[2024 – 2025] Thi chọn HSG trường Lê Lợi – Thanh Hóa
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Mã đề 030-H12A năm 2024-2025
⇒ Thời gian làm bài: 90 phút
⇒ Bảng đáp án phần trắc nghiệm:
1D | 2B | 3B | 4C | 5C | 6D | 7C | 8B | 9D | 10A |
11B | 12B | 13D | 14B | 15B | 16D | 17A | 18A | 19B | 20B |
Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | |
(a) | Đ | Đ | Đ | S | S | Đ |
(b) | S | S | S | Đ | Đ | S |
(c) | S | Đ | Đ | S | S | Đ |
(d) | Đ | Đ | S | S | Đ | S |
Câu 27 | Câu 28 | Câu 29 | Câu 30 | Câu 31 | Câu 32 |
124 | 4 | 46,3 | 22,4 | 900 | 1400,0 |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
(Xem giải) Câu 1. Khi gặp đám cháy bằng xăng, dầu thì không nên sử dụng loại chất nào sau đây để dập tắt đám cháy?
A. Hỗn hợp không khí, nước và chất hoạt động bề mặt.
B. NaHCO3 (80%) và khí đẩy (N2, CO2).
C. Khí nén (CO2).
D. Nước.
(Xem giải) Câu 2. Cho cân bằng hoá học sau: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g) < 0. Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Số yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
(Xem giải) Câu 3. Ester no, đơn chức, mạch hở (X) là dung môi hữu cơ được sử dụng nhiều trong công nghiệp hoá chất. Trên phổ MS của X thấy xuất hiện peak của ion phân tử có giá trị m/z = 88. Trong đời sống, X2 được điều chế từ quá trình lên men tinh bột và là một thành phần của xăng E5. Cho các phương trình hoá học sau:
(1) X + NaOH → X1 + X2.
(2) X2 + CuO → X3 + Cu + H2O.
(3) X3 + Br2 + H2O → X4 + 2HBr.
Cho các phát biểu sau:
(a) X có tên thay thế là ethyl acetate
(b) X tan tốt trong nước hơn X1 và X4.
(c) X3 có thể phản ứng với I2 trong môi trường kiềm tạo kết tủa màu vàng.
(d) Có thể thực hiện phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá X2 → X4 → X.
(e) Thứ tự nhiệt độ sôi được sắp xếp theo chiều X3 < X2 < X4 < X1.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
(Xem giải) Câu 4. Muối C6H5N2+Cl- (benzenediazonium chloride) được sinh ra khi cho C6H5NH2 tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0-5°C). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N2+Cl- (với hiệu suất 100%), lượng C6H5NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ lần lượt là
A. 0,1 mol; 0,4 mol. B. 0,1 mol; 0,3 mol. C. 0,1 mol; 0,1 mol. D. 0,1 mol; 0,2 mol.
(Xem giải) Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm với 4 kim loại (X, Y, Z, T) và dung dịch muối của chúng (X2+, Y2+, Z+, T2+) cho kết quả như sau:
– X, T khử được ion Z+ trong dung dịch;
– Z+ không oxi hóa được Y;
– X không khử được T2+ trong dung dịch.
Dãy các cation sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa có thể là là
A. Y2+, Z+, T2+, X2+. B. X2+, Y2+, Z+, T2+.
C. Z+, X2+, T2+, Y2+. D. T2+, X2+, Z+, Y2+.
(Xem giải) Câu 6. Hai hợp chất hữu cơ X, Y là đồng phân cấu tạo của nhau; trong phân tử có hai nguyên tử oxygen chiếm 35,955% về khối lượng. Cho X, Y phản ứng với dung dịch NaOH theo các phản ứng:
X + NaOH → X1 + X2
Y + NaOH → Y1 + Y2↑ + H2O
X1 là muối của amino acid, Y1 không phản ứng với thuốc thử Tollens, T là carboxylic acid tạo nên muối Y1. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch X1 làm quỳ tím hóa xanh.
