biết X, Z là các hợp chất hữu cơ mạch hở, phân tử chất Y vừa có nhóm OH vừa có nhóm COOH. Cho các phát biểu sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Chất Y và axit fomic đều có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Có thể dùng chất T để dập tắt các đám cháy kim loại (như Mg, Al,..).
(d) 1 mol chất Y phản ứng với kim loại Na dư, thu được tối đa 1 mol H2.
(e) Nhiệt độ sôi của Z cao hơn nhiệt độ sôi của Y.
Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 48: Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Y
(3) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E là hợp chất hữu cơ đa chức.
(b) Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Chất Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
(d) Trong tự nhiên, chất Z được tìm thấy trong nộc độc của ong và vòi đốt của kiến.
(e) Đốt cháy hoàn toàn chất X bằng O2 dư thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 5.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 49: Cho các chất mạch hở: X là axit cacboxylic không no, mạch phân nhánh, có hai liên kết π; Y và Z là hai axit cacboxylic no, đơn chức; T là ancol no, ba chức; E là este được tạo bởi X, Y, Z với T. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M (gồm X và E), thu được a gam CO2 và (a – 4,62) gam H2O. Mặc khác, cứ m gam M phản ứng vừa đủ với 0,04 mol KOH trong dung dịch. Cho 13,2 gam M phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng nhẹ, thu được ancol T và hỗn hợp muối khan F. Đốt cháy hoàn toàn F, thu được 0,4 mol CO2 và 14,24 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và H2O. Phần trăm khối lượng của E trong M gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 92,4.       B. 34,8.       C. 73,9.       D. 69,7.

(Xem giải) Câu 50: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 – 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70°C.
Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Có thể tiến hành thí nghiệm bằng cách đun sôi mạnh hỗn hợp.
(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(d) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.
(e) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
(g) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.
Số phát biểu sai là

A. 5.       B. 2.       C. 3.         D. 4.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!