[2025] Thi thử TN sở GDĐT Đồng Tháp

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 119

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1A 2B 3C 4B 5D 6D 7D 8C 9D
10D 11D 12A 13C 14D 15A 16D 17A 18C
19 20 21 22 23 24 25
(a) S Đ S Đ 72 2 0,37
(b) Đ S S Đ 26 27 28
(c) S Đ Đ Đ 6 884 5
(d) S S Đ S

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Để sản xuất bột giấy từ gỗ, người ta cần sử dụng một hóa chất có tính kiềm mạnh để phá vỡ liên kết lignin, giúp giải phóng các sợi cellulose. Hóa chất thường được sử dụng cho mục đích này là NaOH. Tên của hợp chất này là:

A. sodium hydroxide.         B. sodium hydrogencarbonate.

C. sodium carbonate.       D. sodium chloride.

(Xem giải) Câu 2. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy …(1)… hoặc …(2)… do tác dụng của các chất trong môi trường. Nội dung phù hợp trong các ô trống (1), (2) lần lượt là

A. oxide kim loại, hợp kim.       B. kim loại, hợp kim.

C. hợp kim, phi kim.       D. kim loại, phi kim.

(Xem giải) Câu 3. Phản ứng cộng nước vào propene trong môi trường acid có khả năng tạo thành hai tiểu phân trung gian (A) và (B) ở giai đoạn đầu, do đó, ở giai đoạn tiếp theo hai sản phẩm được tạo thành:

Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Propan-2-ol được tạo thành từ tiểu phân trung gian carbocation (A)

B. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng.

C. Phản ứng trên tạo thành một tiểu phân trung gian carbocation duy nhất.

D. Phản ứng trên tạo thành hai sản phẩm là propan-1-ol và propan-2-ol.

(Xem giải) Câu 4. Một mẫu nước tự nhiên có chứa lượng lớn các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-. Mẫu nước trên thuộc loại

A. nước có tính cứng vĩnh cửu.       B. nước có tính cứng toàn phần.

C. nước có tính cứng tạm thời.       D. nước mềm.

(Xem giải) Câu 5. Ống tháo dẫn nước của bồn rửa ở nhà bếp bị tắt nghẽn do sự tích tụ dầu mỡ trong sinh hoạt hằng ngày. Chất làm tan lớp dầu mỡ này là

A. nước vo gạo.       B. muối ăn (sodium chloride).

C. đường mía (saccharide).       D. baking soda (NaHCO3).

(Xem giải) Câu 6. Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau:

Cặp oxi hóa – khử Al3+/Al Zn2+/Zn Fe2+/Fe Cu2+/Cu Ag+/Ag
Thế điện cực chuẩn (V) -1,66 -0,76 -0,44 +0,34 +0,80

Sức điện động chuẩn của một pin Galvani được thiết lập từ hai cặp oxi hóa – khử trong số các cặp trên có giá trị là 2,46 V. Hai cặp oxi hóa – khử hình thành pin lần lượt là

A. Al3+/Al và Cu2+/Cu.       B. Fe2+/Fe và Cu2+/Cu.

C. Zn2+/Zn và Al3+/Al.       D. Al3+/Al và Ag+/Ag.

(Xem giải) Câu 7. Poly(vinyl chloride) (PVC) có công thức là

A. (-CH2-CCl=CH-CH2-)n.        B. (-CH2-CH2-)n

C. [-CH2-CH(CH3)-]n.        D. (-CH2-CHCl-)n

(Xem giải) Câu 8. Quan sát cấu trúc phân tử carbohidrate X được cho dưới đây:

X có tên gọi là

A. glucose.       B. tinh bột.       C. saccharose.       D. maltose

(Xem giải) Câu 9. Glutamic acid có các dạng tồn tại và giá trị pH mà dạng tồn tại đó là chủ yếu (≈ 100%) như sau:

Cho các phát biểu sau đây về quá trình điện di của glutamic acid:
(a) Với môi trường pH = 1,50 thì dạng (I) di chuyển về cực âm.
(b) Với môi trường pH = 3,22 thì dạng (II) hầu như không di chuyển.
(c) Với môi trường pH = 6,96 thì dạng (III) hầu như không di chuyển.
(d) Với môi trường pH = 11,5 thì dạng (IV) di chuyển về cực dương.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương (Lần 1)

A. 1.       B. 4.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 10. Chất nào sau đây là amine bậc một?

A. Methylethylamine.       B. Trimethylamine.

C. Dimethylamine.       D. Ethylamine.

(Xem giải) Câu 11. Ethyl propionate là ester có mùi thơm của dứa. Công thức của ethyl propionate là

A. HCOOC2H5.       B. CH3COOCH3.       C. C2H5COOCH3.       D. C2H5COOC2H5.

(Xem giải) Câu 12. Hợp chất nào sau đây được sử dụng làm chất giặt rửa tổng hợp?