(b) Y2 là hợp chất hữu cơ tan tốt trong nước tạo thành dung dịch có pH > 7.
(c) Trong T nguyên tố carbon chiếm 50% về mặt khối lượng.
(d) Trong T có hai liên kết π.
(đ) Nung chất rắn Y1 với NaOH (có mặt CaO) thu được hydrocarbon là thành phần chính của khí thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5 D. 3.
(Xem giải) Câu 7. Dùng thuốc thử Tollens, đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?
A. Glucose và maltose. B. Glucose và fructose.
C. Glucose và glycerol. D. Saccharose và glycerol.
(Xem giải) Câu 8. Thủy phân hoàn toàn một polymer X thu được một amino acid Y mạch không phân nhánh, có nhóm amino ở một đầu mạch của phân tử. Kết quả phân tích nguyên tố cho biết phân tử Y có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 54,96%, 9,85%, 10,61%, còn lại là oxygen. Từ phổ khối lượng (MS) xác định được phân tử khối của Y bằng 131. Từ Y, bằng phản ứng trùng ngưng lại thu được polymer X ban đầu. Công thức của polymer X là
A. (-NH-[CH(CH3)-CO-)n. B. (-NH-[CH2]5-CO-)n.
C. (-NH-[CH2]6-CO-)n. D. (-NH-[CH2]3-CO-)n.
(Xem giải) Câu 9. Trong các polymer sau: tinh bột, cellulose, protein, polyethylene, poly(vinyl chloride) có bao nhiêu chất có thể bị phân hủy sinh học trong điều kiện tự nhiên?
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 10. Nitric acid thường được sử dụng để phá mẫu quặng trong việc nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại trong quặng là do nitric acid có
A. tính oxi hóa mạnh. B. tính khử mạnh.
C. tính base mạnh. D. tính acid mạnh.
(Xem giải) Câu 11. Trong công nghiệp, calcium (Ca) là chất khử để sản xuất các kim loại phóng xạ Thorium (Th), uranium (U)… và tạo hợp kim cùng với aluminium, beryllium, magnesium, …Sản xuất calcium bằng phương pháp điện phân CaCl2 với cực dương làm bằng iron và cực âm là than chì. Dòng điện một chiều sử dụng trong điện phân có cường độ 3000A và điện áp là 25V. Điện năng đã tiêu thụ để sản xuất được 1 kg Ca là bao nhiêu? Biết hiệu suất điện phân đạt 80%.
Cho biết: Điện năng, A = U.q (q là điện lượng, U là điện áp); 1 mol điện lượng = 96485 C; 1kWh = 3,6.106 J.
A. Khoảng 50 kWh. B. Khoảng 42 kWh.
C. Khoảng 45 kWh. D. Khoảng 55 kWh
(Xem giải) Câu 12. Trong pin điện hoá, một điện cực hydrogen được tạo bởi dây platinum (Pt) phủ lớp Pt xốp, có hấp phụ khí hydrogen (H2) trên bền mặt và được nhúng vào dung dịch HCl. Vai trò của dây platinum là
A. Dạng oxi hoá trong cặp oxi hoá – khử. B. Vật dẫn electron của cặp oxi hoá – khử.
C. Vật dẫn ion của cặp oxi hoá – khử. D. Dạng khử trong cặp oxi hoá – khử.
(Xem giải) Câu 13. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: acetylene, ethanal, ethanol, acetic acid. Nhiệt độ sôi của chúng được ghi lại trong bảng sau:
Chất | X | Y | Z | T |
Nhiệt độ sôi (°C) | 21 | 78,3 | -75 | 118 |
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với thuốc thử Tollens.
(b) Chất T hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(c) Khi đốt cháy chất Y tạo ra CO2 và hơi nước, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
(d) Phản ứng giữa chất Y và chất T (xúc tác) được gọi là phản ứng ester hóa.
