[2020] Thi thử THPT Quốc gia trường Lý Thái Tổ – Bắc Ninh (Lần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1D | 2C | 3C | 4B | 5B | 6A | 7D | 8C | 9C | 10C |
11B | 12D | 13A | 14B | 15B | 16C | 17D | 18C | 19A | 20D |
21A | 22A | 23D | 24B | 25C | 26B | 27D | 28A | 29A | 30D |
31B | 32A | 33C | 34A | 35C | 36D | 37B | 38D | 39A | 40B |
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Cao su buna thuộc loại polime tổng hợp.
C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
D. Tơ poliamit bền trong môi trường kiềm và axit.
Câu 2: Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) không tác dụng được với chất nào sau đây
A. NaOH B. HCl C. NaCl D. C2H5OH
Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh
A. C6H5NH2 B. C6H5OH C. CH3NH2 D. CH3OH
(Xem giải) Câu 4: Cho 4,5 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 8,15 gam muối. Tổng số nguyên tử có trong phân tử X là
A. 5. B. 10. C. 12. D. 7.
Câu 5: Khí nào gây hiệu ứng nhà kính và làm vẩn đục nước vôi trong
A. CO B. CO2 C. NO2 D. CH4
(Xem giải) Câu 6: Số đồng phân cấu tạo mạch hở có CTPT C3H6O2 tác dụng được với NaOH là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.
B. Xenlulozơ phản ứng với HNO3 tạo thành tơ axetat.
C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Câu 8: Trong môi trường kiềm, chất nào dưới đây tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu xanh tím?
A. metylamin. B. Gly-Val. C. Ala-Gly-Val. D. Glucozơ.
Câu 9: Este nào sau đây tác dụng với NaOH thu được natri axetat
A. HCOOCH3. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
Câu 10: Đạm ure có công thức là
A. (NH4)2CO3 B. NH4NO3 C. (NH2)2CO D. NaNO3
Câu 11: Ancol etylic có công thức cấu tạo là
A. CH3OCH3 B. CH3CH2OH C. CH3COOH D. CH3CHO
Câu 12: Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit X thuộc loại
A. pentapepit. B. tripetit. C. đipetit. D. tetrapeptit.
Câu 13: Chọn nhận xét đúng.
A. Công thức chung của ankan là CnH2n+2 (n≥1).
B. Stiren không làm mất màu dung dịch brom.
C. Các ankin đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng.
D. Anken là những hidrocacbon không no có một liên kết đôi C=C
Câu 14: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
(Xem giải) Câu 15: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là
A. 37,50. B. 18,75. C. 28,25. D. 21,75.
Câu 16: Công thức phân tử của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n–2O2 (n ≥ 4). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). C. CnH2nO2 (n ≥ 2). D. CnH2nO2 (n ≥ 3).
(Xem giải) Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 21,60. B. 2,16. C. 43,20. D. 4,32.
(Xem giải) Câu 18: Cho dãy gồm các chất: CH3COOC2H5; Ala-Gly; H2NCH2COOH và CH3NH3Cl. Số chất trong dãy vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Etylamin thuộc loại amin bậc một. B. Phân tử Gly-Ala-Ala có ba nguyên tử oxi.
C. Phân tử lysin có một nguyên tử nitơ. D. Anilin tác dụng được với dung dịch NaOH.
(Xem giải) Câu 20: Thủy phân hoàn toàn H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–COOH thu được bao nhiêu loại α–amino axit khác nhau?
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 21: Công thức của triolein là
A. (C17H33COO)3C3H5. B. (HCOO)3C3H5. C. (CH3COO)3C3H5. D. (C2H5COO)3C3H5.
Câu 22: Loại polime nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?
A. Polietilen. B. PVC C. Tơ tằm. D. Nilon-6,6
(Xem giải) Câu 23: Cho 54 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75% thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là
A. 27,60. B. 36,80. C. 10,35. D. 20,70.
Câu 24: Phản ứng hóa học giữa axit cacboxylic và ancol được gọi là phản ứng
A. kết hợp. B. este hóa. C. trùng ngưng D. trung hòa.
(Xem giải) Câu 25: Hỗn hợp Z gồm 2 este đơn chức X và Y tạo bởi cùng 1 ancol và 2 axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần 6,16 lít O2 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức của este X và giá trị của m tương ứng là
A. HCOOC2H5 và 9,5 B. CH3COOCH3 và 6,7
C. HCOOCH3 và 6,7 D. (HCOO)2C2H4 và 6,6
(Xem giải) Câu 26: Cho các phát biểu sau :
(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.
(b) Anilin là một bazo, dung dịch của nó có thể làm quỳ tím chuyển xanh.
(c) Glu–Ala tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1:2.
(d) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.
(e) Tinh bột và xenlulozo là đồng phân của nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
(Xem giải) Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa glucozo, metyl fomat và saccarozo cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 25 B. 27. C. 22 D. 30.
(Xem giải) Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 29: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Y | Cu(OH)2 trong môi trường kiềm | Có màu tím |
Z | Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng | Kết tủa Ag trắng sáng |
T | Nước brom | Kết tủa trắng |
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
C. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.
(Xem giải) Câu 30: Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Ala và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 48,875 B. 53,125 C. 45,075 D. 57,625
(Xem giải) Câu 31: Cho 27,6 gam hỗn hợp CH3COOH, C6H5OH, NH2CH2COOH tác dụng vừa đủ 350 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 41,60. B. 35,30. C. 38,45. D. 32,65.
(Xem giải) Câu 32: Một peptit X mạch hở khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ thu được glyxin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số liên kết peptit trong một phân tử X là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
(Xem giải) Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,2. B. 0,24. C. 0,12. D. 0,16.
(Xem giải) Câu 34: Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MX < MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (ở đktc) và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch có x mol HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Phần trăm khối lượng của Y trong M là 40%. B. X có phản ứng tráng bạc.
C. Giá trị của x là 0,075. D. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%.
(Xem giải) Câu 35: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O (2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(3) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O (4) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
A. 198. B. 174. C. 202. D. 216.
(Xem giải) Câu 36: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m-3O6N5) là pentapeptit được tạo bởi một amino axit. Cho 0,26 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng thu được etylamin và dung dịch T chỉ chứa 62,9 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 51,78%. B. 46,63%. C. 47,24%. D. 63,42%.
(Xem giải) Câu 37: Cho 18,5 gam chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H11O6N3. A tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc I và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị của m là:
A. 24,2 gam B. 19,1 gam C. 16,2 gam D. 18,5 gam
(Xem giải) Câu 38: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của α-amino axit Z (chất Z có cấu tạo mạch hở và có mạch cacbon không phân nhánh). Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
(Xem giải) Câu 39: Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H8O2, A và B đều cộng hợp với brom theo tỉ lệ mol là 1 : 1. A tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. B tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của A và B lần lượt là:
A. C6H5COOCH=CH2 và CH2=CHCOOC6H5. B. HCOOC6H4CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
C. HCOOC6H4CH=CH2 và HCOOCH=CHC6H5. D. C6H5COOCH=CH2 và C6H5CH=CHCOOH.
(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong đó hai este có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,76 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm hai muối. Cho toàn bộ Y vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có khí thoát ra và khối lượng bình tăng 4 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,09 mol O2, thu được Na2CO3 và 4,96 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong X là
A. 77,32%. B. 61,86%. C. 19,07%. D. 15,46%.
Bình luận