200 câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ (Phần 4)

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

151B 152B 153C 154B 155A 156A 157C 158B 159C 160A
161D 162B 163D 164A 165B 166B 167A 168A 169A 170C
171B 172B 173C 174C 175C 176C 177C 178D 179D 180B
181C 182D 183B 184B 185C 186B 187B 188D 189B 190B
191C 192A 193B 194B 195B 196D 197C 198C 199C 200D

(Xem giải) Câu 151. Fe(NO3)2 là sản phẩm của phản ứng

A. FeO + dung dịch HNO3.         B. dung dịch FeSO4 + dung dịch Ba(NO3)2.

C. Ag + dung dịch Fe(NO3)3.       D. A hoặc B đều đúng.

(Xem giải) Câu 152. Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại kiềm là :

A. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân

B. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân nóng chảy

C. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân dung dịch

D. B, C đều đúng

(Xem giải) Câu 153. Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm người ta dùng cách nào sau đây?

A. Ngâm trong nước       B. Ngâm trong rượu

C. Ngâm trong dầu hỏa       D. Bảo quản trong khí amoniac

(Xem giải) Câu 154. Thạch cao nung được điều chế bằng cách nung thạch cao sống CaSO4.2H2O ở 180°C. Công thức của thạch cao nung là:

A. 4CaSO4.H2O       B. CaSO4.H2O       C. CaCO3.H2O       D. CaSO4

(Xem giải) Câu 155. Cho dung dịch Na2CO3 từ từ vào dung dịch HCl dư. Cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra?

A. có khí bay ra       B. ban đầu chưa có khí, một thời gian sau có khí bay ra.

C. tốc độ khí thoát ra chậm dần.       C. không có hiện tượng gì.

(Xem giải) Câu 156. Cho Ca vào dung dịch NH4HCO3. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra?

A. có kết tủa trắng và khí mùi khai bay lên.       B. có khí mùi khai bay lên

C. có kết tủa trắng       D. có kết tủa xanh và có khí mùi khai bay lên

(Xem giải) Câu 157. Cho các chất sau: HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3 và CO2. Hãy cho biết chất nào tác dụng với dung dịch FeCl3?

A. HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3 và CO2       B. HCl, KI, Al, Cu, AgNO3.

C. KI, Al, Cu, AgNO3.       D. Al, Cu, AgNO3.

(Xem giải) Câu 158. Chất nào sau đây tác dụng với Cu

A. dung dịch HCl       B. dung dịch HNO3 loãng

C. H2SO4 loãng       D. dung dịch CuCl2.

(Xem giải) Câu 159. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch chứa Fe(NO3)2 sau đó đem để ngoài không khí, hãy cho biết hiện tượng nào sẽ quan sát được sau đây?

A. kết tủa trắng xanh xuất hiện sau đó kết tủa tan.

B. có kết tủa nâu xuất hiện sau đó chuyển sang màu trắng xanh.

C. kết tủa trắng xanh xuất hiện sau đó hoá nâu ngoài không khí.

D. có kết tủa trắng xanh sau đó hoá nâu rồi tan.

(Xem giải) Câu 160. Có 2 chất rắn là FeCl2 và FeCl3. Thuốc thử nào sau đây có thể sử dụng để nhận biết được 2 chất rắn đó?

A. dung dịch NaOH       B. dung dịch KMnO4 + H2SO4 loãng

C. dung dịch AgNO3       D. dung dịch NaCl

(Xem giải) Câu 161. Cho một oxit của Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 vào dung dịch X thấy dung dịch KMnO4 mất màu. Hãy cho biết công thức của oxit đó.

A. FeO       B. Fe3O4       C. Fe2O3       D. FeO hoặc Fe3O4.

(Xem giải) Câu 162. Có 3 chất rắn là FeCl2, Fe(NO3)2 và Fe2(SO4)3. Dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau để phân biệt được 3 chất rắn đó.

A. dung dịch HCl       B. dung dịch KMnO4 + H2SO4 loãng.       C. dung dịch BaCl2       D. Cu.

(Xem giải) Câu 163. Vai trò của criolit trong phản ứng điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3?

A. do tạo với Al2O3 một hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp nên giảm năng lượng trong quá trình điện phân nóng chảy.