(e) Chất Y, T có nhiệt độ sôi cao hơn 2 chất còn lại do có liên kết hydrogen với phân tử nước.
(f) Từ Y hoặc Z đều có thể tạo ra X bằng 1 phản ứng; từ X hoăc Y đều có thể tạo ra T bằng 1 phản ứng
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
(Xem giải) Câu 14. Cyanohydrin là tiền chất quan trọng trong công nghiệp của carboxylic acid và một số amino acid. Thực hiện phản ứng oxi hoá 4,958 L C2H4 (đkc) bằng O2 (xúc tác PdCl2, CuCl2) thu được chất (X) đơn chức. Cho toàn bộ lượng chất (X) tác dụng với hydrogen cyanide (HCN) dư, thu được 7,1 gam CH3CH(CN)OH (cyanohydrin). Hiệu suất quá trình tạo CH3CH(CN)OH từ C2H4 là
A. 60%. B. 50%. C. 70%. D. 80%.
(Xem giải) Câu 15. Khối lượng glucose cần dùng để điều chế 1 lít rượu 40° (Biết khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/mL) với hiệu suất 45% là
A. 695,7 gam. B. 1391 gam. C. 626,09 gam. D. 1560 gam.
(Xem giải) Câu 16. Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô khoảng 1 mL hexane và nhỏ thêm vào ống nghiệm khoảng 1 mL nước bromine, lắc đều.
Bước 2: Nút ống nghiệm bằng bông đã tẩm dung dịch NaOH và đặt ống nghiệm vào trong cốc nước nóng (khoảng 50°C)
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, ống nghiệm có hai lớp, lớp dưới là bromine màu vàng, lớp trên là hexane không màu.
(b) Sau bước 2, trong ống nghiệm thu được hỗn hợp không có màu.
(c) Nếu thay dung dịch bromine ở bước 1 bằng dung dịch KMnO4 1% thì ở bước 2 vẫn quan sát được hiện tượng tương tự.
(d) Bông tẩm dung dịch NaOH để hấp thụ hơi bromine và hydrogen bromide có mùi xốc, độc thoát ra khi làm thí nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
(Xem giải) Câu 17. Lysine là một amino acid cần thiết cho cơ thể. Ở pH = 9,8, lysine hầu như không di chuyển trong điện trường. Cho các phát biểu sau về lysine:
(a) Lysine có nhiệt độ nóng chảy cao.
(b) Lysine tan tốt trong nước hơn so với aniline.
(c) Ở pH = 6, lysine di chuyển về phía cực dương của điện trường.
(d) Ở pH = 12, lysine tồn tại ở dạng anion và di chuyển về phía cực dương của điện trường.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
(Xem giải) Câu 18. Sơ đồ phản ứng sau đây cho thấy rõ vai trò của thiên nhiên và con người trong việc vận chuyển nitrogen từ khí quyển vào trong đất, cung cấp nguồn phân đạm cho cây cối:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong không khí, chất X chiếm phần trăm thể tích lớn nhất.
(b) Chất Z thỏa mãn sơ đồ trên có thể là CaO hoặc Ca(OH)2.
(c) Trong phòng thí nghiệm, chất Y được điều chế từ chất M.
(d) Trong công nghiệp, chất Y được sử dụng để sản xuất phân bón.
(đ) Phản ứng (1) và (5) đều là phản ứng thuận nghịch.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4 C. 1. D. 3.
(Xem giải) Câu 19. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Tổng số nguyên tử trong một phân tử chất E là
A. 5. B. 14. C. 9. D. 11.
(Xem giải) Câu 20. Sodium peroxide (Na2O2), potassium superoxide (KO2) là những chất oxi hóa mạnh, dễ dạng hấp thụ khí carbon dioxide và giải phóng khí oxygen. Do đó, chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khí carbon dioxide và cung cấp khí oxygen cho con người trong hô hấp theo các sơ đồ sau:
Na2O2 + CO2 → Na2CO3 + O2↑
KO2 + CO2 → K2CO3 + O2↑
Theo nghiên cứu, khi hô hấp, thể tích khí carbon dioxide một người thải ra xấp xỉ thể tích oxygen hít vào. Cần trộn Na2O2 và KO2 theo tỉ lệ số mol như thế nào để thể tích khí carbon dioxide hấp thụ bằng thể tích khí oxygen sinh ra?
