Đề thi thử kỳ thi Olympic 30/4 mở rộng (Hóa 10 – Đề 02)

Câu 1. Hợp chất ion cấu tạo từ cation M+ và anion X22- có công thức M2X2 và có tổng số các loại hạt là 164; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tìm công thức phân tử của hợp chất ion trên.

Xem giải

Câu 2. Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

            (a) FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O.

            (b) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO + N2O + H2O.

            (c) CuFeS2 + Fe2(SO4)3 + O2 + H2O → CuSO4 + FeSO4 + H2SO4.

            (d) MnSO4 + PbO2 + HNO3 → HMnO4 + Pb(NO3)2 + PbSO4 + H2O.

Câu 3. Muối ăn có lẫn các muối: Na2SO4, NaBr, MgCl2, CaCl2, CaSO4. Dùng phương pháp hóa học để thu được muối ăn tinh khiết. Viết phương trình phản ứng minh họa.

Xem giải

Câu 4. Thực hiện các thí nghiệm sau:

– Nhiệt phân hoàn toàn KMnO4, thu được khí X.

– Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng thu được khí Y.

– Cho bột Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí Z không màu, mùi hắc.

– Cho sunfua kẽm vào dung dịch HCl loãng, dư thu được khí T.

– Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được khí P.

Cho các khí X, Y, Z, T, P lần lượt tác dụng với nhau, trường hợp nào có phản ứng xảy ra, viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện từng phản ứng nếu có).

Bạn đã xem chưa:  [2022 - 2023] Thi học sinh giỏi lớp 10 - Hà Nội

Xem giải

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam Fe2O3 cần dùng vừa đủ dung dịch HNO3 17,01% thu được dung dịch X. Làm lạnh dung dịch X thấy tách ra 28,28 gam muối ngậm nước; đồng thời thu được dung dịch Y có nồng độ 14,3026%. Xác định công thức của muối ngậm nước.

Xem giải

Câu 6. Hòa tan 30,18 gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 đến dư vào X. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol kết tủa theo số mol khí CO2 bị hấp thụ.

Xem giải

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam bột Mg cần dùng vừa đủ 58,8 gam dung dịch H2SO4 80%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí SO2 duy nhất, dung dịch X và m gam rắn Y. Trộn m gam Y với 4,375m gam kim loại M rồi đun nóng trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được rắn Z. Hòa tan hoàn toàn Z trong dung dịch HCl loãng, dư thu được hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H2 là 7,4. Biết rằng kim loại M tham gia phản ứng thể hiện hóa trị 2.

a. Viết phương trình phản ứng.

b. Xác định kim loại M.

Xem giải

Câu 8. Cho a gam hỗn hợp gồm Na và K vào dung dịch HCl loãng, dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (a + 31,95) gam muối khan. Nếu cho 2a gam X vào nước dư, thu được dung dịch Z. Cho từ từ đến hết 500 ml dung dịch AlCl3 1M vào Z, thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m.

Bạn đã xem chưa:  Đề thi Học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Xem giải

Câu 9. Nung 22,0 gam hỗn hợp gồm Zn và S trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí Y và còn lại 0,64 gam rắn không tan. Dẫn toàn bộ Y vào 105 gam dung dịch KOH 16%, thu được dung dịch Z. Tính nồng độ phần trăm các muối trong Z.

Xem giải

Câu 10. Nung nóng 83,68 gam hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2, KCl đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được rắn Y gồm CaCl2, KCl và một thể tích oxi vừa đủ để oxi hóa SO2 thành SO3 để điều chế 191,1 gam dung dịch H2SO4 80%. Cho rắn Y tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được dung dịch Z và kết tủa T. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong X. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của KClO3 trong X?

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!