[2024] Thi thử TN sở GDĐT Hà Tĩnh (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 079

41D 42C 43C 44A 45D 46B 47D 48C 49B 50A
51D 52C 53A 54D 55B 56B 57A 58C 59B 60C
61B 62B 63D 64B 65C 66B 67B 68C 69D 70B
71A 72A 73D 74D 75B 76D 77D 78C 79A 80C

Câu 41: Công thức của tripanmitin là

A. (C17H33COO)3C3H5.         B. (C15H31COO)2C2H4.

C. (C17H35COO)3C3H5.       D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 42: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng cách

A. dùng kim loại mạnh đẩy nhôm ra khỏi dung dịch nhôm clorua.

B. điện phân dung dịch nhôm sunfat

C. điện phân nóng chảy nhôm oxit.

D. điện phân nóng chảy nhôm clorua.

Câu 43: Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit: Gly-Ala-Val-Ala thu được bao nhiêu loại aminoaxit?

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 1.

Câu 44: Kim loại X có tính cứng lớn nhất trong các kim loại, thường được dùng để mạ và chống lại sự xỉn màu ở bề mặt kim loại khác. Kim loại X là

A. Cr.       B. Hg.       C. K.       D. Fe.

(Xem giải) Câu 45: Dung dịch nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu?

A. Dung dịch Ca(OH)2.       B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaOH.       D. Dung dịch Na2CO3.

Câu 46: Tính chất nào sau đây không phải của Crom(III) oxit (Cr2O3)?

A. Oxit lưỡng tính.       B. tan nhiều trong nước.

C. Có màu lục thẫm.       D. Tan trong dung dịch axit và kiềm đặc.

Câu 47: Chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính?

A. Al2(SO4)3.       B. HCl.       C. NaOH.       D. Al(OH)3.

Câu 48: Nước đá khô được sử dụng như một chất làm mát, dùng bảo quản thực phẩm hay tạo ra khói trong các buổi tiệc… Nước đá khô có đặc điểm không nóng chảy ở áp suất thường mà thăng hoa trực tiếp thành dạng khí. Công thức của nước đá khô là

A. SO2.       B. SO3.       C. CO2.       D. CO.

(Xem giải) Câu 49: Chất nào dưới đây không phản ứng được với dung dịch FeCl3?

A. AgNO3.       B. Ag.       C. Cu.       D. NH3.

Câu 50: Tính chất nào sau đây là tính chất vật lý chung của kim loại?

A. Tính dẫn điện.       B. Khối lượng riêng.

C. Nhiệt độ nóng chảy.       D. Tính cứng.

Câu 51: Kim loại kiềm không tác dụng với chất nào sau đây?

A. Etanol.       B. Nước.       C. Giấm ăn.       D. Dầu hỏa.

Câu 52: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Xenlulozơ.       B. Poli(hexametylen ađipamit).

C. Poliacrilonitrin.       D. Poli(etylen terephtalat).

Câu 53: Dãy đồng đẳng của metylamin có công thức chung là

A. CnH2n+3N (n ≥ 1).       B. CnH2n-3N (n ≥ 6).

C. CnH2n+4N (n ≥ 2).       D. CnH2n+1N (n ≥ 1).

Câu 54: Soda (có thành phần chính là natri cacbonat) là chất rắn màu trắng được dùng trong công nghiệp thủy rinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi. Công thức của natri cacbonat là

A. Ca(HCO3)2.       B. KHCO3.       C. CaCO3.       D. Na2CO3.

Câu 55: Ứng với công thức phân tử C3H6O2 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là este?

A. 3.       B. 2.       C. 1.       D. 4.

Câu 56: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al bị hòa tan trong lượng dư dung dịch nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN chuyên KHTN Hà Nội (Lần 2)

A. NaCl.       B. NaOH.       C. KNO3.       D. K2SO4.

Câu 57: Monome nào sau đây được dùng để điều chế poli(metyl metacrylat) hay còn gọi là plexiglas?

A. CH2=C(CH3)-COOCH3.       B. CH2=CH-COOH.

C. CH2=CH-COOCH3.       D. CH2=C(CH3)-COOH.

(Xem giải) Câu 58: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. không có kết tủa, có khí bay lên.

B. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.

C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

D. chỉ có kết tủa keo trắng.

(Xem giải) Câu 59: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl và khi tác dụng với khí Cl2 sẽ cho ra 2 sản phản phẩm muối khác nhau?