A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 1. D. 4 : 3
PHẦN II: Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 26. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
(Xem giải) Câu 21. Tính chất cụ thể của triolein, một triglyceride phổ biến trong dầu thực vật, có thể được xác định thông qua phân tích phổ Mass Spectrometry (MS) và phổ Infrared (IR). Phổ MS có thế cung cấp thông tin về khối lượng phân tử của triolein bằng cách xác định các ion phân tử và các ion mảnh vỡ, từ đó giúp xác định cấu trúc và thành phần phân tử của nó. Mặt khác, phổ IR có thể tiết lộ các nhóm chức như cacbonyl, hydroxyl và các nhóm chức khác có mặt trong triolein, giúp xác định cấu trúc hóa học tổng thể của nó.
Bằng cách kết hợp thông tin từ cả hai phổ, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc và tính chất hóa học của triolein, từ đó cung cấp một cách tiếp cận toàn diện trong việc nghiên cứu và ứng dụng của chất này trong lĩnh vực thực phẩm, y học và công nghiệp.
a) Trong triolein, nhóm chức ester và liên kết C=C, là cơ sở ứng dụng của chất này trong lĩnh vực thực phẩm, y học và công nghiệp.
b) Trong phổ IR ngoài nhóm chức ester còn thể hiện các nhóm chức OH và C=C.
c) Dựa vào phổ MS trên ta xác định được mảnh ion phân tử lớn nhất của triolein có m/z là 603.
d) Dựa trên phổ IR ta xác định được triolein có chứa nhóm chức ester có bước sóng hấp thụ khoảng 1740 cm-1.
(Xem giải) Câu 22. Có hai thanh kim loại sắt, bạc và hai dung dịch chứa ion Fe2+, Ag+. Thiết lập một bình điện phân để mạ bạc lên sắt.
a) Để mạ kim loại bằng phương pháp điện phân, phải dùng điện cực Ag làm anode.
b) Fe gắn vào cực dương của bình điện phân còn Ag gắn vào cực âm của bình điện phân. Cả hai điện cực cùng được nhúng vào dung dịch chứa ion Fe2+.
c) Khi có dòng điện chạy qua, ở cực dương của bình điện phân, Ag bị oxi hóa chuyển thành ion Ag+ đi vào trong dung dịch và di chuyển về cực âm của bình điện phân.
d) Dùng dòng điện một chiều với hiệu điện thế đủ lớn để thực hiện quá trình điện phân.
(Xem giải) Câu 23. Nhựa là một loại vật liệu có nhiều ứng dụng trong đời sống. Dưới đáy chai hoặc các vật dụng bằng nhựa thường có kí hiệu các con số. Số 3 là kí hiệu của nhựa X, loại nhựa này đang được sử dụng để sản xuất đồ nhựa như ống dẫn nước, vải che mưa. Ở nhiệt độ cao, nhựa X bị phân hủy, có mùi hôi và gây ngộ độc. Số 2 là ký hiệu của nhựa Y, loại này mềm, nóng chảy trên 110°C, có tính khá trơ với môi trường axit, kiềm, dầu mỡ, được dùng phổ biến làm màng mỏng, bình chứa.
a) Nhựa Y được đánh giá an toàn cho sức khỏe có thể đựng thực phẩm.
b) Nhựa Y điều chế từ phản ứng trùng ngưng ethylene
c) Nhựa X điều chế từ phản ứng trùng hợp vinyl chloride.
d) Nhựa X được khuyến cáo sử dụng để bọc thực phẩm hoặc sử dụng trong lò vi sóng.