Bạn đã xem chưa:  200 câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ (Phần 1)

B. do có tỷ khối nhỏ hơn nhôm nên ngăn không cho Al nóng chảy mới sinh tác dụng với oxi.

C. do điện ly ra các ion Na+, F- và Al3+ nên làm tăng tính dẫn điện của hỗn hợp điện phân.

D. cả 3 yếu tố trên.

(Xem giải) Câu 164. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?

A. có kết tủa trắng sau đó kết tủa tan và thu được dung dịch trong suốt

B. có kết tủa trắng dạng keo xuất hiện.

C. có kết tủa trắng sau đó kết tủa tan và thu được dung dịch ở dạng đục.

D. có kết tủa trắng dạng keo xuất hiện và có khí bay lên.

(Xem giải) Câu 165. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH?

A. có kết tủa trắng dạng keo xuất hiện.

B. ban đầu không có hiện tượng gì sau đó có kết tủa trắng dạng keo xuất hiện.

C. có kết tủa trắng sau đó kết tủa tan và thu được dung dịch trong suốt.

D. ban đầu có kết tủa trắng tan ngay sau đó và có kết tủa trắng không tan.

(Xem giải) Câu 166. Thuốc thử nào có thể sử dụng để phân biệt các chất rắn sau: Al, Al2O3, Mg.

A. H2O       B. dung dịch NaOH       C. dung dịch HCl       D. dung dịch CH3COOH

(Xem giải) Câu 167. Hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt 3 dung dịch sau: NaCl, CaCl2 và AlCl3.

A. Na2CO3       B. H2SO4 loãng.       C. dung dịch Na2SO4       D. dung dịch HCl.

(Xem giải) Câu 168. Có các chất rắn sau: CaO, Ca, Al2O3 và Na. Hoá chất nào có thể sử dụng để phân biệt các chất rắn đó.

A. H2O       B. dung dịch H2SO4 loãng       C. dung dịch HCl       D. dung dịch NaOH loãng.

(Xem giải) Câu 169. Hiện tượng nào xảy ra khi sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3?

A. chỉ có kết tủa trắng xuất hiện.       B. có kết tủa trắng xuất hiện sau đó kết tủa trắng tan hoàn toàn.

C. có kết tủa trắng và có khói trắng xuất hiện.       D. có kết tủa trắng và khí H2 bay ra.

(Xem giải) Câu 170. Cho dung dịch HCl từ từ vào dung dịch chứa đồng thời NaOH và NaAlO2 đến dư. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra?

A. Có kết tủa trắng xuất hiện sau đó kết tủa tan ra.

B. Ban đầu chưa có kết tủa sau đó có kết tủa trắng xuất hiện

C. Ban đầu chưa có kết tủa sau đó có kết tủa trắng xuất hiện và tiếp sau đó kết tủa lại tan.

D. không xác định được hiện tượng.

(Xem giải) Câu 171. Trong công nghiệp hiện đại nhôm được sản xuất bằng phương pháp nào sau đây?

A. Điện phân muối AlCl3 nóng chảy       B. Điện phân Al2O3 nóng chảy

C. Dùng Kali để khử AlCl3 nóng chảy       D. Dùng CO để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao

(Xem giải) Câu 172. Ion Fe3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5. Vậy nguyên tử Fe sẽ có cấu hình là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d5.       B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8.       D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2.

(Xem giải) Câu 173. Một miếng kim loại Bạc bị bám một ít sắt trên bề mặt, ta có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ tạp chất sắt ra khỏi Bạc:

A. Dung dịch H2SO4 đặc nóng.       B. Dung dịch HNO3 loãng.

C. Dung dịch FeCl3 dư.       D. dung dịch NaOH dư.

(Xem giải) Câu 174. Mô tả hiện tượng xảy ra khí cho vài giọt dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3:

A. Dung dịch xuất hiện kết tủa màu đen.

B. Dung dịch xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh để một lúc chuyển thành màu nâu đỏ.

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết trong đề thi THPT của Bộ Giáo Dục (Phần 4)

C. Dung dịch xuất hiện kết tủa màu vàng.

D. Không có hiện tượng gì.

(Xem giải) Câu 175. Nhúng một lá Fe kim loại vào các dung dịch muối AgNO3 (1), Al(NO3)3 (2), Cu(NO3)2 (3), Fe(NO3)3 (4). Các dung dịch có thể phản ứng với Fe là:

A. 1 và 3       B. 1 và 2       C. 1, 3 và 4       D. Tất cả.

(Xem giải) Câu 176. Mô tả hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch FeSO4 vào dung dịch KMnO4 + H2SO4 cho tới dư:

A. Không có hiện tượng gì xảy ra.

B. Dung dịch xuất hiện kết tủa màu tím đen.

C. Màu tím của dung dịch nhạt dần, dung dịch thu được có màu vàng.

D. Màu tím của dung dịch nhạt dần rồi mất màu và dung dịch thu được không màu.

(Xem giải) Câu 177. Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 là:

A. Chỉ sủi bọt khí       B. Chỉ xuất hiện kết tủa nâu đỏ

C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ và sủi bọt khí       D. Xuất hiện kết tủa trắng hơi xanh và sủi bọt khí

(Xem giải) Câu 178. Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp: Fe + FeO; Fe + Fe2O3; FeO + Fe2O3. Để nhận biết lọ đựng FeO + Fe2O3 ta dùng thuốc thử là:

A. Dung dịch HCl       B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. Dung dịch HNO3 đặc       D. Cả (a) và (b) đều đúng.

(Xem giải) Câu 179. Nhận biết 3 dung dịch FeCl3, FeCl2, AlCl3 ở 3 bình mất nhãn mà chỉ dùng một thuốc thử. Thuốc thử đó là:

A. Dung dịch NaOH       B. Dung dịch KOH

C. Dung dịch Ba(OH)2       D. Cả (A), (B), (C) đều đúng

(Xem giải) Câu 180. Có 4 kim loại ở 4 lọ mất nhãn: Al, Fe, Mg, Ag. Hãy dùng 2 thuốc thử để nhận biết.Hai thuốc thử đó là:

A. Dung dịch HCl và dung dịch NH3       B. Dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH

C. Dung dịch H2SO4 và dung dịch NH3       D. Tất cả đều đúng

(Xem giải) Câu 181. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?

A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.

C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

(Xem giải) Câu 182. Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3; 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2. Phát biểu đúng là:

A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br-.

B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.

C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.

D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.

(Xem giải) Câu 183. Khẳng định nào sau đây là đúng?
(1) Cu có thể tan trong dung dịch Fe2(SO4)3
(2) Hỗn hợp gồm Cu, Fe2O3, Fe3O4 có số mol Cu bằng ½ tổng số mol Fe2O3 và Fe3O4 có thể tan hết trong dung dịch HCl
(3) Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2
(4) Cặp oxi hóa khử MnO4–/Mn2+ có thế điện cực lớn hơn cặp Fe3+/Fe2+

A. (1), (3)       B. (1), (2), (4)       C. (1), (4)       D. Tất cả đều đúng

(Xem giải) Câu 184. Cho các phản ứng sau:
(1) H2O2 + KMnO4 + H2SO4 →            (2) H2O2 + KI →
(3) H2O2 + Cl2 →                                  (4) H2O2 + K2Cr2O7 + H2SO4 →
Phản ứng nào chứng tỏ H2O2 là chất oxi hóa

A. (1)       B. (2)       C. (3)       D. (4)

(Xem giải) Câu 185. Cho các phản ứng sau:
(1) H2O2 + KI →                                 (2) FeCl3 + Cu →
(3) MnO2 + HCl →                              (4) Fe(NO3)2 + AgNO3 →
(5) H2O2 + KMnO4 + H2SO4 →        (6) HI + H2SO4 đặc nóng →
Có bao nhiêu phản ứng tạo ra đơn chất:

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 1)

A. 2       B. 3       C. 5       D. 6

(Xem giải) Câu 186. CH3COOH điện li theo cân bằng sau: CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+. Cho biết độ điện li của CH3COOH tăng khi nào?

A. Thêm vài giọt dung dịch HCl.         B. Thêm vài giọt dung dịch NaOH.

C. Thêm vài giọt dung dịch CH3COONa.       D. Cả A và B.

(Xem giải) Câu 187. Cho các bột trắng K2O, MgO, Al2O3, Al4C3. Để phân biệt các chất trên chỉ cần dùng thêm

A. dung dịch HCl.       B. H2O.       C. dung dịch NaOH.       D. dung dịch H2SO4.

(Xem giải) Câu 188. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá khử?

