[2024] Thi thử TN chuyên Hạ Long – Quảng Ninh (Lần 3)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
⇒ Mã đề: 126
41B | 42D | 43A | 44C | 45D | 46B | 47A | 48A | 49D | 50A |
51B | 52A | 53A | 54C | 55D | 56B | 57C | 58D | 59A | 60C |
61C | 62B | 63C | 64B | 65B | 66B | 67D | 68A | 69D | 70B |
71B | 72C | 73D | 74C | 75D | 76A | 77C | 78C | 79A | 80D |
Câu 41. Canxi clorua là tên gọi của chất nào sau đây?
A. Ca(OH)2. B. CaCl2. C. Ca(NO3)2. D. CaCO3.
Câu 42. Kim loại có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua là
A. Cu. B. Ag. C. Al. D. Au.
Câu 43. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển xanh?
A. KOH. B. HCl. C. KNO3. D. NaCl.
Câu 44. Chất nào có 2 nguyên tử oxi trong phân tử?
A. Phenol. B. Ancol metylic. C. Etylen glycol. D. Glixerol.
(Xem giải) Câu 45. Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X → Na2CO3 + H2O. Hợp chất X là
A. NaCl. B. HCl. C. KOH. D. NaOH.
Câu 46. Kim loại sắt tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Mg(NO3)2. B. AgNO3. C. H2SO4 đặc, nguội. D. KCl.
(Xem giải) Câu 47. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 có hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. không có kết tủa, có khí bay lên.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. chỉ có kết tủa keo trắng.
Câu 48. Kim loại nào sau đây được điều chế duy nhất bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. K. B. Ag. C. Au. D. Cu.
(Xem giải) Câu 49. Chất nào sau đây có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. NaCl. B. NaNO3. C. Na2SO4. D. Na2CO3.
Câu 50. Chất nào sau đây là thành phần chính của bông nõn?
A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.
Câu 51. Axit oleic có công thức là
A. CH3COOH. B. C17H33COOH. C. C15H31COOH. D. C17H35COOH.
Câu 52. Este metylfomat có chứa số nguyên tử cacbon là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 53. Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Val là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 54. Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. Metylamin. B. Etylamin. C. Đimetylamin. D. Anilin.
Câu 55. Cho miếng sắt vào dung dịch nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. AgNO3. B. CuSO4. C. HCl và CuCl2. D. Fe2(SO4)3.
Câu 56. Crom (III) oxit là chất rắn màu lục thẫm, được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh. Công thức của crom (III) oxit là
A. Cr(OH)3. B. Cr2O3. C. CrO3. D. CrO.
Câu 57. Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. MgCl2. B. Na2SO4. C. HCl. D. NaNO3.
(Xem giải) Câu 58. Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: SO2, CO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. NaCl. C. H2SO4. D. Ca(OH)2.
Câu 59. Vật liệu polime nào sau đây được tạo ra từ polime bán tổng hợp?
A. Tơ visco. B. Cao su buna. C. Tơ nitron. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 60. Criolit có vai trò quan trọng trong sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Công thức của criolit là
A. Kal(SO4)2.12H2O. B. Al2O3.2H2O. C. 3NaF.AlF3. D. K2O.Al2O3.6SiO2.
(Xem giải) Câu 61. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ lapsan, tơ nilon-6 đều tạo ra từ phản ứng trùng hợp.
B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Cao su buna được điều chế bằng phản ứng trùng hợp buta-1,3-dien với xúc tác Na.
D. Monome tham gia phản ứng trùng hợp đều có từ hai nhóm chức trở lên.
(Xem giải) Câu 62. Cho dãy các oxit: MgO, Al2O3, P2O5, CO, SO2. Số oxit trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở điều kiện thường là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 63. Đốt cháy hoàn toàn 9,3 gam metylamin bằng một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp X gồm khí và hơi. Làm lạnh hỗn hợp X đến 0°C thu được V lít hỗn hợp khí (đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 13,44. C. 10,08. D. 8,40.
