Giải chi tiết 36 đề thầy Tào Mạnh Đức (21/36)
⇒ Đáp án và giải chi tiết:
1C |
2D | 3B | 4D | 5C | 6C | 7D | 8C | 9C | 10D |
11C |
12C | 13B | 14B | 15D | 16C | 17C | 18A | 19C |
20B |
21A |
22D | 23C | 24B | 25B | 26D | 27A | 28D | 29C |
30C |
31B | 32A | 33C | 34C | 35C | 36D | 37B | 38D | 39A |
40C |
Câu 1. Trong các chất dưới đây, chất nào là alanin?
A. H2N-CH2-COOH. B. C6H5-NH2.
C. CH3-CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 2. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaCO3 → CaO + CO2.
B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
B. FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl.
D. Na2Cr2O7 + 2NaOH → 2Na2CrO4 + H2O.
Câu 4. Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng?
A. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
B. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
C. Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3.
D. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4.
Câu 5. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl (-OH), người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với?
A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. (CH3CO)2O, đun nóng.
Câu 6. Công thức của amino axit no, mạch hở, trong phân tử chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH là
A. CnH2n+2O2N (n ≥ 1). B. CnH2n+1O2N (n ≥ 1).
C. CnH2n+1O2N (n ≥ 2). D. CnH2n-1O2N (n ≥ 2).
Câu 7. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (1); Zn-Fe (2); Fe-C (3); Al-Fe (4) và Fe-Cr-Mn (5). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì số lượng hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 8. Cho hai phản ứng sau:
(1) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu ; (2) Cu + FeCl3 → FeCl2 + CuCl2.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
B. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+.
C. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
D. Cu khử được Fe2+ thành Fe.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
B. Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được glucozơ.
C. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
D. Phân tử xenlulozơ cấu tạo từ các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết β-1,4-glicozit.
Câu 10. Cho dãy các chất sau: vinyl axetat, metyl aminoaxetat, axit glutamic, triolein, metylamoni clorua, glucozơ, Gly-Gly, lòng trắng trứng. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.
Câu 11. Cho m gam kim loại M vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và dung dịch có chứa (4m + 1,36) gam muối. Kim loại M là
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Ca.
⇒ Xem giải
Câu 12. Hòa tan hết 9,6 gam Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra V lít (đktc) khí N2O duy nhất; đồng thời thu được dung dịch có chứa 62,4 gam muối. Giá trị của V là
A. 0,672 lít. B. 0,896 lít. C. 1,344 lít. D. 1,792 lít.
⇒ Xem giải
Câu 13. Cho peptit X (C7H13O4N3) mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là
A. 28,5 gam. B. 30,5 gam. C. 31,9 gam. D. 23,9 gam.
⇒ Xem giải
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn a mol triglyxerit X với lượng oxi vừa đủ, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x – y = 5a. Nếu lấy 0,05 mol X trên tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 250 ml. B. 150 ml. C. 300 ml. D. 200 ml.
⇒ Xem giải
Câu 15. Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, Al2O3, K2CO3, KHSO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?.
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 16. Cho các phản ứng sau:
(a) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O;
(b) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O;
(c) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2;
(d) Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O.
Phản ứng mà trong đó ion H+ của axit đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. (a),(b). B. (b),(c),(d). C. (c). D. (c),(d).
Câu 17. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Các este đơn chức tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 1.
B. Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được xà phòng.
C. Các amin như metylamin, đimetylamin tan tốt trong nước.
D. Dùng nước brom có thể phân biệt được fructozơ và saccarozơ.
Câu 18. Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi bằng 3,625. Thủy phân X trong môi trường axit thu được axit cacboxylic Y và ancol Z có cùng số nguyên tử cacbon. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
⇒ Xem giải
Câu 19. Cho hỗn hợp rắn gồm Na2O, BaO, NaHCO3, Al2O3 và NH4Cl có cùng số mol vào nước dư. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất tan là
A. Na2CO3, NaCl và NaAlO2. B. BaCl2, NaAlO2, NaOH.
C. NaCl và NaAlO2. D. AlCl3, NaCl, BaCl2.
Câu 20. Hiđro hóa hoàn toàn chất hữu cơ X mạch hở với H2 (xúc tác Ni, t°) thu được isopropyl isopropionat. Số chất thỏa mãn tính chất của X là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 21. Cho 12,76 gam hỗn hợp gồm Na và Al2O3 vào nước dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho 200 ml dung dịch HCl 0,8M vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 9,36 gam. B. 12,48 gam. C. 7,80 gam. D. 6,24 gam.
