[2023] Thi thử TN trường Chu Văn An – Yên Bái (Lần 3 – Đề 3)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
⇒ Mã đề: 178
41C | 42A | 43D | 44B | 45A | 46C | 47D | 48A | 49C | 50B |
51A | 52C | 53C | 54C | 55A | 56A | 57D | 58C | 59A | 60C |
61A | 62A | 63D | 64D | 65B | 66D | 67D | 68D | 69D | 70B |
71C | 72C | 73A | 74B | 75C | 76A | 77A | 78C | 79D | 80D |
(Xem giải) Câu 41: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam C4H8O2 bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam muối Y và 4,6 gam ancol Z. Giá trị của m là
A. 9,2. B. 4,6. C. 8,2. D. 3,2.
Câu 42: Magie phản ứng với oxi sinh ra sản phẩm nào sau đây?
A. MgO. B. Mg(OH)2. C. Mg(NO3)2. D. MgCl2.
Câu 43: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. điện phân dung dịch CaCl2. B. nhiệt phân
C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. D. điện phân CaCl2 nóng chảy.
Câu 44: Tác nhân chủ yếu gây hiện tượng mưa axit là
A. CH4 và NH3. B. SO2 và NO2. C. CO và CO2. D. CO2 và CH4.
Câu 45: Chất nào sau đây là axit béo?
A. Axit stearic. B. Glixerol. C. Axit axetic. D. Triolein.
Câu 46: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl?
A. Zn. B. Mg. C. Cu. D. Fe.
(Xem giải) Câu 47: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn lên vỏ tàu biển (phía ngoài, tiếp xúc với nước biển) các tấm kim loại nào sau đây?
A. Ag. B. Pb. C. Cu. D. Zn.
Câu 48: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. KOH. B. NaCl. C. KNO3. D. K2SO4.
(Xem giải) Câu 49: Chất nào sau đây là amin bậc ba?
A. CH3NHC6H5. B. (CH3)2NH. C. (CH3)3N. D. CH3CH2CH2NH2.
Câu 50: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ở thể lỏng?
A. Metylamin. B. Anilin. C. Glyxin. D. Trimetylamin.
Câu 51: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(hexametylen ađipamit). B. Poli(vinyl clorua).
C. Poliacrilonitrin. D. Polietilen.
Câu 52: Trong hợp chất, các kim loại kiềm thổ có số oxi hóa
A. -2. B. +3. C. +2. D. +1.
(Xem giải) Câu 53: Để hòa tan hoàn toàn 10 gam oxit của kim loại R cần vừa đủ 500 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là
A. Zn. B. Al. C. Mg. D. Ca.
Câu 54: Chất nào sau đây là ancol ba chức?
A. Butan-1-ol. B. Etanol. C. Glixerol. D. Etylen glicol
Câu 55: Quặng nào sau đây là nguyên liệu để sản xuất nhôm trong công nghiệp?
A. Boxit. B. Pirit. C. Hematit. D. Xiđerit.
Câu 56: Công thức của crom(III) hiđroxit là
A. Cr(OH)3. B. Cr(OH)2. C. Cr2O3. D. CrO3.
Câu 57: Kim loại Fe không tan trong dung dịch chất nào sau đây
A. HCl. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. NaOH.
(Xem giải) Câu 58: Phương pháp nào sau đây không thể làm mềm nước có tính tạm thời?
A. Xử lí bằng dung dịch Na2CO3.
B. Xử lí bằng một lượng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ.
C. Xử lí bằng dung dịch HCl.
D. Đun sôi.
(Xem giải) Câu 59: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Cho Al vào dung dịch NaHSO4.
C. Cho Cu vào dung dịch AgNO3. D. Cho Na vào H2O.
(Xem giải) Câu 60: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.
Câu 61: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. NaNO3. B. NaHSO4 C. Na2HPO4. D. NaHCO3.
Câu 62: Công thức của metyl fomat là
A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 63: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Tinh bột B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ
(Xem giải) Câu 64: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tơ visco là tơ tổng hợp.
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
D. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
(Xem giải) Câu 65: Cho 22,4 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa đủ với 33,96 gam hỗn hợp B gồm Mg và Al tạo ra 84,68 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của hai kim loại. Phần trăm khối lượng của Mg có trong B là
A. 56,54%. B. 77,74%. C. 76,46%. D. 22,26%.
(Xem giải) Câu 66: Từ tinh dầu hoa nhài tách được este X có công thức phân tử C9H10O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH, thu được natri axetat và một ancol thơm. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3-COO-C6H5. B. CH2=CH-COO-C6H5.
C. H-COO-CH2-CH2-C6H5. D. CH3-COO-CH2-C6H5.
(Xem giải) Câu 67: Glucozơ lên men thành ancol etylic. Để thu được 46 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị của m là
A. 54. B. 180. C. 90. D. 150.
(Xem giải) Câu 68: Cacbohiđrat X là chất rắn, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước; X có nhiều trong quả nho chín nên được gọi là đường nho. Cho X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được sản phẩm hữu cơ Y. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. glucozơ và ancol etylic. B. fructozơ và sobitol.
