Giải chi tiết 36 đề thầy Tào Mạnh Đức (31/36)

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

1C

2B 3C 4B 5C 6D 7A 8D 9A 10D

11B

12C 13C 14A 15A 16C 17B 18D 19D

20C

21C

22C 23D 24B 25A 26D 27D 28B 29B

30A

31B 32C 33C 34D 35C 36C 37C 38D 39B

40A

Câu 1. Amin nào sau đây có lực bazơ mạnh nhất?

A. etylamin.           B. anilin.           C. đimetylamin.           D. metylamin.

Câu 2. Este X điều chế từ ancol metylic và axit cacboxylic Y. Tỉ khối hơi của X so với metan là 5,375. Công thức của X là

A. C2H5COOCH3.           B. C2H3COOCH3.

C. CH3COOCH3.           D. C3H5COOCH3.

Câu 3. Polime nào sau đây là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng?

A. poli(metyl metacrylat).           B. Tơ nitron.

C. Tơ enang.           D. Poli(vinyl clorua).

Câu 4. Tên gọi nào sau đây không phù hợp với hợp chất CH3-CH(NH2)COOH?

A. Axit 2-aminopropanoic.           B. Axit α-aminopropanoic.

C. Axit α-aminopropionic.           D. Alanin.

Câu 5. Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH (dư) theo tỉ lệ mol 1 : 2?

A. Benzyl axetat.           B. Metyl benzoat.           C. Phenyl axetat.           D. Triolein.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Glucozơ là monosaccarit cho được phản ứng thủy phân.

B. Saccarozơ là đisaccarit cho được phản ứng tráng gương.

C. Xenlulozơ là polisaccarit có cấu trúc mạch phân nhánh.

D. Tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit là amilozơ và amilopectin.

Câu 7. Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm etylamin và đimetylamin tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị m là

A. 21,6 gam.           B. 16,1 gam.           C. 16,3 gam.           D. 21,4 gam.

Câu 8. Hỗn hợp X gồm hai este đều chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C8H8O2. Đun nóng 27,2 gam X cần dùng 320 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam hỗn hợp Y gồm CH3COONa; HCOONa và C6H5ONa. Giá trị m là

A. 31,36 gam.           B. 35,28 gam.           C. 25,60 gam.           D. 29,20 gam.

Xem giải

Câu 9. Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước lạnh tạo dung dịch kiềm?

A. Ba, Na, K, Ca.           B. Na, K, Mg, Ca.

C. K, Na, Ca, Zn.           D. Be, Mg, Ca, Ba.

Câu 10. Cặp chất tác dụng với nhau xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

A. CrO3 + NaOH.           B. Fe2O3 + HNO3.           B. Na2CrO4 + H2SO4.           D. FeCl3 + NaI.

Câu 11. Tất cả các ion trong dãy nào dưới đây đều gây ô nhiễm nguồn nước?

A. NO3-, Pb2+, Na+, Hg2+.

B. NO3-, PO43-, Pb2+, As3+.

C. NO3-, SO42-, Mg2+, HCO3-.

D. PO43-, SO42-, Cl-, Na+.

Câu 12. Cho dung dịch Al2(SO4)3 (dư) lần lượt tác dụng với các dung dịch: NaOH, Ba(OH)2, BaCl2, NH3, H2SO4. Số trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng là

A. 2.           B. 5.           C. 4.           D. 3.

Câu 13. Phát biểu không đúng là

A. Hàm lượng cacbon trong gang nhiều hơn trong thép.

B. Gang là hợp kim của sắt và cacbon, ngoài ra còn một lượng nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S…

C. Gang trắng chứa nhiều cacbon hơn gang xám.

D. Thép là hợp kim của sắt và cacbon, ngoài ra còn một lượng nhỏ các nguyên tố Si, Mn, Cr…

Câu 14. Cho các dung dịch sau: Na2CO3(1); NaHSO4 (2); AgNO3 (3); NaOH (4). Số dung dịch phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là

A. 4.           B. 3.           C. 1.           D. 2.

Câu 15. Hòa tan hết 13,92 gam Fe3O4 trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi học kỳ 1 trường Lương Thế Vinh - Hà Nội

A. 75,36 gam.           B. 81,84 gam.           C. 68,88 gam.           D. 88,32 gam.

Xem giải

Câu 16. Cho 14,22 gam hỗn hợp gồm Na và Al2O3 vào nước dư, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và còn lại x gam rắn không tan. Giá trị của x là

A. 5,27 gam.           B. 1,70 gam.           C. 2,38 gam.           D. 3,40 gam.

Xem giải

Câu 17. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?