A. Ca.       B. Cr.       C. Al.       D. Mg.

Câu 60: Trong các kim loại sau, kim loại nào có tính khử mạnh nhất?

A. Mg.       B. Ag.       C. K.       D. Zn.

Câu 61: Cồn 70° được sử dụng để vệ sinh và tiệt trùng trong y tế. Trong cồn 70° có chứa ancol etylic, công thức cấu tạo thu gọn của ancol etylic là

A. CH3OH.       B. C2H5OH.       C. C3H7OH.       D. CH3COOH.

(Xem giải) Câu 62: Chất béo lỏng không có tính chất nào sau đây?

A. Phản ứng cộng H2 (Ni, t°).

B. Phản ứng tráng bạc.

C. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

D. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.

(Xem giải) Câu 63: Cho dãy gồm các tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ nilon-6,6, tơ nitron. Số tơ thuộc loại tơ nhân tạo là

A. 5.       B. 4.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 64: Thủy phân hoàn toàn saccarozơ thu được dung dịch X chứa 2 chất hữu cơ Y và Z. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất hóa học chung của chất Y và chất Z?

A. Hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch xanh lam.

B. Phản ứng với nước brôm.

C. Tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Phản ứng cộng H2 (Ni, t°).

(Xem giải) Câu 65: Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là

A. 8,15 gam.       B. 7,65 gam.       C. 12,95 gam.       D. 16,60 gam.

(Xem giải) Câu 66: Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,672 lít khí (đktc) ở anot và 1,38 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là

A. KCl.       B. NaCl.       C. CaCl2.       D. MgCl2.

(Xem giải) Câu 67: Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch HCl 0,2M vào 100 ml dung dịch Na2CO3 0,15M thu được dung dịch X và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 0,448.       B. 0,112.       C. 0,224.       D. 0,336.

(Xem giải) Câu 68: Xà phòng hóa 6 gam metyl fomat bằng 500 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là

A. 8,2 gam.       B. 3,28 gam.       C. 3,40 gam.       D. 2,02 gam.

(Xem giải) Câu 69: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: Mg(NO3)2, KMnO4, BaCl2, ZnSO4, NH3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là

A. 5.         B. 3.         C. 2.        D. 4.

(Xem giải) Câu 70: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư AgNO3/NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN trường Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

A. 2,16.       B. 4,32.       C. 21,60.       D. 23,94.

(Xem giải) Câu 71: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân từ C3H9O2N khi tác dụng với NaOH cho ra muối của axit fomic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 72: Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Aspirin (CH3COOC6H4COOH) được điều chế từ phenol theo sơ đồ sau:
C6H5OH → o-C6H4(ONa)(COONa) → o-C6H4(OH)(COOH) → o-C6H4(OCOCH3)(COOH)
Một viên thuốc aspirin có khối lượng 80 mg, khối lượng phenol cần thiết để sản xuất 100 lọ aspirin (mỗi lọ có 100 viên) với hiệu suất cả quá trình 72% là

A. 580,2 gam.       B. 587,5 gam.       C. 597,5 gam.       D. 423,0 gam.

(Xem giải) Câu 73: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo được sử dụng để điều chế xà phòng và glixerol.
(b) Tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ đều không thuộc loại monosaccarit.
(c) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai, tan nhiều trong nước.
(d) Các hợp chất glyxin, alanin và valin là aminoaxit liên tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng.
(e) Hầu hết polime là những chất rắn, dễ bay hơi và luôn có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Số phát biểu không đúng là

A. 1.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 74: Muối Epsom (MgSO4.nH2O) còn được gọi là muối magie sulfat (magnesium sulfate), là một loại muối khoáng tự nhiên thường được sử dụng trong việc làm giảm viêm, giảm đau và thư giãn cơ bắp. Khi làm lạnh 169,5 gam dung dịch MgSO4 bão hòa ở 80°C xuống t°C thì có 12,30 gam muối Epsom tách ra, phần dung dịch bão hòa còn lại có nồng độ 34,35%. Biết độ tan của MgSO4 tại 80°C và 20°C lần lượt là 54,80 và 35,10. Số gam Epsom được tách ra khi làm lạnh 1220,6 gam dung dịch bão hòa MgSO4 từ 80°C xuống 20°C có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 708,50.       B. 302,29.       C. 630,25.       D. 504,30.

