Bài tập Hidrocacbon (Phần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là

A. C3H4.           B. C3H6.           C. C2H4.           D. C4H8.

(Xem giải) Câu 2: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là

A. propen và but-2-en (hoặc buten-2).           B. eten và but-1-en (hoặc buten-1).

C. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).           D. eten và but-2-en (hoặc buten-2).

(Xem giải) Câu 3: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là

A. 30.           B. 10.           C. 20.           D. 40.

(Xem giải) Câu 4: Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Công thức phân tử của X là

A. C3H4.           B. C3H8.           C. C3H6.           D. C4H8.

(Xem giải) Câu 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là:

A. anđehit axetic, butin-1, etilen.           B. anđehit fomic, axetilen, etilen.

C. anđehit axetic, axetilen, butin-2.           D. axit fomic, vinylaxetilen, propin.

(Xem giải) Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí Y gồm hiđrocacbon no X và CO thu được 17,6 gam CO2 và 7,2 gam hơi nước. Tỷ khối của hỗn hợp khí Y so với khí Hiđro lớn hơn 15. Số mol mỗi khí trong hỗn hợp Y là:

A. C3H6 0,1 mol; CO 0,2 mol.      B. C4H10 0,08 mol; CO 0,08 mol.

C. C3H8 0,1 mol; CO 0,2 mol.      D. C2H6 0,1 mol; CO 0,1 mol.

(Xem giải) Câu 7: Khi đốt 0,1 mol một chất X (dẫn xuất của benzen), khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng, 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5C6H4OH.           B. HOCH2C6H4COOH.           C. HOC6H4CH2OH.           D. C6H4(OH)2.

(Xem giải) Câu 8: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là

A. 3,3-đimetylhecxan.           B. 2,2-đimetylpropan.           C. isopentan.           D. 2,2,3-trimetylpentan.

(Xem giải) Câu 9: Oxi hoá 4,48 lít C2H4 (ở đktc) bằng O2 (xúc tác PdCl2, CuCl2), thu được chất X đơn chức. Toàn bộ lượng chất X trên cho tác dụng với HCN (dư) thì được 7,1 gam CH3CH(CN)OH (xianohiđrin). Hiệu suất quá trình tạo CH3CH(CN)OH từ C2H4 là

A. 70%.           B. 50%.           C. 60%.           D. 80%.

(Xem giải) Câu 10: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là

A. 1,04 gam.           B. 1,32 gam.           C. 1,64 gam.           D. 1,20 gam.

(Xem giải) Câu 11: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là

Bạn đã xem chưa:  Bài toán về cộng, tách H2, cracking (Phần 5)

A. 2.           B. 4.           C. 3.           D. 5.

(Xem giải) Câu 12: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là

A. 20,40 gam.           B. 18,60 gam.           C. 18,96 gam.           D. 16,80 gam.

(Xem giải) Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)

A. 358,4.           B. 448,0.           C. 286,7.           D. 224,0.

(Xem giải) Câu 14: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là

A. C6H14.           B. C3H8.           C. C4H10.           D. C5H12.

(Xem giải) Câu 15: Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là

A. 2.           B. 3.           C. 1.           D. 4.

(Xem giải) Câu 16: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là

A.2.           B. 3.           C. 5.           D. 4.

(Xem giải) Câu 17: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)

A.CH4 và C3H6.           B. C2H6 và C3H6.           C. CH4 và C3H4.           D. CH4 và C2H4.

(Xem giải) Câu 18: Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ, có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là

A.4.           B. 2.           C. 3.           D. 5.

(Xem giải) Câu 19: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng

A. ankin.           B. ankan.           C. ankađien.           D. anken.

(Xem giải) Câu 20: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 7.           B. 5.           C. 6.           D. 8.

(Xem giải) Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là

A. C2H4.           B. CH4.           C. C2H6.           D. C3H8.

(Xem giải) Câu 22: Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của

Bạn đã xem chưa:  [2018 - 2019] Kiểm tra định kỳ Hóa 11 trường Quốc Học (Đề 2)

A. anken.           B. ankan.           C. ankađien.           D. ankin.

(Xem giải) Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là

A . 11,1.           B. 12,9.           C. 22,2.           D. 25,8.

(Xem giải) Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là

A. 50% và 50%.           B. 75% và 25%.           C. 20% và 80%.           D. 35% và 65%.

(Xem giải) Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1 : 1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là

A. 2-Metylbutan.           B. 2-Metylpropan.           C. etan.           D. 2,2-Đimetylpropan

(Xem giải) Câu 26: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là

A. xiclohexan.           B. xiclopropan.           C. stiren.           D. etilen.

(Xem giải) Câu 27: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là

A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2.           B. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2.

C. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4.           D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.

(Xem giải) Câu 28: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

A. 20%.           B. 25%.           C. 50%.           D. 40%.

(Xem giải) Câu 29: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là

A. 16,0.           B. 3,2.           C. 8,0.           D. 32,0.

(Xem giải) Câu 30: Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, t°), cho cùng một sản phẩm là:

A. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en.           B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.

C. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.           D. 2-metylpropen, cis-but-2-en và xiclobutan.

(Xem giải) Câu 31: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là

A. CH2=C(CH3)2.           B. CH2=CH2.

C. CH2=CH-CH2-CH3.           D. CH3-CH=CH-CH3.

(Xem giải) Câu 32: Cho các hợp chất hữu cơ: (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở; (5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức. Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là:

Bạn đã xem chưa:  Bài toán về cộng, tách H2, cracking (Phần 4)

A. (1), (3), (5), (6), (8).           B. (3), (4), (6), (7), (10).

C. (3), (5), (6), (8), (9).           D. (2), (3), (5), (7), (9).

(Xem giải) Câu 33: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.

B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.

D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

(Xem giải) Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là

A. 20%.           B. 50%.           C. 25%.           D. 40%.

(Xem giải) Câu 35: Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là

A. but-1-en.           B. xiclopropan.           C. but-2-en.           D. propilen.

(Xem giải) Câu 36: Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau: Benzen → Nitrobenzen → Anilin. Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là

A. 186,0 gam           B. 111,6 gam           C. 55,8 gam           D. 93,0 gam

(Xem giải) Câu 37: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là

A. 0,585.           B. 0,620.           C. 0,205.           D. 0,328.

(Xem giải) Câu 38: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là

A. CH4 và C2H6.           B. C2H4 và C3H6.           C. C2H6 và C3H8.           D. C3H6 và C4H8.

(Xem giải) Câu 39: Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là

A. 3-etylpent-3-en.           B. 2-etylpent-2-en.           C. 3-etylpent-2-en.           D. 3-etylpent-1-en.

(Xem giải) Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là

A. C3H8.           B. C2H6.           C. C3H4.           D. C3H6.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!