Lý thuyết Hóa học (Phần 1)

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1B 2B 3D 4C 5D 6C 7B 8D 9A 10B
11D 12C 13A 14C 15C 16A 17D 18C 19A 20D
21A 22A 23C 24A 25A 26D 27D 28C 29D 30D
31A 32A 33D 34C 35A 36D 37B 38C 39D 40A
41C 42A 43D 44D 45D 46A 47B 48C 49B 50B

(Xem giải) Câu 1. Cho các phát biểu sau:
1) Các amin đều độc.
2) Các amin đều tan tốt trong nước, và có tính bazo.
3) Dung dịch benzenamin không đổi màu quỳ tím.
4) Có thể nhận biết anilin và metylamin bằng nước brom.
Số phát biểu sai là:

A. 0.          B. 1.          C. 3.          D. 2.

(Xem giải) Câu 2. Cho các phát biểu sau:
1) Đốt cháy amin no, mạch hở luôn cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2.
2) Aminoaxit là hợp chất hữu cơ đơn chức, chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2.
3) Các aminoaxit đều làm đổi màu quỳ tím.
4) Các aminoaxit có nhiệt độ nóng chảy cao, tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là:

A. 1.          B. 2.          C. 3.          D. 4

(Xem giải) Câu 3. Cho các chất:
(1) dung dịch KOH (đun nóng); (2) H2/ xúc tác Ni, t°;
(3) dung dịch H2SO4 loãng (đun nóng); (4) dung dịch Br2;
(5) Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng (6) Na
Triolein nguyên chất có thể phản ứng với bao nhiêu chát trong số các chất trên?

A. 3          B. 5          C. 2          D. 4

(Xem giải) Câu 4. Cho các phát biểu sau:
1) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
2) Phân tử khối của một amino axit (1 nhóm – NH2, 1 nhóm – COOH) luôn luôn là một số lẻ.
3) Dung dịch CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
4) Triolein và tristearin đều làm mất màu dung dịch nước brom.
5) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là

A. 4.          B. 5.          C. 2.          D. 3.

(Xem giải) Câu 5. Cho các phát biểu sau
(1) Các amin đều có tính bazơ.
(2) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.
(3) Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
(4) Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 thì hóa chất cần dùng là dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
(5) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng H2O.
Số phát biểu đúng là:

A. 5.          B. 3.          C. 2.          D. 4.

(Xem giải) Câu 6. Có một số phát biểu về cacbonhiđrat như sau:
(1) Saccarozơ có tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
(3) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(4) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, đều bị thủy phân tạo thành glucozơ.
(5) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là

A. 3          B. 2          C. 4          D. 1

(Xem giải) Câu 7. Có các phát biểu:
(1) Protein bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc nhờ xúc tác của enzim.
(2) Nhỏ vài giọt dung dịch axit nitric đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch lòng trắng trứng (anbumin) thì có kết tủa vàng.
(3) Hemoglobin của máu là protein có dạng hình cầu.
(4) Dung dịch protein có phản ứng màu biure.
(5) Protein đông tụ khi cho axit, bazơ vào hoặc khi đun nóng.
Số phát biểu đúng là

A. 3          B. 5          C. 4          D. 2

(Xem giải) Câu 8. Cho các phát biểu sau:
(1) Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
(2) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
(3) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
(4) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
(5) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
(6) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu đúng là:

A. 2          B. 5          C. 4          D. 3

(Xem giải) Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ nilon – 6,6 được điều chế bằng phản ứng trừng ngưng
(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit thu được α – glucozơ
(c) Ở điều kiện thích hợp, glucozo tác dụng với H2 tạo ra sobitol
(d) Chất béo là trieste của các axit hữu cơ với glixerol
(e) Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– của 2 đơn vị α – aminoaxit
Số phát biểu đúng là

A. 3          B. 5          C. 4          D. 2

(Xem giải) Câu 10. Cho các phát biểu sau:
1) Các peptit đều có phản ứng màu biure.
2) Fructozơ có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 sinh ra Ag.
3) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
4) Mỡ động vật và dầu thực vật đều không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Số phát biểu đúng là

A. 1.          B. 3.          C. 4.          D. 2.

(Xem giải) Câu 11. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
(b) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.
Số phát biểu đúng là