(Xem giải) Câu 64. Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 55,08 gam natri stearat và a gam glixerol. Giá trị của a là
A. 1,38. B. 5,52. C. 1,84. D. 3,68.
(Xem giải) Câu 65. Thủy phân m gam tinh bột sau một thời gian thu được 0,8m gam glucozơ (giả sử chỉ xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột thành glucozơ). Hiệu suất phản ứng thủy phân là
A. 86%. B. 72%. C. 80%. D. 90%.
(Xem giải) Câu 66. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.
B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
(Xem giải) Câu 67. Cho 23,6 gam sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 13,6. B. 24,8. C. 24,0. D. 25,2.
(Xem giải) Câu 68. Cho 17,82 gam hỗn hợp Na, Na2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 12,57% về khối lượng) vào nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch CuSO4 dư vào X, thu được 35,54 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,08. B. 0,12. C. 0,10. D. 0,06.
(Xem giải) Câu 69. Xà phòng hóa hoàn toàn este X trong dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, thu được sản phẩm gồm CH3COONa và C6H5CH2OH. Tên gọi của X là
A. metyl benzoat. B. phenyl axetat. C. benzyl fomat. D. benzyl axetat.
(Xem giải) Câu 70. Đietyl phtalat (DEP) là thuốc trị bệnh ghẻ và côn trùng cắn. DEP là chất lỏng có khối lượng riêng là 1,125 g/ml. Phản ứng tổng hợp DEP từ anhidrit phtalic và ancol etylic như sau:
Từ 21,33 kg anhidrit phtalic có thể sản xuất được 5000 lọ thuốc DEP. Biết mỗi lọ thuốc DEP dạng lỏng chứa V ml DEP (còn lại là tá dược) và hiệu suất phản ứng tính theo anhidrit phtalic là 80%. Giá trị của V gần nhất là
A. 5,5. B. 4,5. C. 4,0. D. 5,0.
(Xem giải) Câu 71. Hỗn hợp E gồm chất X (C2H8N2O2, muối của α-amino axit) và hợp chất Y (C4H12O5N2, hợp chất của α-amino axit). Cho E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH đun nóng, thu được hỗn hợp khí G. Cho E tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 (loãng, dư, đun nóng), thu được khí T và dung dịch Q (có chứa 1 muối của α–amino axit). Cho các nhận định sau:
(a) Chất T là nguyên liệu sản xuất một loại phân đạm có độ dinh dưỡng cao.
(b) Hỗn hợp G chứa 2 khí đều tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3.
(c) Chất X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn.
(d) Dung dịch Q chứa 3 chất tan.
(e) Chất Y có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn.
Số nhận định đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
(Xem giải) Câu 72. Tiến hành thí nghiệm sau: Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 5 ml dung dịch H2SO4 10%. Cho vào mỗi ống 1 viên kẽm có cùng kích thước và khối lượng.
– Ống 1: để yên.
– Ống 2: nhỏ thêm 3-4 giọt CuSO4.
Cho các phát biểu sau:
(a) Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn ống 1.
(b) Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hóa học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa.
(c) Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hóa thành Zn2+.
(d) Ở ống 2 nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4 thì hiện tượng thoát khí xảy ra càng mạnh.
(e) Có thể thay 5 ml dung dịch H2SO4 10% bằng 5 ml dung dịch HCl 10%.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
(Xem giải) Câu 73. Ở t°C khi cho 2 gam MgSO4 vào 200 gam dung dịch MgSO4 bão hòa đã làm cho m gam tinh thể muối MgSO4.nH2O (A) kết tinh. Nung m gam tinh thể (A) cho đến khi mất nước hoàn toàn thì thu được 3,16 gam MgSO4. Cho biết ở t°C, 100 gam nước hoàn tan tối đa 35,1 gam MgSO4 tạo thành dung dịch bão hòa. Công thức của (A) là
A. MgSO4.5H2O. B. MgSO4.6H2O. C. MgSO4.8H2O. D. MgSO4.7H2O.
(Xem giải) Câu 74. Oxi hóa hoàn toàn 1,55 gam P thành P2O5 rồi cho toàn bộ lượng P2O5 trên vào 500 ml dung dịch hỗn hợp chứa KOH 0,1M và NaOH 0,15M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,60. B. 7,95. C. 8,45. D. 9,75.