(Xem giải) Câu 24. Aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo, được sử dụng để thay thế đường trong thực phẩm và đồ uống. Aspartame ngọt gấp 200 lần so với saccharose. Aspartame đã được Cục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì (FDA) cho phép sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm trong một số điều kiện nhất định. Aspartame có công thức cấu tạo như sau:
a) Phân tử aspartame có hai liên kết peptide.
b) Thuỷ phân hoàn toàn aspartame trong môi trường acid, đun nóng thu được hỗn hợp 3 sản phẩm.
c) Có thể sử dụng chất tạo ngọt aspartame để thay thế đường saccharose trong làm bánh.
d) Aspartame có phân tử khối là 200.
(Xem giải) Câu 25. Vào năm 1780, Luigi Galvani phát hiện ra rằng khi hai kim loại khác nhau (ví dụ đồng và kẽm) được kết nối và sau đó cả hai cùng chạm vào hai phần khác nhau của dây thần kinh của một con ếch, thì chân con ếch co rút. Ông gọi đây là “điện động vật”, tuy có chút hiểu nhầm, nhưng nó đã tạo ra nền móng khoa học cho pin điện. Pin Galvani được tạo nên từ hai cặp oxi hóa-khử Zn2+/Zn và Cu2+/Cu. Biết E°Zn2+/Zn = -0,762V và E°Cu2+/Cu = +0,340 V.
Cho các phát biểu sau:
a) Khi pin hoạt động, ở cực âm, Zn là chất khử mạnh hơn Cu nên sẽ nhường electron chuyển thành Zn2+ tan vào trong dung dịch; ở cực dương, ion Zn2+ là chất oxi hóa mạnh hơn Cu2+ nên Zn2+ sẽ nhận electron chuyển thành Zn.
b) Khi pin hoạt động, sức điện động của pin sẽ giảm dần.
c) Kim loại kẽm đóng vai trò là cực dương (cathode) của pin vì kẽm là kim loại mạnh hơn.
d) Sức điện động chuẩn của pin bằng 1,102V.
(Xem giải) Câu 26. Cho X, Y, Z, T, E là các chất khác nhau trong số 5 chất: NH3, H2S, SO2, HF, CH3NH2 và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất | X | Y | Z | T | E |
Nhiệt độ sôi (°C) | -33,4 | 19,5 | -6,7 | -60,0 | -10,0 |
pH (dung dịch nồng độ 0,001M) | 10,12 | 3,09 | 10,81 | 5,00 | 3,03 |
Mỗi phát biểu sau đúng hay sai?
a) Z là CH3NH2 vì là base mạnh nhất trong dãy nên có pH lớn nhất và có liên kết hydrogen liên phân tử nên nhiệt độ sôi khá cao.
b) X là NH3 là một base yếu và có nhiệt độ sôi thấp nhất.
c) Y là HF vì pH < 7 và có liên kết hydrogen mạnh nên nhiệt độ sôi cao nhất.
d) T là SO2 là một acid yếu, yếu hơn H2S nên có pH = 5 và nhiệt độ sôi thấp hơn H2S
PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 27 đến câu 32.
(Xem giải) Câu 27. Chất tẩy màu được sử dụng để loại bỏ màu sắc không mong muốn từ các chất và bề mặt. Xà phòng, một loại chất hoạt động bề mặt, có khả năng làm giảm hấp thụ bề mặt của nước, giúp nước dễ dàng lan truyền và loại bỏ dầu, bụi bẩn. Đầu ưa nước là phần của một phân tử hoạt động bề mặt có thể tương tác với nước, trong khi đầu kỵ nước thì không. Sự kết hợp của các đặc tính này giúp chúng ta hiểu và tận dụng các sản phẩm và quy trình trong nhiều lĩnh vực như hóa dược, vệ sinh và công nghiệp.
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất tẩy màu là những chất làm sạch các vết màu bẩn bằng các phản ứng hóa học.