A. Các peptit thường ở thể rắn, dễ tan trong nước.

B. Nếu phân tử peptit có chứa 3 gốc α-amino axit thì sẽ có số đồng phân là 6.

C. Khi thay đổi trật tự các gốc α-amino axit trong peptit sẽ dẫn đến có các đồng phân peptit.

D. Trong phân tử peptit mạch hở nếu có 3 gốc α-amino axit thì sẽ có 2 liên kết peptit.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong mật ong chứa nhiều glucozơ và fructozơ.

B. Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo.

C. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)COOH là chất rắn ở điều kiện thường.

D. Dung dịch lysin không làm hồng dung dịch phenolphtalein.

Câu 19. Cho chuỗi phản ứng sau:

193136

Lên men m kg tinh bột (chứa 10% tạp chất trơ) theo sơ đồ trên, lấy 1/50 lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết trong nước vôi trong lấy dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 403,2 gam. Giá trị của m là

A. 36,450 kg.           B. 32,805 kg.           C. 40,500 kg.           D. 45,000 gam.

Xem giải

Câu 20. Cho 158,4 gam hỗn hợp X gồm ba chất béo tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 163,44 gam muối. Mặt khác lấy 158,4 gam X tác dụng với a mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y gồm các chất béo no và không no. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 14,41 mol O2, thu được CO2 và 171 gam H2O. Giá trị của a là

A. 0,16.           B. 0,12.           C. 0,14.           D. 0,18.

Xem giải

Câu 21. Cho các phản ứng sau:

(a) 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu; (b) 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4;

(c) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu; (d) CuO + H2 → Cu + H2O.

Số phản ứng dùng để điều chế kim loại đồng bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. 3.           B. 1.           C. 2.           D. 4.

Câu 22. Tiến hành điện phân bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp các dung dịch sau: (1) CuSO4; (2) Na2SO4. (3) NaOH; (4) NaNO3; (5) NaCl. (6) HCl. Ngay sau khi bắt đầu điện phân, số dung dịch mà H2O tham gia điện phân ở cả hai cực là

A. 5.           B. 2.           C. 3.           D. 4.

Câu 23. Đốt cháy 18,72 gam hỗn hợp gồm FeS2 và FeCO3 với lượng oxi vừa đủ, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được Fe2O3 duy nhất và hỗn hợp khí X gồm SO2 và CO2 có tỉ khối so với He bằng 13. Dẫn toàn bộ X vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,8M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là

A. 24,60 gam.           B. 31,52 gam.           C. 28,70 gam.           D. 32,80 gam.

Xem giải

Câu 24. Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào 200 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,4M và CuSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 20,19 gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 36,8 gam. Giá trị m là

A. 9,24 gam.           B. 9,51 gam.           C. 8,52 gam.           D. 10,14 gam.

Xem giải

Câu 25. Phản ứng nào sau đây mà hợp chất của sắt vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa?

A. Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O.

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN trường Lương Tài 2 - Bắc Ninh

B. FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag.

C. 3FeSO4 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + 2H2O.

D. 2FeCl2 + Na2Cr2O7 + 7H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + Na2SO4 + 2Cl2 + 7H2O.

Câu 26. Cho các nhận định sau:

(a) Crom là kim loại màu trắng ánh bạc, có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại;

(b) Crom bị thụ động với các axit như HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội;

(c) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất thép;

(d) Trong tự nhiên, crom không tồn tại dưới dạng đơn chất;

(e) Crom tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1 : 2.

Số nhận định đúng là

A. 4.           B. 2.           C. 3.           D. 5.

Câu 27. Cho các phản ứng:

(a) H3N+-CH2-COO- + HCl → ClH3N-CH2-COOH;

(b) H3N+-CH2-COO- + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O.

Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic

A. có tính oxi hóa và tính khử.           B. chỉ có tính bazơ.

C. chỉ có tính axit.           D. có tính chất lưỡng tính.

Câu 28. Cho các phát biểu sau:

(a) Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều phân tử nhỏ liên kết tạo nên;

(b) Các phân tử tạo nên polime gọi là monome;

(c) Trong phân tử amilozơ, các mắt xích –C6H10O5– nối với nhau thành mạch không phân nhánh;

(d) Các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải là hợp chất tạp chức.

Phát biểu đúng là

A. (a),(b),(c),(d).           B. (c).           C. (b),(c).           D. (b),(c),(d).

Câu 29. Hỗn hợp X gồm một α-amino axit Y thuộc dãy đồng đẳng của glyxin và một este Z đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 0,4425 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 6,57 gam; đồng thời thoát ra 8,848 lít hỗn hợp khí (đktc). Công thức cấu tạo của Y là

A. H2N-CH2-COOH.           B. CH3-CH(NH2)COOH.

C. CH3-CH2-CH(NH2)COOH.           D. (CH3)2CH-CH(NH2)COOH.

Xem giải

Câu 30. Đun nóng 56,08 gam hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 82,72 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol X cần dùng x mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của x là

A. 2,25.           B. 2,32.           C. 2,52.           D. 2,23.

Xem giải

Câu 31. Hòa tan hết 6,12 gam Mg trong a gam dung dịch H2SO4 80%, thấy thoát ra khí SO2 duy nhất; đồng thời thu được dung dịch X và 1,44 gam rắn không tan. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, thu được 69,9 gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 60.           B. 56.           C. 54.           D. 62.