A. 2.          B. 1.          C. 4.          D. 3.

(Xem giải) Câu 12. Cho các nhận xét sau :
(a) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(b) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.
(c) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(d) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.
(e) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.
(f) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là

A. 4.          B. 5.          C. 3.          D. 6.

(Xem giải) Câu 13. Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozơ là thành phần chủ yếu của đường mía.
(b) Glucozơ có trong cơ thể người và động vật.
(c) Tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên.
(d) Chất béo là một trong những thức ăn quan trọng của con người.
(e) Chất béo chứa chủ yếu các gốc axít béo không no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng.
(f) Trong mật ong có chứa nhiều fructozơ.
Số phát biểu đúng là

A. 5.          B. 6.          C. 4.          D. 3.

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 5)

(Xem giải) Câu 14. Cho một số tính chất: (1) là chất kết tinh không màu; (2) có vị ngọt; (3) tan trong nước; (4) hoà tan Cu(OH)2; (5) làm mất màu nước brom; (6) tham gia phản ứng tráng bạc; (7) bị thuỷ phân trong môi trường kiềm loãng nóng. Số tính chất của fructozơ là:

A. 7.          B. 4.          C. 5.          D. 6.

(Xem giải) Câu 15. Cho một số tính chất: (1) có dạng sợi; (2) tan trong nước; (3) tan trong nước Svayde; (4) tham gia phản ứng tráng bạc; (5) phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc); (6) bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng. Các tính chất của xenlulozơ là:

A. (1), (2), (3) và (4).          B. (3), (4), (5) và (6).

C. (1), (3), (5) và (6).          D. (2), (3), (4) và (5).

(Xem giải) Câu 16. Cho các phát biểu sau đây
(a) Metyl amin là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm.
(b) Các đipeptit không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(c) Axit cacboxylic có liên kết hidro với nước.
(d) Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất lỏng.
Số phát biểu đúng là

A. 4          B. 3          C. 2          D. 1

(Xem giải) Câu 17. Cho các phát biểu sau :
a. Hiđro hóa triolein (lỏng) có xúc tác Ni, đun nóng thu được tristearin (rắn).
b. Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch saccarozơ.
c. Axit glutamic là hợp chất lưỡng tính.
d. Các peptit có từ hai liên kết peptit trở lên đều tham gia phản ứng màu biure .
Số phát biểu đúng là :

A. 2.          B. 4.          C. 1.          D. 3.

(Xem giải) Câu 18. Cho các nhận định sau:
(1) Cho dầu ăn vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch đồng nhất.
(2) Các chất béo rắn chứa chủ yếu các gốc axit béo no.
(3) Triolein và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH, đều làm mất màu nước brom.
(4) Glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
Số nhận định đúng là:

A. 4.          B. 3.          C. 2.          D. 1.

(Xem giải) Câu 19. Cho các phát biểu sau về anilin (C6H5NH2):
(1) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, ít tan trong nước.
(2) Anilin có tính bazơ, tính bazơ yếu hơn amoniac.
(3) Dung dịch anilin không làm đổi màu quì tím.
(4) Anilin tác dụng với nước Br2 tạo kết tủa trắng.
(5) Anilin được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp phẩm nhuộm azo.
Số phát biểu đúng là.

A. 5          B. 3          C. 2          D. 4

(Xem giải) Câu 20. Cho các phát biểu sau:
a) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói;
b) Xenluluzơ là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước;
c) Xenlulozơ là polime hợp thành từ các mắt xích β-glucozơ nối với nhau bởi các liên kết β-1,4-glicozit;
d) Xenlulozơ triaxetat là một loại chất dẻo dễ kéo thành tơ sợi.
e) Xenlulozơ tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2.          B. 4          C. 5.          D. 3.