(2) Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước như methanol, muối sodium acetate.
(3) Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ.
(4) Xà phòng là hỗn hợp các muối sodium, postassium của các acid béo.
(5) Chất giặt rửa tổng hợp là muối sodium của acid béo.
(6) Phân tử chất giặt rửa gồm một đầu ưa dầu mỡ gắn với một đuôi dài ưa nước.
(7) Ưu điểm của xà phòng là dùng được với nước cứng.
Liệt kê các phát biểu đúng theo số thứ tự tăng dần.
(Xem giải) Câu 28. Cho sơ đồ các phương trình phản ứng sau:
(1) X + Y (H2SO4 đặc, t°) → E (C5H8O5) + H2O
(2) 2X + 3Y (H2SO4 đặc, t°) → F (C12H18O10) + 4H2O
(3) 2X + Y (H2SO4 đặc, t°) → G + 2H2O
Biết rằng X là carboxylic acid và Y là alcohol. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có số nguyên tử hydrogen bằng số nguyên tử oxygen.
(b) Có hai công thức cấu tạo phù hợp với chất E.
(c) Dung dịch chất Y hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(d) Chất G tác dụng với NaHCO3 dư thu được số mol khí gấp đôi số mol G phản ứng.
(e) Chất F tác dụng với NaOH dư theo tỉ lệ mol 1:4.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
(Xem giải) Câu 29. Độ tan trong nước của glucose ở 25ºC và ở 50ºC lần lượt là 91 gam và 244 gam trong 100 gam nước. Khi làm lạnh 86 gam dung dịch glucose bão hòa ở 50ºC xuống 25ºC thì tách ra m gam tinh thể C6H12O6.H2O. Xác định giá trị của m. Giả thiết khi làm lạnh, sự bay hơi nước xảy ra không đáng kể. (chỉ làm tròn ở phép tính cuối cùng, làm tròn kết quả đến hàng phần mười)
(Xem giải) Câu 30. Khi sử dụng đồ uống có cồn (ethanol), dưới tác dụng của hai loại enzyme dehydrogenase (ADH) và aldehyde dehydrogenase (ALDH) trong gan, có chuyển hóa như sau:
CH3CH2OH (enzyme ADH) → CH3CHO (enzyme LDH) → CH3COOH
Thông thường, khi một người uống rượu (C2H5OH), có khoảng 10% rượu được thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu; 90% được hấp thụ và chuyển hóa hết thành acetaldehyde (CH3CHO) tại gan nhờ hệ thống enzyme. Nếu một người uống hai lon bia, mỗi lon dung tích 330 mL và độ cồn của bia là 5% thì lượng CH3CHO sinh ra tại gan là bao nhiêu gam, biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,789 g/mL.
(chỉ làm tròn ở phép tính cuối cùng, làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
(Xem giải) Câu 31. Một bạn học sinh muốn tự làm một loại kem dưỡng da tự nhiên sử dụng dầu dừa. Công thức của bạn yêu cầu 30% dầu dừa trong thành phần. Bạn muốn tạo ra một lượng kem dưỡng da đủ để sử dụng trong 2 tháng (khoảng 60 ngày). Biết mỗi ngày sử dụng kem dưỡng da một lần, mỗi lần khoảng 50 gam kem. Tính toán lượng dầu dừa (theo gam) cần sử dụng để làm kem dưỡng da đủ cho 60 ngày.
(Xem giải) Câu 32. Tại một công ty superphosphate và hoá chất, superphosphate kép được sản xuất từ quặng phosphorite theo hai giai đoạn như sơ đồ sau:
Trung bình mỗi ngày, công ty sản xuất được 1872 tấn Ca(H2PO4)2, giả thiết hiệu suất của mỗi giai đoạn đạt 100%. Tính thể tích (m³) dung dịch H2SO4 70% (khối lượng riêng 1,6 g/mL) mà công ty đã dùng trong một ngày. (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười).
Bình luận