A. CH3[CH2]11OSO3Na.       B. CH3[CH2]12COOCH3.

C. CH3COONa.       D. CH3[CH2]12COONa.

(Xem giải) Câu 13. Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là kim loại?

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.       B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.        D. 1s2 2s2 2p6

(Xem giải) Câu 14. Theo Công văn của Cục Hàng không Việt Nam số 2974, ngày 22/7/2016 về việc vận chuyển các loại tinh dầu qua đường hàng không quy định: “Tất cả các loại chất lỏng, tinh dầu được coi là chất lỏng dễ cháy và là hàng hóa nguy hiểm nếu có điểm chớp cháy/điểm bốc hơi nhỏ hơn 60°C. Các sản phẩm này không được phép mang lên máy bay dưới dạng hành lý ký gửi hoặc hành lý xách tay mà chỉ được vận chuyển trên máy bay dưới dạng hàng hóa nguy hiểm và phải tuân theo quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm”. Điểm chớp cháy của một số tinh dầu được thể hiện ở bảng sau:

Tinh dầu Điểm chớp cháy (°C) Tinh dầu Điểm chớp cháy (°C)
Đinh hương 104 Ngọc lan tây 91
Tràm gió 52 Quế 87

Theo quy định trên, có bao nhiêu loại tinh dầu không được phép mang lên máy bay dưới dạng hành lý ký gửi hoặc hành lý xách tay?

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 15. Những tính chất vật lí chung của kim loại gây nên chủ yếu bởi nguyên nhân nào?

A. Các electron tự do trong tinh thể kim loại.       B. Khối lượng riêng của kim loại.

C. Tính chất của kim loại.       D. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.

(Xem giải) Câu 16. Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau:

Cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe Cu2+/Cu Zn2+/Zn Ag+/Ag Pb2+/Pb
Thế điện cực chuẩn (V) -0,44 +0,34 -0,76 +0,80 -0,13

Dựa trên bảng thế điện cực chuẩn cho ở trên thì phản ứng nào dưới đây là sai?

A. Zn + Fe2+ → Zn2+ + Fe.       B. Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag.

C. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu.       D. Cu + Pb2+ → Pb + Cu2+.

(Xem giải) Câu 17. Protein là hợp chất cao phân tử được hình thành từ …(1)… hay …(2… chuỗi polypeptide. Nội dung phù hợp trong các ô trống (1), (2) lần lượt là

A. (1) một; (2) nhiều.       B. (1) hai; (2) ba.       C. (1) hai; (2) nhiều.       D. (1) một; (2) hai.

(Xem giải) Câu 18. Cho phổ khối lượng (MS) của một hợp chất hữu cơ Z như hình vẽ:

Chất Z có thể là

A. acetaldehyde       B. aniline.       C. ethyl acetate.       D. glucose.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 19. Sodium carbonate (Na2CO3) được gọi là soda, là chất rắn màu trắng dễ tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy 851°C. Một lượng lớn Na2CO3 được sử dụng trong công nghiệp thuỷ tinh. Ngoài ra, Na2CO3 còn được sử dụng trong xử lý nước, sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, thuốc, phụ gia thực phẩm….
a) Sodium carbonate là hợp chất không tan trong nước.
b) Trong công nghiệp sodium carbonate được sản xuất bằng phương pháp Solvay từ nguyên liệu chính là muối ăn, đá vôi và ammonia.
c) Nhúng đầu dây inox sạch vào dung dịch Na2CO3, rồi đưa vào ngọn lửa không màu của đèn khí, thấy ngọn lửa có màu đỏ tía.
d) Sodium carbonate có thể được dùng để sản xuất một số loại thuốc sủi bọt như thuốc đau đầu với mục đích làm giảm độ pH và tạo bọt vì dung dịch sodium carbonate tạo được môi trường kiềm.