C. glucozơ và sobitol. D. glucozơ và amoni gluconat.
(Xem giải) Câu 69: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N. B. C4H9N. C. C2H7N. D. C3H9N.
(Xem giải) Câu 70: Cho 4 dung dịch riêng biệt: BaCl2, NaOH, KHSO4 và AgNO3. Số dung dịch có khả năng phản ứng với FeSO4 là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 71: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(a) X1 + H2O → X2 + X3↑ + H2↑ (Điện phân dung dịch có màng ngăn).
(b) X2 + X4 → BaCO3 + K2CO3 + H2O
(c) X2 + X3 → X1 + X5 + H2O
(d) X4 + X6 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Các chất X5 và X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. KClO và H2SO4. B. Ba(HCO3)2 và KHSO4.
C. KClO và KHSO4. D. Ba(HCO3)2 và H2SO4.
(Xem giải) Câu 72: Trên bao bì một loại phân bón NPK của công ty phân bón nông nghiệp Việt Âu có ghi độ dinh dưỡng là 20 – 20 – 15. Để cung cấp 135,780 kg nitơ, 15,500 kg photpho và 33,545 kg kali cho 10000 m² đất trồng thì người nông dân cần trộn đồng thời phân NPK (ở trên) với đạm urê (độ dinh dưỡng là 46%) và phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Cho rằng mỗi m2 đất trồng đều được bón với lượng phân như nhau. Vậy, nếu người nông dân sử dụng 83,7 kg phân bón vừa trộn trên thì diện tích đất trồng được bón phân là
A. 2500 m². B. 5000 m². C. 2000 m². D. 4000 m².
(Xem giải) Câu 73: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(b) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư.
(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.
Sau khi các thí nghiệm xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
(Xem giải) Câu 74: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
(b) Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
(c) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
(d) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
(e) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
(Xem giải) Câu 75: Một loại khí thiên nhiên (X) có thành ứng phần phần trăm về thể tích như sau: 85,0% metan, 10,0% etan, 2,0% nitơ, 3,0% khí cacbonic. Biết rằng: khi đốt cháy 1 mol metan, 1 mol etan thì lượng nhiệt tỏa ra tương ứng là 880,0 kJ và 1560,0 kJ, để nâng 1 ml nước lên thêm 1°C cần 4,2 J. Giả thiết rằng lượng nhiệt tỏa ra của quá trình đốt cháy X dùng để làm nóng nước với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 80%. Thể tích khí X (đktc) cần dùng để đun nóng 10,0 lít nước (khối lượng riêng của nước 1g/ml) từ 20°C lên 100°C gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 123,20 lít. B. 122,83 lít. C. 104,08 lít. D. 103,58 lít.
(Xem giải) Câu 76: Hỗn hợp E chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác), trong E nguyên tố oxi chiếm 10,9777% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 133,38 gam hỗn hợp muối (C15H31COONa, C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa) và 11,04 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 11,625 mol O2. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,35 B. 0,33 C. 0,36. D. 0,34.
(Xem giải) Câu 77: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit cacboxylic không no, mạch cacbon không phân nhánh và có hai liên kết π trong phân tử; Y và Z là hai axit cacboxylic no, đơn chức; T là ancol no, ba chức; E là este tạo bởi T và X, Y, Z (ME < 258). Hỗn hợp M gồm X và E, tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M thu được a gam CO2 và (a – 6,93) gam H2O.
– Thí nghiệm 2: Cho m gam M vào dung dịch KOH dư, đun nóng nhẹ sau phản ứng hoàn toàn thấy có 0,06 mol KOH phản ứng.
– Thí nghiệm 3: Cho 19,8 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng nhẹ, thu được hỗn hợp muối khan N. Đốt cháy hết N bằng khí O2 dư thu được 0,6 mol CO2 và 21,36 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và H2O. Khối lượng chất E trong 8,91 gam hỗn hợp M là
A. 6,588 gam. B. 5,856 gam. C. 5,124 gam. D. 4,392 gam.
(Xem giải) Câu 78: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, CuO và Fe2O3 (trong X nguyên tố oxi chiếm 15,2% về khối lượng) vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,54 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chứa l,8m gam hỗn hợp muối (gồm Fe2(SO4)3, CuSO4) và 1,08 mol hỗn hợp khí gồm CO2, SO2. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X có giá trị gần nhất với
A. 25%. B. 15%. C. 8%. D. 20%.
(Xem giải) Câu 79: Tiến hành điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp CuSO4 và KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện không đổi thu được kết quả như bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) | Tổng số chất khí thoát ra ở hai điện cực | Tổng thể tích khí thoát ra ở hai điện cực (lít) |
t | 1 | 1,344 |
2t | 2 | 2,24 |
3t | x | V |
4t | 3 | 5,152 |
Giả sử hiệu suất của phản ứng điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của V là
A. 3,36. B. 3,584. C. 2,912. D. 3,136
(Xem giải) Câu 80: Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Y
(3) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E và F đều là các este đa chức.
(b) Có hai công thức cấu tạo phù hợp với chất E.
(c) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Nhiệt độ sôi của chất Z cao hơn nhiệt độ sôi của ancol etylic.
(e) Cho a mol chất E tác dụng với Na dư thu được a mol khí H2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2
Bình luận