(Xem giải) Câu 75: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho lá Zn (dư) vào dung dịch CuSO4.
(c) Để vật dụng bằng thép cacbon (Fe-C) trong không khí ẩm.
(d) Ngâm một miếng Al (dư) vào dung dịch FeCl3.
(e) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.
(f) Cho mẩu Na vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 5.       B. 4.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 76: Hỗn hợp X chứa Al, CuO và Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn 40,44 gam X thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy có 0,018 mol khí thoát ra, thu được dung dịch Z và 11,328 gam chất rắn.
Phần 2: Cho tác dụng với 920 ml dung dịch HNO3 1,2 M (vừa đủ) thu được dung dịch T và 0,096 mol hỗn hợp hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỉ khối của hỗn hợp khí này so với H2 là 14,75. Làm khô cẩn thận dung dịch T được m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN sở GDĐT Ninh Bình (Lần 2)

A. 93,1.       B. 75,1.       C. 64,1.       D. 77,1.

(Xem giải) Câu 77: Một trong các phương pháp dùng để loại bỏ sắt trong nguồn nước nhiễm sắt là sử dụng lượng vôi tôi vừa đủ để tăng pH của nước nhằm kết tủa ion sắt khi có mặt oxi, theo sơ đồ phản ứng
(1) Fe3+ + OH- → Fe(OH)3
(2) Fe2+ + OH- + O2 + H2O → Fe(OH)3
Một mẫu nước có hàm lượng sắt cao gấp 28 lần so với ngưỡng cho phép là 0,30 mg/l (theo QCVN 01-1:2018/BYT). Giả thiết sắt trong mẫu nước trên chỉ tồn tại ở hai dạng là Fe3+ và Fe2+ với tỉ lệ mol Fe3+ : Fe2+ = 1 : 4. Cần tối thiểu m gam Ca(OH)2 để kết tủa hoàn toàn lượng sắt trong 10 m3 mẫu nước trên. Giá trị của m là

A. 155,4.       B. 222,0.       C. 288,6.       D. 122,1.

(Xem giải) Câu 78: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức), đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được H2O và 16,8 lít CO2 (đktc). Xà phòng hóa hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và 20,22 gam hỗn hợp muối F của axit cacboxylic. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, 15,9 gam Na2CO3 và 3,36 lit CO2 (đktc). Khối lượng của Z trong m gam E là

A. 28,5 gam.       B. 20,25 gam.       C. 14,25 gam.       D. 9,5 gam.

(Xem giải) Câu 79: Bón phân NPK là yêu cầu bắt buộc khi trồng cây ăn trái. Trong giai đoạn ra hoa và nuôi trái cây cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái. Với một loại cây ăn trái trong giai đoạn này, người ra bón vào đất cho mỗi cây trung bình là 20 gam N và 80 gam K2O. Một khu vườn trồng cây ăn trái có mật độ cây trồng là 1 cây/4m². Để bón vừa đủ dinh dưỡng cho khu vườn thì cần tổng 300 kg phân bón bao gồm NPK là 15 – 5 – 30 và phân kali có độ dinh dưỡng 30%. Tính diện tích của khu vườn trên ?

A. 4500 m².       B. 3000 m².       C. 5000 m².       D. 6000 m².

(Xem giải) Câu 80. Tiến hành một thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Rót từ từ dung dịch CuSO4 0,5M vào ống thủy tinh hình chữ U đến khi mực nước dâng lên cách miệng chừng 2 cm thì dừng lại.
Bước 2: Đậy miệng ống bên trái bằng nút cao su có gắn điện cực graphit.
Bước 3: Đậy miệng ống bên phải bằng nút cao su có gắn điện cực graphit và một ống dẫn khí.
Bước 4: Nối điện cực bên trái với cực âm và nối điện cực bên phải với cực dương của nguồn điện một chiều (hiệu điện thế 6V, cường độ dòng điện 1A).
Cho các phát biểu sau:
(a) Thí nghiệm trên mô tả sự điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
(b) Ở catot, ion Cu2+ bị khử tạo thành kim loại đồng: Cu2+ + 2e → Cu.
(c) Ở anot, có khí H2 thoát ra tại ống dẫn khí.
(d) Trong quá trình điện phân, pH dung dịch tăng dần.
(e) Nếu thay dung dịch CuSO4 0,5M trên bằng hỗn hợp dung dịch gồm CuSO4 0,5M và NaCl 1M thì catot và anot vẫn thu được sản phẩm như thí nghiệm ban đầu.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 5.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!