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN của sở GDĐT Sơn La (Lần 2)

(Xem giải) Câu 20. Thuốc thử Schweizer (nước Svayde) hợp chất màu xanh đậm được sử dụng để tinh chế cellulose có công thức hóa học [Cu(NH3)4(H2O)2](OH)2. Để pha chế 50 mL thuốc thử Schweizer, ta tiến hành như sau:
• Bước 1: Cho khoảng 50 mL dung dịch CuSO4 1M vào cốc 250 mL. Thêm 20 mL dung dịch NaOH 20%, khuấy đều.
• Bước 2: Lọc tách kết tủa, cho vào cốc thủy tinh 100 mL. Thêm khoảng 50 mL dung dịch NH3 đặc, khuấy đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn thu được nước Schweizer.
a) Thuốc thử Schweizer (nước Svayde) được ứng dụng trong quá trình tái chế giấy, giúp hòa tan các sợi cellulose cũ để tái sử dụng chúng trong sản xuất giấy mới. Điều này không chỉ giảm thiểu lãng phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
b) Ở bước 2, kết tủa màu xanh của Cu(OH)2 tan dần tạo thành dung dịch đồng nhất không màu.
c) Phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2]2+ có 6 phối tử.
d) Phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2]2+ có nguyên tử trung tâm là Cu với dạng hình học là bát diện.

(Xem giải) Câu 21. Một nhóm học sinh làm thí nghiệm để nghiên cứu sự phụ thuộc của sức điện động vào nồng độ của ion kim loại. Giả thuyết mà nhóm học sinh này đặt ra là: “khi giảm nồng độ ion kim loại trong dung dịch thì sức điện động của pin cũng giảm”. Để kiểm chứng giả thuyết trên, nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:
• Bước 1: chuẩn bị 5 cốc chứa dung dịch CuSO4 1M; 5 cốc chứa dung dịch ZnSO4 có nồng độ lần lượt là 1M; 0,5M; 0,1M; 0,05M; 0,01M; Các thanh điện cực Zn và Cu có kích thước như nhau; cầu muối; điện kế để đo sức điện động.
• Bước 2: Tiến hành lắp các dụng cụ theo sơ đồ như hình vẽ bên.

• Bước 3: Lần lượt thay các cốc chứa ZnSO4 có nồng độ khác nhau, tiến hành đo sức điện động của pin. Kết quả thí nghiệm được học sinh thu thập được theo bảng sau:

Nồng độ ZnSO4 (mol/L) 1 0,5 0,1 0,05 0,01
Sức điện động của pin (V) 1,102 1,109 1,130 1,138 1,159

a) Khi nồng độ ZnSO4 là 0,05M thì sức điện động chuẩn của pin là 1,138V.
b) Trong thí nghiệm trên, Cu là anode và Zn là cathode.
c) Từ kết quả thí nghiệm, tính được thế điện cực của Zn2+/Zn khi nồng độ Zn2+ bằng 0,1 M là -0,79V biết E°Cu2+/Cu = +0,34V..
d) Dựa vào kết quả thí nghiệm, giả thiết của học sinh đưa ra là không hợp lý.

(Xem giải) Câu 22. Trong nước bọt có enzyme amylase (là một loại protein) xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột thành maltose (phản ứng 1), phân tử maltose có chứa nhóm chức aldehyde, vì vậy maltose vừa thể tính khử và tính oxi hóa. Hoạt tính xúc tác của enzyme càng cao thì tốc độ của phản ứng 1 diễn ra càng nhanh. Hoạt tính xúc tác của enzyme amylase phụ thuộc vào nhiệt độ, pH. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính xúc tác của enzyme amylase, một học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Chuẩn bị 4 ống nghiệm (kí hiệu là A, B, C, D), trong đó: ống A thêm 2 mL hồ tinh bột và 2 mL nước lã; ống B thêm 2 mL hồ tinh bột và 2 mL nước bọt; ống C thêm 2 mL hồ tinh bột và 2 mL nước bọt, rồi đun sôi; ống D thêm 2 mL hồ tinh bột, 2 mL nước bọt và vài giọt dung dịch HCl 2%. Để yên các ống nghiệm trong khoảng 25 phút.
• Bước 2: Chia dung dịch trong các ống A, B, C, D thành hai phần bằng nhau chuyển các ống nghiệm mới tương ứng (A thành A1 và A2; B thành B1 và B2; C thành C1 và C2; D thành D1 và D2).
• Bước 3: Thêm lần lượt vào mỗi ống A1, B1, C1, D1 vài giọt dung dịch iodine 1%. Kết quả ống A1, C1, D1 có màu xanh tím.
• Bước 4: Thêm lần lượt vào mỗi ống A2, B2, C2, D2 khoảng 0,5 – 1,0 mL dung dịch CuSO4 5% và 1,0 mL dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Chỉ có ống B2 xuất hiện kết tủa Cu2O màu đỏ gạch.
a) Sau bước 1, ở ống B có sự tạo thành maltose.
b) Sau bước 1, ở ống C, D xảy ra sự đông tụ protein làm giảm hoạt tính xúc tác của enzyme amylase.
c) Nước lã không xúc tác cho phản ứng 1.
d) Nhiệt độ càng cao thì hoạt tính xúc tác của enzyme amylase càng tăng.