⇒ Xem giải
Câu 22. Cho một nhúm bông (trong đó hàm lượng xenlulozơ chiếm 90%) có khối lượng m gam vào dung dịch H2SO4 70% (dùng dư), đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy hợp chất hữu cơ tạo thành cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được 38,88 gam Ag. Giá trị của m là
A. 29,16 gam. B. 694,80 gam C. 58,32 gam. D. 32,40 gam.
⇒ Xem giải
Câu 23. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho glucozơ tác dụng với dunng dịch Br2;
(b) Hiđro hóa hoàn toàn triolein;
(c) Đun nóng vinyl axetat với dung dịch NaOH;
(d) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ.
Số thí nghiệm thu được ancol là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 24. Cho 15,12 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chất tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y có chứa 23,88 gam muối. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, đun nóng thấy thoát ra 3,36 lít (đktc) khí Z. Số đồng phân cấu tạo của amin có khối lượng phân tử nhỏ là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
⇒ Xem giải
Câu 25. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nếu lượng CO2 tăng quá nhiều sẽ phá vỡ cân bằng tự nhiên gây ra hiệu ứng nhà kính.
B. Hơi thủy ngân nhẹ hơn không khí nên lơ lửng và rất độc, dễ xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp.
C. Các ion kim loại nặng như: Pb2+, Hg2+, As3+ và Cd2+ gây ra ô nhiễm nguồn nước.
D. Phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ô nhiễm môi trường đất.
Câu 26. Nung nóng hỗn hợp chứa 6,48 gam Al và 13,92 gam Fe3O4 trong khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Nghiền nhỏ rắn X, sau đó cho vào dung dịch HCl loãng (lấy dư 10% so với phản ứng), thu được 0,34 mol H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 177,51 gam. B. 181,46 gam. C. 178,22 gam. D. 184,51 gam.
⇒ Xem giải
Câu 27. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) NaCl → khí X (đpnc);
(2) CuSO4 + H2O → khí Y (đpdd);
(3) Na + H2O → khí Z;
(4) Cu + HNO3 (đặc) → khí T;
(5) NH4Cl + NaOH → khí P;
(6) CrO3 + NH3 → khí Q.
Cho lần lượt các khí X, Y, Z, T, P, Q vào bình chứa dung dịch NaOH dư. Số khí thoát ra khỏi bình là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 28. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi nước bắt đầu điện phân ở hai cực thì dừng điện phân, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí thoát ra ở anot (đktc). Dung dịch X hòa tan tối đa 15,3 gam Al2O3. Giá trị m là
A. 33,0 gam. B. 27,7 gam. C. 24,5 gam. D. 31,4 gam.
⇒ Xem giải
Câu 29. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Na2O và ZnO có tỉ lệ mol x : y vào nước thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch Y chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M vào X, tới khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì đã dùng 100 ml. Còn nếu cho 300 ml hoặc 500 ml dung dịch Y vào X đều thu được a gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là.
A. 3 : 1. B. 4 : 1. C. 4 : 3. D. 3 : 2.
⇒ Xem giải
Câu 30. Thực hiện các thí nghiệm đối với các dung dịch X, Y, Z, T, P và có kết quả ghi theo bảng sau:
A. (NH4)2SO4, H2SO4, FeCl2, CuCl2, HCl.
B. NH4HCO3, H2SO4, FeCl3, CuCl2, NaHCO3.
C. (NH4)2CO3, NaHSO4, FeCl3, CuCl2, HCl.
D. (NH4)2Cl, NaHSO4, FeCl3, CuCl2, NaOH.
Câu 31. Hỗn hợp X gồm một amino axit (Y) và một tetrapeptit mạch hở (Z). Đun nóng 27,72 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 39,96 gam một muối của alanin duy nhất. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là
A. 80,07%. B. 87,16%. C. 70,80%. D. 81,76%.
⇒ Xem giải
Câu 32. Cho 0,08 mol bột Al vào dung dịch chứa CuSO4 0,4M và Fe2(SO4)3 0,2M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X có khối lượng tăng 2,16 gam. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt oxi), thấy lượng NaOH phản ứng là m gam; đồng thời thu được hỗn hợp gồm hai hiđroxit. Giá trị m là.
A. 51,2 gam. B. 41,6 gam. C. 43,2 gam. D. 47,2 gam.
⇒ Xem giải
Câu 33. Đun nóng 0,05 mol este X chỉ chứa một loại nhóm chức với dung dịch KOH 8% (vừa đủ), chưng chất dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi chỉ chứa hơi nước có khối lượng 130,6 gam và hỗn hợp Y gồm ba muối, trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 0,525 mol O2, thu được 13,8 gam K2CO3; 17,6 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp Y là
A. 40,31%. B. 48,69%. C. 52,36%. D. 43,98%.
⇒ Xem giải
Câu 34. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe(II) hiđroxit vào dung dịch HNO3 loãng dư;
(2) Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội;
(3) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch bạc nitrat;
(4) Đốt cháybột Fe trong khí clo;
(5) Cho bột Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 35. Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
Công thức phân tử của Y và Z là
A. C7H13O4N và C5H7O4NNa2. B. C9H17O4N và C5H8O4NCl.
C. C7H14O4NCl và C5H7O4NNa2. D. C9H18O4NCl và C5H7O4NNa2.
Câu 36. Đun nóng 16,44 gam hỗn hợp X chứa ba este đều đơn chức cần dùng dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp trong dãy đồng đẳng và 18,52 gam hỗn hợp Z gồm ba muối. Đốt cháy toàn bộ Y, thu được 10,12 gam CO2 và 5,94 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất là
A. 49,64%. B. 44,56%. C. 37,01%. D. 41,36%.
⇒ Xem giải
Câu 37. Cho các nhận định sau:
(1) Các kim loại khác nhau đều có khối lượng riêng khác nhau;
(2) Vàng là kim loại mềm, dẻo, dễ vát mỏng và có tính dẫn điện tốt;
(3) Kim loại kiềm được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ;
(4) Thạch cao nung thường được dùng đúc tượng, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương;
(5) Bạclà kim loại dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại.
Số nhận định đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 38. Cho các khẳng định sau:
(1) Amilozơ và amilopectin là polime thiên nhiên;
(2) Anilin là chất lỏng, ít tan trong nước lạnh nhưng tan vô hạn trong nước đun sôi;
(3) Dung dịch saccarozơ tác dụng được với dung dịch AgNO3trong NH3, đun nóng;
(4) Tinh bột thể hiện tính chất poliol khi tác dụng Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam;
(5) Cho nước Br2 vào dung dịch alanin thấy xuất hiện kết tủa trắng.
Số khẳng định đúng là
A. 4 B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 39. Cho hỗn hợp gồm Al và Al(NO3)3 có tỉ lệ mol tương ứng 8 : 1 vào dung dịch chứa 0,84 mol NaHSO4 và 0,04 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm N2O, N2 và H2 (trong đó có chứa 0,03 mol H2). Tỉ khối của Y so với H2 bằng a. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, thấy lượng NaOH phản ứng là 44,4 gam. Giá trị gần nhất của a là
A. 13. B. 12. C. 14. D. 15.
⇒ Xem giải
Câu 40. Hỗn hợp X chứa ba peptit đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đun nóng 27,2 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 41,04 gam hỗn hợp Y gồm các muối của glyxin và alanin. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 1,14 mol O2, thu được Na2CO3, CO2, N2 và H2O. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
A. 44,1%. B. 31,9%. C. 36,2%. D. 37,2%.
⇒ Xem giải
Bình luận