Xem giải

Câu 32. Điện phân 400 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,6M và HCl 0,4M bằng điện cực trơ, đến khi khối lượng dung dịch giảm 20,4 gam thì dừng điện phân. Cho 0,3 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam rắn không tan. Giá trị m là

A. 10,00 gam.           B. 6,16 gam.           C. 8,72 gam.           D. 8,08 gam.

Xem giải

Câu 33. Este X có công thức phân tử C5H8O4; este Y có có công thức phân tử là C4H6O2 (X, Y chỉ chứa một loại nhóm chức). Đun nóng hỗn hợp chứa X và Y với dung dịch NaOH dư, thu được hai muối của hai axit cacboxylic đều no, có cùng số nguyên tử cacbon. Công thức cấu tạo của X, Y là

A. CH3OOC-CH2-COOCH3 và CH3COOC2H3.

B. CH3COO-CH2-COOCH3 và CH3COOC2H3

C. C2H5OOC-COOCH3 và CH3COOC2H3.

D. CH3COO-CH2-COOCH3 và C2H3COOCH3.

Câu 34. Cho các nhận định sau:

(1) Hỗn hợp Na và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong nước dư.

(2) Hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 2) tan hết trong dung dịch HCl loãng, dư.

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN sở GDĐT Hải Dương (Lần 3)

(3) Hỗn hợp NaNO3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư.

(4) Hỗn hợp Fe và Fe2(SO4)3 (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong nước dư.

Số nhận định đúng là

A. 4.           B. 2.           C. 1.           D. 3.

Câu 35. Nung nóng 67,7 gam hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và Fe3O4 trong khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe3O4, Al và Fe. Chia X làm hai phần không bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 11,2 gam NaOH; đồng thời thu được 0,06 mol khí H2 và 13,76 gam rắn không tan. Phần 2 cho vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,2 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa x gam muối. Giá trị gần nhất của x là

A. 170.           B. 165.           C. 160.           D. 175.

Xem giải

Câu 36. Đun nóng 22,8 gam X hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở có cùng số mol với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Y duy nhất và hỗn hợp Z gồm ba muối. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 0,36 mol O2, thu được 19,08 gam Na2CO3 và 0,6 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất là

A. 22,02%.           B. 25,23%.           C. 14,68%.           D. 16,82%.

Xem giải

Câu 37. Đun nóng hỗn hợp gồm axit ađipic và ancol đơn chức X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được hai sản phẩm hữu cơ Y và Z đều mạch hở (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y cần dùng 1,425 mol O2, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 71,7 gam. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 170°C thu được một anken duy nhất.

B. Y cho được phản ứng este hóa với ancol metylic.

C. Y và Z hơn kém nhau 14 đvC.

D. Z có công thức phân tử là C10H18O4.

Xem giải

Câu 38. Cho các phát biểu sau:

(1) Al và Fe không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

(2) Tất cả các oxit kim loại là oxit bazơ.

(3) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có màu da cam.

(4) Phương pháp điện phân dùng để điều chế một số phi kim như H2, O2, F2, Cl2.

(5) Thạch cao nung có thể kết hợp với nước tạo thành thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng.

Số phát biểu đúng là

A. 2.           B. 4           C. 5.           D. 3.

Câu 39. Cho các phát biểu sau:

(1) Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài, mảnh với độ bền nhất định;

(2) Polietilen, poli(vinyl clorua) và poli(metyl metacrylat) là các polime có tính dẻo;

(3) Tơ capron, tơ lapsan, tơ visco thuộc loại tơ hóa học;

(4) Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín;

(5) Tinh bột có nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô…), củ (khoai, sắn…) và quả (táo, chuối…).

Số phát biểu đúng là

A. 3.           B. 5.           C. 2.           D. 4.

Câu 40. Hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 (trong đó oxi chiếm 32,626% về khối lượng hỗn hợp). Hòa tan hết 24,52 gam X trong dung dịch chứa a mol NaNO3 và 0,64 mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,12 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho 480 ml dung dịch NaOH 1,5M vào Y, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch nước lọc, sau đó đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 57,6 gam rắn khan. Giá trị của a là

A. 0,14.           B. 0,16.           C. 0,12.           D. 0,18.

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!