Bạn đã xem chưa:  [2025] Khảo sát đầu năm trường Thuận Thành 1 - Bắc Ninh

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

(Xem giải) Câu 23. Một đồ vật được làm bằng kim loại Fe dạng hình trụ rỗng có bán kính trong là 1,00 cm, bán kính ngoài là 2,50 cm và chiều cao là 0,50 cm (hình bên dưới).

Người ta mạ kim loại Ni cho đồ vật trên bằng cách sử dụng kim loại Ni và đồ vật này làm hai điện cực rồi nhúng vào trong dung dịch NiSO4 1 M để tiến hành điện phân. Để đạt yêu cầu về mặt kĩ thuật thì lớp kim loại Ni phải có độ dày là 0,05 mm và phủ đều trên các bề mặt của đồ vật. Biết khối lượng riêng của kim loại Ni là 8,90 g/cm³; lấy π = 3,1416, F = 96500 C/mol và Ni = 58,7. Tính thời gian (theo phút) của quá trình mạ điện nếu sử dụng dòng điện có cường độ không đổi là 1,50 A. (làm tròn đến hàng đơn vị)

(Xem giải) Câu 24. Cho các carbohydrate sau: glucose, saccharose, fructose, cellulose, tinh bột. Có bao nhiêu chất tác dụng được với thuốc thử Tollens?

(Xem giải) Câu 25. Trong công nghiệp, sodium (Na) được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy sodium chloride (NaCl) trong bình điện phân Downs. Biết hiệu suất quá trình chuyển hóa NaCl thành Na là 95%. Nếu dùng 1 tấn nguyên liệu NaCl thì sản xuất được bao nhiêu tấn Na. Cho biết Na = 23. (làm tròn đến hàng phần trăm)?

(Xem giải) Câu 26. Có tổng số bao nhiêu đồng phân cấu tạo amine ứng với công thức phân tử C2H7N và C3H9N?

(Xem giải) Câu 27. Triolein là chất béo không no, ở trạng thái lỏng. Công thức hóa học của triolein là (C17H33COO)3C3H5. Phân tử khối của triolein là bao nhiêu?

(Xem giải) Câu 28. Trong quá trình bảo quản, một phần Fe2+ trong muối FeSO4.7H2O bị oxygen oxi hoá thành Fe3+ (hỗn hợp X). Lấy một lượng thích hợp X đem hoà vào 10,0 mL dung dịch H2SO4 1,00M thu được dung dịch Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: Thêm nước vào thu được 100 mL dung dịch Y1. Lượng Fe2+ trong 10,0 mL dung dịch Y1 phản ứng vừa đủ với 3,8 mL dung dịch KMnO4 0,01M.
– Phần 2: Khử hoàn toàn ion Fe3+ thành ion Fe2+, thêm tiếp 5 mL dung dịch H2SO4 1M. Sau đó thêm nước vào đến khi thu được 100,0 mL dung dịch Y2. Lượng Fe2+ trong 10,00 mL Y2 phản ứng vừa đủ với 4,0mL dung dịch KMnO4 0,01M.
Phần trăm khối lượng iron(II) đã bị oxygen trong không khí oxi hoá thành iron(III) là a%. Giá trị của a là bao nhiêu? (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!