[2025] Thi thử TN sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 2 – Đề 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 082

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1B 2D 3D 4D 5C 6C 7D 8D 9A
10D 11C 12A 13C 14B 15B 16C 17B 18D
19 20 21 22 23 24 25
(a) S S S S 22,1 5 3
(b) S Đ Đ S 26 27 28
(c) S Đ S Đ 23 5 854
(d) Đ S Đ Đ

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Cho các ester sau: methyl acetate, vinyl formate, tristearin, phenyl acetate. Số ester khi tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được alcohol là

A. 4.       B. 2.       C. 3.         D. 1.

(Xem giải) Câu 2. “Peptide là những hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các đơn vị … (1) … liên kết với nhau qua liên kết … (2) … ”. Nội dung phù hợp trong ô trống (1), (2) lần lượt là

A. β-amino acid, peptide (-CO-NH-).       B. α-amino acid, amide (-CO-NH-).

C. β-amino acid, amide (-CO-NH-).       D. α-amino acid, peptide (-CO-NH-).

(Xem giải) Câu 3. Cho thứ tự sắp xếp một số cặp oxi hoá – khử của kim loại trong dãy điện hoá: Mg2+/Mg; Zn2+/Zn; Pb2+/Pb; Hg2+/Hg. Ion kim loại có tính oxi hoá yếu nhất trong dãy là

A. Zn2+.       B. Pb2+.       C. Hg2+.       D. Mg2+.

(Xem giải) Câu 4. Sự ăn mòn kim loại gây ảnh hưởng, phá huỷ dần dần máy móc, thiết bị, các phương tiện giao thông vận tải, nhà cửa, cơ sở hạ tầng,… Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị ăn mòn đóng vai trò là chất

A. nhận proton.       B. nhận electron.       C. cho proton.       D. cho electron.

(Xem giải) Câu 5. Protein nào sau đây tan được trong nước tạo thành dung dịch keo?

A. Keratin.       B. Myosin.       C. Albumin.       D. Collagen.

(Xem giải) Câu 6. Thuỷ tinh là chất rắn vô định hình, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi đun nóng, thuỷ tinh mềm dần và hoá thành chất lỏng có độ nhớt cao. Thuỷ tinh thông thường có khoảng 75% silicon dioxide (SiO2), còn lại là sodium oxide (Na2O), calcium oxide (CaO) và một số chất phụ gia khác. Thuỷ tinh borosilicate (SiO2, B2O3, Na2O và Al2O3) chịu nhiệt tốt hơn so với thuỷ tinh thông thường. Cho các phát biểu sau:
(a) Tính chất của thủy tinh thay đổi khi có thêm các thành phần khác.
(b) Sodium carbonate là nguyên liệu sản xuất thủy tinh.
(c) Thuỷ tinh borosilicate được dùng làm chai, hộp đựng thực phẩm.
(d) Nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh là cát.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Yên Lạc - Vĩnh Phúc (Lần 1)

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 7. Catechin là một chất kháng oxi hoá mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè, catechin chiếm khoảng 25% đến 35% tổng trọng lượng khô. Ngoài ra, catechin còn có trong táo, lê, nho,… Công thức cấu tạo của catechin cho như sau:


Cho các phát biểu sau :
(a) Catechin phản ứng được với dung dịch NaOH.
(b) Phân tử catechin có 4 nhóm -OH phenol.
(c) Công thức phân tử của catechin là C15H16O6.
(d) Catechin là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 1.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 8. Để xà phòng hoá hoàn toàn 2,64 gam một ester no, đơn chức, mạch hở X cần dùng 30,0 mL dung dịch NaOH 1,0M. Công thức phân tử của ester X là

A. C6H10O2.       B. C3H6O2.       C. C5H10O2.       D. C4H8O2.

(Xem giải) Câu 9. Ở điều kiện thường, amine nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO2 thấy sủi bọt khí?

A. Ethylamine.       B. Dimethylamine.       C. Diethylamine.       D. Trimethylamine.

(Xem giải) Câu 10. Amino acid X có phân tử khối bằng 89. Tên gọi của X là

A. glycine.       B. lysine.       C. valine.       D. alanine.

(Xem giải) Câu 11. Carbohydrate nào sau đây là đồng phân của glucose?