(Xem giải) Câu 21. Cho các phát biểu sau
(1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure
(2) Cho HNO3 vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng
(3) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước
(4) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin là những chất khí có mùi khai
Số phát biểu đúng là:

A. 1          B. 4          C. 3          D. 2

(Xem giải) Câu 22. Có các phát biểu sau:
(a) Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được glixerol.
(b) Triolein làm mất màu nước brom.
(c) Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
(d) Benzyl axetat là este có mùi chuối chín.
(e) Đốt cháy etyl axetat thu được số mol nước bằng số mol khí cacbonic.
Số phát biểu đúng là

A. 4.          B. 5.          C. 2.          D. 3.

(Xem giải) Câu 23. Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazơ là phản ứng thuận nghịch.
(b) Xà phòng hóa chất béo luôn thu được glyxerol và xà phòng.
(c) Tripanmitin và tristearin đều là chất béo rắn.
(d) Chất béo là trieste của các axit béo với propan-1,2,3-triol.
Số phát biểu sai là.

A. 3.          B. 4.          C. 1.          D. 2.

(Xem giải) Câu 24. Cho các mệnh đề sau:
(1) Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(2) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
(3) Trimetyl amin là một amin bậc ba.
(4) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.
(5) Tơ nilon – 6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.
(6) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
Số mệnh đề đúng là :

A. 5.          B. 3.          C. 6.          D. 4.

(Xem giải) Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm axit no, mạch hở, đơn chức và este no, mạch hở, đơn chức luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O;
(b) Phân tử khối của hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O luôn là số chẵn;
(c) Số nguyên tử hiđro trong phân tử amin luôn là số lẻ;
(d) Dung dịch fructozơ bị oxi hóa bởi H2 (xúc tác Ni, t°) tạo ra sobitol;
(e) Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là

A. 3.          B. 5.          C. 4.          D. 2.

(Xem giải) Câu 26. Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 oxi hóa được nước brom.
(c) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(d) Tất cả các aminoaxit đều có tính lưỡng tính do đó dung dịch đều có pH=7 .
Số phát biểu không đúng là

A. 4.          B. 1.          C. 2.          D. 3.

(Xem giải) Câu 27. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(2) Có thể phân biệt ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ, fructozơ bằng nước brom.
(3) Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ và tinh bột trong môi trường axit đều thu được glucozơ.
(4) Hiđro hoá saccarozơ với xúc tác Ni, t° thu được sobitol.
(5) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại cả ở dạng mạch hở và mạch vòng.
Số phát biểu đúng là

A. 4.          B. 5.          C. 2.          D. 3.

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 4)

(Xem giải) Câu 28. Cho các nhận định sau:
(1) Các amin bậc 2 đều có tính bazơ mạnh hơn amin bậc 1
(2) Khi thủy phân không hoàn toàn một phân tử peptit nhờ xúc tác H+/OH- thu được các peptit có mạch ngắn hơn
(3) Alanin, anilin, lysin đều không làm đổi màu quì tím
(4) Các aminoaxit đều có tính lưỡng tính
(5) Các hợp chất peptit, glucozơ, glixerol, saccarozơ đều có khả năng tạo phức với Cu(OH)2
(6) Aminoaxit là hợp chất hữu cơ đa chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
Các nhận định không đúng là:

A. 3,4,5          B. 1,2,4,6          C. 1,3,5,6          D. 2,3,4

(Xem giải) Câu 29. Cho các phát biểu sau:
(1) Este tạo bởi ancol no đơn chức hở và axit không no đơn chức (có 1 liên kết đôi C = C) hở có công thức phân tử chung là CnH2n–2O2 (n ≥ 4)
(2) Ở nhiệt độ thường chất béo chứa chủ yếu (C17H33COO)3C3H5 là chất lỏng.
(3) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2(xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol
(4) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
Số phát biểu đúng là

A. 1          B. 3.          C. 4          D. 2

(Xem giải) Câu 30. Cho các nhận định sau:
(a) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit luôn là phản ứng thuận nghịch.
(b) Thủy phân este trong NaOH dư luôn thu được ancol.
(c) Các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Thủy phân este trong môi trường kiềm (KOH) luôn thu được muối.
Tổng số nhận định đúng là:

A. 4          B. 3          C. 2          D. 1

(Xem giải) Câu 31. Cho các mạnh đề sau:
1. Glucozơ vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
2. Gluxit là các hợp chất mà phân tử tạo nên từ nhiều gốc glucozơ.
3. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng bất thuận nghịch
4. Lipit là este của axit béo với rượu
5. Các amino axit đều là các hợp chất lưỡng tính
6. Lòng trắng của quả trứng tạo màu vàng với Cu(OH)2.
7. Tơ visco thuộc loại tơ poli amit
Số mạnh đề không đúng là:

A. 4          B. 3          C. 5          D. 2

(Xem giải) Câu 32. Cho các phát biểu sau:
(1) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(3) Trong dung dịch, saccarozơ, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(4) Trong thực tế, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(5) Thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ đều thu được glucozơ.
(6) Dung dịch I2 và hồ tinh bột có phản ứng hóa học tạo ra sản phẩm màu xanh.
Số phát biểu đúng là

A. 2.          B. 3.          C. 4.          D. 5.

(Xem giải) Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(a) Xà phòng hóa vinyl axetat, thu được muối và anđehit.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
(e) Triolein tham gia phản ứng cộng H2 xúc tác Ni nhiệt độ.
Số phát biểu đúng là

A. 4.          B. 3.          C. 5.          D. 2.

(Xem giải) Câu 34. Khảo sát amino axit qua các tính chất sau:
(1) Ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường.
(2) Hợp chất hữu cơ lưỡng tính.
(3) Tương đối dễ tan trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao.
(4) Tham gia được phản ứng trùng ngưng.
(5) Tham gia phản ứng este hóa.
(6) Tham gia phản ứng màu biure.
Số tính chất đúng là

A. 6.          B. 5.          C. 4.          D. 3.

(Xem giải) Câu 35. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và fructozơ đều bị khử bởi H2.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là

A. 2          B. 1          C. 3          D. 4

(Xem giải) Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
(b) Các este chỉ được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.
(c) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
(đ) Anilin phản ứng với axit HCl tạo ra muối phenylamoni clorua.
(e) Trong phân tử amilopectin các mắc xích α-glucozo chỉ được nối với nhau bởi liên kết α-1,6-glicozit.
(f) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
Số nhận định đúng là

A. 3          B. 2          C. 5          D. 1

(Xem giải) Câu 37. Cho các phát biểu
(a) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.
(b) Muối đinatri glutamat là thành phần chính của bột ngọt.
(c) Tơ lapsan bền về mặt cơ học, bền với nhiệt, axit, kiềm hơn nilon nên được dùng để dệt vải may mặc.
(d) Đipeptit và tripeptit không thể phân biệt bằng thuốc thử là Cu(OH)2.
(e) Trong phân tử amilozơ tồn tại liên kết α- 1,6 – glicozit.
Số câu phát biểu không đúng là

A. 2          B. 4          C. 3          D. 1

(Xem giải) Câu 38. Cho các phát biểu sau đây:
1. Glucozo được gọi là đường nho đó có nhiều trong quả nho chín
2. Chất béo là đieste của glyxerol với axit béo
3. Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh
4. Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn
5. Trong mật ong chứa nhiều fructozo
6. Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người
7. Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ
Số phát biểu đúng là

A. 6          B. 3          C. 5          D. 4

(Xem giải) Câu 39. Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân.
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.
(5) Thuỷ phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là

A. 3.          B. 4.          C. 5.          D. 2.

(Xem giải) Câu 40. Cho các phát biểu sau:
1. Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ.
2. Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng.
3. Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin
4. Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ
5. Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng
6. Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn.
Số nhận xét đúng là:

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 2)

A. 4          B. 3          C. 5          D. 6

(Xem giải) Câu 41. Cho các phát biểu sau :
(1) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit
(2) Anilin có tính bazo và làm xanh quì tím
(3) Anilin có phản ứng với nước Brom dư tạo p-Bromanilin
(4) Tất cả các amin đơn chức đều chứa 1 số lẻ nguyên tử H trong phân tử
(5) Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc
(6) Nhờ tính bazo, anilin tác dụng với dung dịch brom
(7) Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất
(8) Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch dimetylamin thấy xuất hiện màu xanh
Số phát biểu sai là :