A. (NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O

B. 4NH3 + Zn(OH)2 → [Zn(NH3)4](OH)2

C. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

(Xem giải) Câu 189. Axit nào sau đây không đựng được trong lọ thủy tinh:

A. HCl       B. HF       C. H2SO4 đặc       D. HNO3 đặc

(Xem giải) Câu 190. Cho hai muối X, Y thõa mãn điều kiện sau:
X + Y → không xảy ra phản ứng
X + Cu → không xảy ra phản ứng
Y + Cu → không xảy ra phản ứng
X + Y + Cu → xảy ra phản ứng
X, Y là muối nào dưới đây?

A. NaNO3 và NaHCO3.       B. NaNO3 và NaHSO4.

C. Fe(NO3)3 và NaHSO4.       D. Mg(NO3)2 và KNO3.

(Xem giải) Câu 191. Cho hỗn hợp các chất rắn sau vào nước dư thì thu được các khí nào: Na, NH4Cl, Al4C3, CaCO3

A. Cl2, H2, CO2       B. N2, Cl2, H2       C. H2, NH3, CH4       D. NH3, CO2, H2

(Xem giải) Câu 192. Nung hỗn hợp các chất rắn sau: KClO3, Fe(NO3)3, CaCO3, KMnO4, KNO3 đến khi khối lượng không đổi thì thu được các chất khí nào:

A. O2, NO2, CO2       B. Cl2, NO2, O2       C. CO2, O2, NO         D. Cl2, CO2, O2

(Xem giải) Câu 193. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
A + HCl → B + D                          B + Cl2 → F
E + NaOH → H + NaNO3            A + HNO3 → E + NO + D
B + NaOH → G + NaCl               G + I + D → H
Các chất A, G, H là

A. CuO, CuOH và Cu(OH)2.       B. FeO, Fe(OH)2 và Fe(OH)3.

C. PbO, PbCl2 và Pb(OH)4.       D. Cu, Cu(OH)2 và CuOH.

(Xem giải) Câu 194. Người ta có thể dùng thuốc thử theo thứ tự như thế nào dể nhận biết 3 khí: N2, SO2, CO2?

A. Chỉ dùng dung dịch Ca(OH)2.

B. Dùng dung dịch nước vôi trong sau đó dùng dung dịch Br2.

C. Dùng dung dịch Br2 sau đó dùng dung dịch KMnO4

D. Dùng dung dịch Br2

(Xem giải) Câu 195. Cho hai phản ứng:
(1) 2P + 5Cl2 → 2PCl5
(2) 6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl
Trong hai phản ứng trên, P đóng vai trò là

A. chất oxi hoá.       B. chất khử.

C. tự oxi hoá khử.       D. chất oxi hóa ở (1), chất khử ở (2).

(Xem giải) Câu 196. Dãy chất nào sau đây là lưỡng tính?

A. ZnO, Al2O3, FeO, Pb(OH)2.       B. Al(OH)3, Cr(OH)3, Ca(OH)2, Sn(OH)2.

C. HSO4-, NH4+, HS-, Zn(OH)2.       D. HCO3-, H2O, Zn(OH)2, Al2O3.

(Xem giải) Câu 197. Phèn chua có công thức nào sau đây?

A. Al2(SO4)3.       B. K2SO4. Al2(SO4)3.12H2O.

C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.       D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

(Xem giải) Câu 198. Dung dịch chứa hỗn hợp nào sau đây được gọi là nước Javen?

A. NaCl + NaClO3.       B. NaCl + NaClO2.       C. NaCl + NaClO.       D. CaOCl2 + CaCl2.

(Xem giải) Câu 199. Cho dung dịch có chứa các ion: Na+, NH4+, CO32-, PO43-, NO3-, SO42-. Dùng hóa chất nào để loại được nhiều anion nhất?

A. BaCl2.       B. MgCl2.       C. Ba(NO3)2.       D. NaOH.

(Xem giải) Câu 200. Cần lấy những muối nào để pha chế được dung dịch có các ion: Na+, Cu2+, SO42-, NO3-, Cl-?

A. NaCl, CuSO4, NaNO3.         B. Na2SO4, CuCl2, Cu(NO3)2.

C. Na2SO4, NaCl, Cu(NO3)2.       D. A, B, C đều đúng.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!