(Xem giải) Câu 75. Hòa tan một oxit sắt X trong dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y phản ứng với các chất sau: KMnO4; Cu(NO3)2; Cu. Vậy Y có chứa các chất tan là
A. FeSO4; Fe2(SO4)3. B. FeSO4; H2SO4. C. H2SO4; Fe2(SO4)3. D. FeSO4; Fe2(SO4)3; H2SO4.
(Xem giải) Câu 76. Một nhà máy sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy hỗn hợp nhôm oxit và criolit với anot làm bằng than chì ở hiệu điện thế U = 5V. Cho biết:
– Công của dòng điện (Jun) là A = U.I.t; trong đó I là cường độ dòng điện (ampe), t là thời gian điện phân (giây).
– Hiệu suất sử dụng điện năng của quá trình điện phân là 90%.
– Toàn bộ lượng khí oxi sinh ra ở anot đã đốt cháy than chì thành CO và CO2 với số mol bằng nhau.
Để sản xuất 0,9 kg nhôm thì điện năng tiêu thụ là a kWh (1kWh = 3600 kJ) và khối lượng cacbon tiêu hao ở anot là b kg. Cho biết hằng số Faraday F = 96500. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 14,89 và 0,40. B. 14,89 và 0,44. C. 14,98 và 0,40. D. 14,98 và 0,44.
(Xem giải) Câu 77. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho ure vào dung dịch NaOH dư.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư.
(c) Cho từ từ và khuấy đều dung dịch H2SO4 vào lượng dư dung dịch Na2CO3.
(d) Đun nóng tinh thể NaCl với H2SO4 đặc ở 250°C.
(e) Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất khí có tỉ khối so với không khí lớn hơn 1 là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 78. Nung nóng hỗn hợp gồm Mg, Fe trong oxi thu được m gam hỗn hợp X, cho X vào dung dịch H2SO4 đặc (lấy dư 25% so với lượng phản ứng) đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và 0,12 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được kết tủa Z, nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 164,165 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch chứa 0,76 mol HCl, thu được dung dịch E chỉ chứa các muối. Cho E tác dụng với AgNO3 dư thu được 126,34 gam kết tủa. Khối lượng muối có số mol nhỏ nhất trong E là
A. 10,16. B. 7,60. C. 13,00. D. 16,25.
(Xem giải) Câu 79. Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân saccarozơ trong môi trường kiềm thu được glucozơ và fructozơ.
(b) Trong phân tử Gly-Ala-Glu có 5 nguyên tử O.
(c) Có 2 chất hữu cơ đơn chức mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2.
(d) Có thể sử dụng quỳ tím hoặc dung dịch brom để phân biệt hai dung dịch phenylamin và lysin.
(e) Ở điều kiện thường, tristearin và etyl axetat đều là chất lỏng, nhẹ hơn nước.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 80. Hỗn hợp E gồm 3 este X, Y, Z (MX < MY < MZ < 170) đều mạch hở trong đó có X là este no, đơn chức; Y có chứa 3 liên kết π trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn x mol E cần dùng 1,5375 mol O2, thu được CO2 và 1,15 mol H2O. Nếu đun nóng x mol E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 2 ancol đều no và 34,6 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được 23,65 gam CO2 và 15,3 gam H2O. Biết nếu cho x mol E vào dung dịch brom dư thì số mol brom phản ứng tối đa là 0,0625 mol. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất là
A. 65. B. 50 C. 60. D. 55.
Bình luận