A. 4          B. 3          C. 5          D. 2

(Xem giải) Câu 42. Có các phát biểu sau
(1) Trong công nghiệp, glixerol được dùng để sản xuất chất béo.
(2) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(3) Để khử mùi tanh của cá người ta thường dùng dung dịch dấm ăn.
(4) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
(5) Cả xenlulozơ và amilozơ đều được dùng để sản xuất tơ sợi dệt vải.
(6) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
(7) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc đỏ tím.
Số phát biểu đúng là

A. 3.          B. 5.          C. 6.          D. 4.

(Xem giải) Câu 43. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(b) Hidro hóa hoàn toàn chất béo rắn ta thu được chất béo lỏng.
(c) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa glixerol và các muối natri của axit béo.
(d) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(g) Metylamin là chất khí, mùi khai, dễ tan trong nước.
(h) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa 2 đipeptit.
Số phát biểu đúng là

A. 3.          B. 6.          C. 5.          D. 4.

(Xem giải) Câu 44. Cho các phát biẻu sau
(1) Glucozơ chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học.
(2) Phân tử saccarozơ do 2 gốc α–glucozơ và β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc α–glucozơ ở C1, gốc β–fructozơ ở C4 (C1–O–C4)
(3) Tinh bột có 2 loại liên kết α–[1,4]–glicozit và α–[1,6]–glicozit
(4) Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột, sau đó đun nóng thấy dung dịch có màu xanh tím
(5) Ở nhiệt độ thường: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, amilozơ đều là chất rắn kết tinh dễ tan trong nước và dung dịch của chúng đều hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam
(6) Xenlulozo là nguyên liệu được sử dụng để điều chế thuốc nổ không khói, tơ axetat, tơ visco
Số câu phát biểu không đúng là :

A. 5          B. 2          C. 3          D. 4

(Xem giải) Câu 45. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:

A. 6          B. 3          C. 5          D. 4

(Xem giải) Câu 46. Cho các nhận định sau:
(1) Trong phân tử glucozơ và fructozơ đều chứa nhóm hiđroxyl (-OH).
(2) Glucozơ và fructozơ đều cho được phản ứng tráng gương.
(3) Ở điều kiện thường, Cu(OH)2 có thể phân biệt được glucozơ và glyxerol.
(4) Glucozơ oxi hóa được Br2 trong dung dịch, thu được axit gluconic và axit bromhiđric.
(5) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu dạng β vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh.
(6) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Số nhận định đúng là.

A. 4          B. 3          C. 2          D. 5

(Xem giải) Câu 47. Cho các phát biểu sau:
(1) Oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được axit gluconic.
(2) Ở nhiệt độ thường, anilin là chất lỏng, ít tan hoặc không tan trong nước.
(3) Glyxerol hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
(4) Thủy phân 1 mol chất béo luôn cần 3 mol NaOH trong dung dịch.
(5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(6) Các aminoaxit đều có tính lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là.

A. 2.          B. 3.          C. 4.          D. 5.

(Xem giải) Câu 48. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
(b) Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
(c) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
(d) Peptit Gly–Ala có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
(e) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-aminoaxit.
(f) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
Số phát biểu đúng là:

A. 5          B. 4          C. 3          D. 2

(Xem giải) Câu 49. Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và anđehit fomic.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.
(d) Tinh bột thuộc loại đisaccarit.
(e) Khi thủy phân anbumin của lòng trắng trứng, thu được α-amino axit.
(f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là

A. 4          B. 2          C. 5          D. 3

(Xem giải) Câu 50. Cho các phát biểu về nhóm cacbohidrat:
a) Nhóm này còn được gọi là gluxit hay saccarit có công thức chung là Cn(H2O)m.
b) Khử hoàn toàn glucozo thu được hexan chứng tỏ glucozo có 6 nguyên tử C trong phân tử ở dạng mạch hở.
c) Fructozo chuyển thành glucozo trong môi trường kiềm.
d) Ở dạng mạch hở, fructozo và glucozo là đồng phân vị trí nhóm chức.
e) Trong cơ thể người, tinh bột thủy phân thành glucozo nhờ các enzym.
Số phát biểu đúng là ?

A. 2.          B. 3.          C. 4.          D. 5

2
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Neutrino

Bao giờ web thi thử mới hoạt động vậy ad?

maxngu

ad có thể tổng hợp lý thuyết phần polime hay tổng hợp bài tập phần này được ko ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!