A. Cellulose.       B. Saccharose.       C. Fructose.         D. Maltose.

(Xem giải) Câu 12. Bơ thực vật (chất béo no, ở dạng rắn) có thể được tạo ra từ dầu thực vật (chất béo không no, ở dạng lỏng) bằng phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Hydrogen hoá.       B. Xà phòng hoá.       C. Thuỷ phân.       D. Hydrate hoá.

(Xem giải) Câu 13. Công thức cấu tạo thu gọn của ethyl ethanoate là

A. CH3COOCH3.       B. HCOOCH3.

C. CH3COOCH2CH3.       D. CH3CH2COOCH3.

(Xem giải) Câu 14. Ion M2+ có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là

A. 8.       B. 12.       C. 10.       D. 11.

(Xem giải) Câu 15. Polymer nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poly(hexamethylene adipamide).       B. Poly(butadien styrene).

C. Poly(ethylene terephthalate).       D. Poly(phenol formaldehyde).

(Xem giải) Câu 16. Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide?

A. Glucose.       B. Fructose.       C. Amylose.       D. Maltose.

(Xem giải) Câu 17. Kim loại Cu không phản ứng với dung dịch nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi giữa kỳ I trường Lương Thế Vinh - Hà Nội (Ban A)

A. AgNO3.       B. H2SO4 loãng.       C. HNO3 đặc, nguội.       D. FeCl3.

(Xem giải) Câu 18. Cho phản ứng hóa học sau:
[-CH2-CH=C(CH3)-CH2-]n + nHCl → [-CH2-CH2-CCl(CH3)-CH2-]n
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng cắt mạch polymer.       B. Phản ứng tăng mạch polymer.

C. Phản ứng trùng ngưng.       D. Phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 19. Pin lithium có một điện cực bằng kim loại Li và một điện cực còn lại là carbon tiếp xúc với MnO2 trong KOH dạng sệt. Chất điện li là lithium perchlorate trong dung môi khác nước. Cho các nửa phản ứng xảy ra trong pin:
(1) Li(s) → Li+(aq) + 1e
(2) MnO2(s) + 2H2O(l) + 1e → Mn(OH)3(s) + OH-(aq) E° = -0,20V
Cho biết thế điện cực chuẩn của cặp Li+(aq)/Li(s) là -3,040V.
a) Phản ứng hóa học xảy ra trong pin là
Mn(OH)3(s) + OH-(aq) + Li+(aq) → MnO2(s) + 2H2O(l) + Li(s)
b) Điện cực Li đóng vai trò là cathode.
c) Khi pin hoạt động, MnO2 đóng vai trò là chất khử.
d) Sức điện động của pin ở điều kiện chuẩn là 2,84 V.

(Xem giải) Câu 20. Cho hai chất X và Y có công thức cấu tạo như sau:

a. Trong phân tử Y có 9 liên kết σ.
b. Tính base của Y yếu hơn X và dung dịch Y không làm đổi màu quì tím.
c. X có tên gốc – chức là ethylamine.
d. Amine X tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thấp (0 – 5°C) tạo thành muối diazonium, thường được dùng tổng hợp phẩm nhuộm azo và dược phẩm.

(Xem giải) Câu 21. Đơn chất A phản ứng với nước, giải phóng một chất khí không màu, không mùi và dung dịch B. Khi dẫn CO2 qua B sẽ thu được kết tủa trắng C, kết tủa này bị hòa tan nếu tiếp tục dẫn CO2 qua. Hòa tan C vào dung dịch HCl loãng thì xuất hiện bọt khí và thu được dung dịch cho màu đỏ cam với ngọn lửa đèn Bunsen. Nung nóng C thu được chất D màu trắng. Khi nung D với than cốc trong lò điện thì tạo thành chất rắn E. Chất E được dùng trong đèn xì oxygen-acetylene để hàn cắt kim loại.
a) Hiện nay, E là nguồn chủ yếu sản xuất acetylene trong công nghiệp.
b) Nguyên tố A thuộc nhóm IIA.
c) Chất C hút nước từ da khi tiếp xúc làm da khô, nứt nẻ.
d) Chất D tác dụng với nước, tạo thành dung dịch B và tỏa nhiệt mạnh.

(Xem giải) Câu 22. Aspirin là một hợp chất được sử dụng làm giảm đau, hạ sốt. Sau khi uống, aspirin bị thủy phân trong cơ thể sẽ tạo thành salicylic acid. Salicylic acid ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin (chất gây đau, sốt và viêm khi có nồng độ trong máu cao hơn mức bình thường).

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Ngô Gia Tự - Phú Yên

a) Thủy phân aspirin trong môi trường base thu được muối carboxylate và alcohol.
b) Aspirin được tổng hợp từ phản ứng ester hóa giữa salicylic acid với acetic acid.
c) 1 mol salicylic acid tác dụng tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.
d) Phân tử aspirin có 2 nhóm -COO-.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

(Xem giải) Câu 23. Cellulose trinitrate là chất dễ cháy, nổ mạnh, được điều chế từ cellulose và nitric acid. Muốn điều chế 29,7 kg cellulose trinitrate (hiệu suất 90%) thì thể tích (lít) dung dịch nitric acid 68% (d = 1,40 g/mL) cần dùng là bao nhiêu? (kết quả cuối cùng làm tròn đến hàng phần mười)

(Xem giải) Câu 24. Một nguyên tố X có khả năng tạo nhiều acidic oxide. Y là muối của sodium và acid có chứa oxygen của X. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong muối Y được ghi trong bảng sau:

Nguyên tố Sodium X Oxygen
% khối lượng 27,06 16,47 56,47

Xác định tổng số nguyên tử trong Y.

(Xem giải) Câu 25. Các muối carbonate của kim loại nhóm IIA đều bị phân huỷ bởi nhiệt. Xét phản ứng nhiệt phân: MCO3(s) → MO(s) + CO2(g) 
Cho biết:

Muối MgCO3(s) CaCO3(s) SrCO3(s) BaCO3(s)
100,7 179,2 234,6 271,5

Nhiệt độ bắt đầu xảy ra phản ứng nhiệt phân (sắp xếp ngẫu nhiên) các muối carbonate là 882°C; 1360°C; 542°C; 1155°C. Cho các phát biểu sau:
(a) Độ bền nhiệt của các muối tăng dần từ MgCO3 đến BaCO3.
(b) Các phản ứng nhiệt phân ở trên đều là phản ứng toả nhiệt.
(c) Ở nhiệt độ 1155°C phản ứng nhiệt phân của SrCO3 bắt đầu xảy ra.
(d) Trong quá trình nung vôi, xảy ra phản ứng nhiệt phân CaCO3.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?

(Xem giải) Câu 26. Trong công nghiệp, sodium hydrogencarbonate và sodium carbonate được sản xuất bằng phương pháp Solvay theo sơ đồ sau:

Cho các phát biểu sau:
(1) Ở nhiệt độ thấp, NaHCO3 dễ tan trong nước hơn NH4Cl.
(2) Quy trình Solvay đã giảm thiểu được tác động đến môi trường.
(3) Nguyên liệu chính của quy trình Solvay là đá vôi, muối ăn, ammonia và nước.
(4) NH3 được tái chế từ phản ứng của NH4Cl với CaCO3.
Sắp xếp các phát biểu đúng thành dãy số theo thứ tự tăng dần (ví dụ: 12 hoặc 123 hoặc 24 …).

(Xem giải) Câu 27. Cho các dung dịch: ethylene glycol, glucose, albumin, acetic acid, hồ tinh bột. Chỉ dùng Cu(OH)2 (các điều kiện cần thiết khác có đủ) có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch đã cho?

(Xem giải) Câu 28. Xà phòng hóa hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH dư, thu được sodium linoleate và sodium palmitate có tỉ lệ tương ứng là 2 : 1 về số mol. Phân tử khối của X bằng bao nhiêu?

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!